Quá trình phát triển tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư phát triển việt nam chi nhánh bình phước (Trang 56 - 58)

2.2. Thực trạng hiệu quả tín dụng bán lẻ tại BIDV Bình Phước

2.2.1. Quá trình phát triển tín dụng bán lẻ

Giai đoạn 1: Trước năm 2010

Trong giai đoạn này, BIDV nói chung, BIDV Bình Phước nói riêng vẫn chưa thực sự chú trọng đến hoạt động Ngân hàng bán lẻ. Các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng bán lẻ còn khá sơ sài. BIDV Bình Phước trong giai đoạn này vẫn tập trung

vào phát triển quan hệ khách hàng doanh nghiệp. Lợi nhuận mang lại từ các dịch vụ Ngân hàng bán lẻ còn thấp, số lượng các dịch vụ Ngân hàng bán lẻ còn ít, chủ yếu là dịch vụ TDBL, phát hành thẻ, thanh toán lương, chuyển tiền… Các dịch vụ Ngân hàng điện tử chưa có.

Trong giai đoạn này, các dịch vụ NHBL của BIDV Bình Phước chủ yếu phục vụ cho đối tượng là khách hàng công nhân viên của các sở, ban ngành trên địa bàn thị xã Đồng Xoài. Lĩnh vực tín dụng chủ yếu là cho vay tiêu dùng với số lượng thấp và cho vay cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh. Chưa có sự chuyên môn hóa trong công việc khi một nhân viên có thể thực hiện cả nghiệp vụ cho vay doanh nghiệp và cá nhân. Bộ phận thanh toán quốc tế chưa có. Một số dịch vụ NHBL chưa được triển khai mặc dù các nhu cầu của dân cư đã xuất hiện.

Giai đoạn 2: Từ năm 2010 đến ngày 01/06/2011

Nghị quyết 1235/NQ-HĐQT ngày 21/12/2009 của Hội đồng quản trị BIDV Việt Nam về “Tổng kết, đánh giá hoạt động NHBL BIDV giai đoạn 2006-2009, định hướng phát triển giai đoạn 2010-2012, tầm nhìn tới 2015” đánh dấu một bước ngoặt trong toàn hệ thống BIDV về lĩnh vực Ngân hàng bán lẻ. Nghị quyết cho thấy một cái nhìn mới, một sự sang trang trong hoạt động kinh doanh của BIDV. Kể từ đây, BIDV thực sự xem hoạt động Ngân hàng bán lẻ là một hướng đi chủ đạo trong hoạt động kinh doanh của mình. Đây cũng là bước ngoặt cho BIDV Bình Phước,

đặc biệt là hoạt động TDBL tại BIDV Bình Phướcbắt đầu những bước phát triển mới. Hàng loạt các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng bán lẻ được cung cấp tới khách hàng, trong đó có nhiều sản phẩm TDBL mới. Công nghệ thông tin được nâng cấp, các dịch vụ Ngân hàng điện tử dần ra đời, dịch vụ thanh toán ngày càng sôi động và đa dạng.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này, sự chuyên môn hóa trong công việc vẫn chưa được thể hiện rõ. Bộ phận giao dịch khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vẫn thực hiện chung. Bộ phận quan hệ khách hàng doanh nghiệp và cá nhân vẫn thuộc cùng một phòng gọi chung là phòng Quan hệ khách hàng. Cán bộ quan hệ khách hàng chưa thực hiện đầy đủ các chức năng của mình một cách toàn diện mà chỉ thiên về lĩnh vực cho vay mặc dù đã có sự phân định cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Số lượng cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân còn rất ít, chưa tương xứng với tiềm năng của Chi nhánh.

Giai đoạn 3: Từ ngày 01/06/2011 đến nay

Ngày 01/06/2011, Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân ra đời(nay đổi tên là Phòng Khách hàng cá nhân), đánh dấu một bước phát triển mới trong công tác bán lẻ tại Chi nhánh nói chung là TDBL nói riêng. Chức năng của phòng rất đa dạng, bao gồm việc nghiên cứu, tiếp thị, thực hiện các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng bán lẻ từ cho vay đến huy động vốn, phát hành thẻ tín dụng, tiếp thị các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng bán lẻ đến các cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn, tham mưu cho ban lãnh đạo Chi nhánh trong các hoạt động Ngân hàng bán lẻ. Trong đó, TDBL vẫn là nhiệm vụ then chốt của phòng, hoạt động tín cụng bán lẻ tại Chi nhánh được “chuyên canh”.

Cũng trong giai đoạn này, hoạt động Ngân hàng điện tử cũng được triển khai và thực hiện, trình độ công nghệ được nâng cấp. Các dịch vụ Ngân hàng bán lẻ nói chung và TDBL nói riêng được cung ứng một cách đa dạng, phong phú, đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Trình độ quản lý thông tin

khách hàng được nâng lên khi hoạt động quản lý hồ sơ thông tin khách hàng trực tuyến ra đời.

Phòng giao dịch Chơn Thành, Phước Long và Bình Long ra đời làm cho hoạt động bán lẻ trở nên sôi động hơn, tạo điều kiện cho hoạt động Ngân hàng bán lẻ phát triển. Mạng lưới giao dịch được mở rộng, tăng khả năng cạnh tranh, lợi nhuận bán lẻ đã được cải thiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư phát triển việt nam chi nhánh bình phước (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)