Kiến nghị đối với hệ thống BIDV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư phát triển việt nam chi nhánh bình phước (Trang 113 - 115)

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị đối với hệ thống BIDV

Thứ nhất, BIDV và Chi nhánh cần kiểm soát tín dụng một cách chặt chẽ nhằm phân loại khách hàng dựa trên những đóng góp lợi ích mà khách hàng mang lại cho Ngân hàng, thời gian giao dịch, uy tín với Ngân hàng, để từ đó phân loại khách hàng thành nhiều nhóm với những cấp độ rủi ro khác nhau. Đối với mỗi nhóm khách hàng, BIDV và Chi nhánh sẽ có những chính sách phù hợp cho những

Các chính sách ưu đãi phải có sự phân biệt rõ ràng giữa các nhóm khách hàng. Trên cơ sở đó, có chính sách về phí, thời hạn trả nợ, lãi suất ưu đãi linh hoạt cho những khách hàng có uy tín trả nợ tốt, hoạt động kinh doanh hiệu quả, tài sản đảm bảo thích hợp, đóng góp nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. Ngược lại, đối với những món vay nhỏ, khoản vay có mức độ rủi ro (cho vay không có tài sản đảm bảo, cho vay đầu tư dự án bất động sản,...) thì áp dụng mức lãi suất cao để bù đắp được những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng, đảm bảo hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Nhưng đối với các khoản vay tiềm ẩn nhiều rủi ro này cần phải có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ, và phải quy định giới hạn ở một tỷ lệ cụ thể có thể chấp nhận được, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

Có thể nói, việc xây dựng và hoàn thiện chính sách khách hàng đối với BIDV là tất yếu, nhất là trong tình hình cạnh tranh khốc liệt giữa các Ngân hàng với nhau như hiện nay nhằm giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới tiềm năng theo hướng đa dạng hóa thành phần từ cá nhân đến tổ chức kinh tế để vừa mở rộng thị phần, vừa phân tán rủi ro.

Bên cạnh đó, BIDV cần nâng cao sự phân cấp, phân quyền chủ động cho Chi nhánh trong việc mở rộng, phát triển hoạt động TDBL nói riêng và hoạt động tín dụng nói chung, gắn hoạt động này với những chỉ tiêu thi đua cụ thể hằng năm của các Chi nhánh để các đơn vị thi đua thực hiện.

Cần linh hoạt trong việc cấp hạn mức tín dụng cho từng Chi nhánh. Đối với các Chi nhánh đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhưng có hạn mức tín dụng thấp thì cần cấp hạn mức cao và ngược lại. Đồng thời phải có các biện pháp chế tài hợp lý đối với các Chi nhánh có nợ xấu cao.

Thứ hai, BIDV và Chi nhánh cần có những biện pháp chế tài như cắt, giảm lương, hạ thi đua trong việc giám sát việc thực thi quy trình TDBL. Hiện nay, quy trình tín dụng của BIDV nhìn chung đã tương đối hoàn chỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần sớm khắc phục như quá trình phối hợp giữa các phòng ban Hội sở và Chi nhánh cũng như trách nhiệm trong việc phân tích, thẩm định tín dụng của cán bộ chưa đạt hiệu quả cao.

Cần quy định rõ trách nhiệm và có chế độ thưởng phạt nghiêm minh đối với từng phòng ban và cá nhân trong quy trình tín dụng, nhằm rút ngắn thời gian nhưng vẫn đảm bảo chính xác và kiểm soát được RRTD. Tránh được việc lựa chọn cho vay các khách hàng không tốt, có rủi ro cao, hay tình trạng hồ sơ rút vốn đi lòng vòng qua nhiều bộ phận nhưng vẫn chưa thể giải ngân cho khách hàng do cán bộ khách hàng thiếu cẩn thận trong kiểm tra hồ sơ vay vốn.

Thứ ba, BIDV cần có các sản phẩm huy động vốn bán lẻ đa dạng và phong phú hơn mạng tính đặc thù của khu vực nhằm có sức hấp dẫn đối với khách hàng. Chẳng hạn như, lãi suất tiền gửi bậc thang, tiết kiệm gửi góp, hay thỉnh thoảng đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn như gửi tiền trúng thưởng, thưởng thêm lãi suất khi khách hàng gửi số tiền lớn để thu hút nguồn vốn bán lẻ mạnh hơn nữa nhằm đảm bảo cho việc phát triển dư nợ TDBL được thuận lợi hơn.

Thứ tư, BIDV cần tăng cường thêm nữa các chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với nhóm khách hàng tiềm năng, cũng như có chính sách khuyến khích phát triển TDBL. BIDV hiện đã có chính sách cho những khách hàng tốt mang lại hiệu quả cao cho Ngân hàng trong khi những khách hàng còn lại và khách hàng mới tiềm năng thì chưa có chính sách cụ thể, vì vậy không tạo được sự gắn bó cho nhóm khách hàng này, đồng thời khó thu hút những khách hàng có tiềm năng mới.

Thứ năm, BIDV cần đưa ra các sản phẩm TDBL đa dạng, phong phú hơn nữa mang đặc trưng của từng khu vực nhằm giúp cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn, đồng thời điều kiện cấp tín dụng cũng tương đối dễ dàng hơn nhưng phải có sự kiểm soát chặt chẽ.

Thứ sáu, BIDV cần hỗ trợ đầu tư công nghệ Ngân hàng hiện đại hơn nữa cho các Chi nhánh và tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhân sự trong lĩnh vực TDBL. BIDV cần tổ chức đào tạo, hướng dẫn các nghiệp vụ về tín dụng và TDBL nhằm giúp Chi nhánh vừa đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, vừa phòng ngừa và phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư phát triển việt nam chi nhánh bình phước (Trang 113 - 115)