Tăng cường công tác kiểm soát tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư phát triển việt nam chi nhánh bình phước (Trang 109 - 110)

3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ tại BIDV Bình

3.2.5. Tăng cường công tác kiểm soát tín dụng bán lẻ

Kiểm soát tín dụng là một quá trình thu thập, xử lý các thông tin tài chính cũng như phi tài chính của khách hàng nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp. Việc kiểm tra, giám sát tín dụng thực sự trở nên cần thiết, đặc biệt là cơ sở để Ngân hàng thực hiện việc xếp hạng rủi ro tín dụng (RRTD) đối với khách hàng. Từ đó có thể xây dựng những biện pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro thích hợp.

Để hạn chế thông tin bất cân xứng dẫn đến những lựa chọn cho vay rủi ro cao trong hoạt động TDBL, trước hết cán bộ Ngân hàng phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, kiểm soát khoản vay và việc sử dụng vốn vay, thực hiện kiểm tra, giám sát trước khi cho vay và sau khi cho vay. Đây là một khâu rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ của khách hàng, nhất là đối với TDBL với số lượng khách hàng lớn dễ dẫn đến những sai sót. Nếu việc kiểm tra không sâu sát, mang tính hình thức, đối phó thì rất dễ xảy ra rủi ro nhưng hiện nay lại bị các cán bộ Ngân hàng thực hiện không nghiêm túc. Tình trạng chung đang diễn ra là các Ngân hàng hơi khó khăn trong việc cho vay vốn nhưng khi đã giải ngân rồi thì lại lơ là trong việc kiểm soát, kiểm tra sau giải ngân, cho đến khi đến hạn mà không trả được nợ thì Ngân hàng mới chú ý nhưng thường là quá muộn.

Thiếu kiểm tra việc sử dụng vốn vay là nguyên nhân của khá nhiều món nợ xấu, quá hạn xảy ra. Hiện nay Ngân hàng chỉ đưa ra quy định là định kỳ sáu tháng mới kiểm tra lập báo cáo một lần do đó khó có thể kiểm soát được tình hình SXKD, tài chính cũng như mục đích sử dụng vốn và hiệu quả vay vốn của khách hàng một cách sâu sát và kịp thời để có biện pháp xử lý thích hợp. Vì vậy Ngân hàng cần phải chú trọng đến việc kiểm tra khách hàng trước, trong và sau khi cấp tín dụng nhiều hơn nữa, có thể tiến hành thường xuyên hàng tháng, hàng quý, hoặc kiểm tra đột xuất mà không báo trước.

Cán bộ Ngân hàng cần giám sát các danh mục tín dụng hiện có dựa trên mức độ RRTD cùng với giá trị tài sản đảm bảo nợ vay. Việc giám sát các khoản vay cần có trọng tâm, khoản vay càng được đánh giá kém thì càng phải kiểm soát thường xuyên và chặt chẽ hơn. Khi thấy khách hàng có các dấu hiệu rủi ro thì cán bộ Ngân hàng phải cảnh báo sớm và thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn hoặc thu hồi nợ kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư phát triển việt nam chi nhánh bình phước (Trang 109 - 110)