Bài học kinh nghiệm trong việc nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư phát triển việt nam chi nhánh bình phước (Trang 42 - 47)

Trong thời kỳ kinh tế hiện đại, ngoài hoạt động tín dụng truyền thống đã được phổ biến từ lâu, thì dịch vụ Ngân hàng bán lẻ nói chung và TDBL nói riêng là một trong những hoạt động tương đối mới mẻ và rất cần sự đầu tư phát triển đối với các NHTM tại Việt Nam.

Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu lý luận khoa học một cách bài bản về dịch vụ TDBL nhưng trong những năm gần đây, dịch vụ Ngân hàng bán lẻ nói chung, TDBL nói riêng cũng được các Ngân hàng và các chuyên gia kinh tế trong nước đặc biệt quan tâm để xây dựng chiến lược kinh doanh Ngân hàng bán lẻ, TDBL phù hợp với tình hình thực tiễn của mỗi Ngân hàng.

1.4.1. Kinh nghiệm về tín dụng bán lẻ của các Ngân hàng

Về kinh nghiệm hoạt động Ngân hàng bán lẻ và TDBL ở một số Ngân hàng lớn trên thế giới có Văn phòng đại diện, Chi nhánh đang hoạt động tại Việt Nam và các Ngân hàng trong nước có thể được khái quát như sau [16]:

Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải (HSBC) tại Việt Nam phát triển dịch vụ TDBL thông qua các chính sách chăm sóc khách hàng rất tốt của họ. Trung tâm dịch vụ khách hàng của HSBC là kênh bán hàng và chăm sóc khách hàng rất hiệu quả. Khi khách hàng gọi điện đến tổng đài của Trung tâm thì họ sẽ được tư vấn miễn phí, được giới thiệu các sản phẩm dịch vụ tiện ích và trả lời các thông tin liên quan đến việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ của HSBC. Đó là các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng trực tuyến trên nền tảng sử dụng công nghệ thông tin hiện đại như mở thẻ tín dụng, thanh toán, chuyển tiền và thiết lập hồ sơ vay tiêu dùng… Đặc biệt, cho vay thông qua phát hành thẻ tín dụng với nhóm khách hàng có thu nhập khá, công việc và hoạt động kinh doanh ổn định, có tình hình tài chính lành mạnh đã được HSBC quan tâm phát triển mạnh trong những năm qua nhằm đáp ứng mọi nhu cầu về hoạt động SXKD cũng như tiêu dùng của khách hàng.

CitiBank nằm trong hệ thống Citigroup, là một trong những Ngân hàng lớn của Hoa Kỳ, cũng như trên phạm vi toàn thế giới cung cấp các sản phẩm dịch vụ TDBL rất đa dạng và phong phúcho khách hàng. Tại Việt Nam, CitiBank có các dịch vụ Ngân hàng cá nhân, các loại thẻ tín dụng cũng đa dạng cho mọi đối tượng khách hàng như: Thẻ tín dụng truyền thống, thẻ tín dụng vàng, bạch kim, kim cương, thẻ tín dụng dành cho sinh viên với các hạn mức tín dụng, lãi suất, phí hoàn toàn khác nhau đối với các nhóm khách hàng khác nhau. Đặc biệt đối với những nhóm khách hàng lâu năm và đã có quan hệ tín dụng uy tín, CitiBank luôn có sự ưu đãi bằng các loại thẻ có hạn mức cao (chẳng hạn như thẻ Platinum Select Visa hay Master Card) với lãi suất thấp và hầu như không có các khoản phí khác. CitiBank còn tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho khách hàng để mở thẻ tín dụng thông qua mạng internet nhằm thu hút một lượng lớn các khách hàng tiềm năng. Điều này đã khuyến khích khách hàng rất nhiều trong việc sử dụng thẻ của Ngân hàng vì sự tiện lợi và hữu dụng của nó.

ANZ là Ngân hàng lớn nhất Australia và là một trong số những Ngân hàng lớn nhất trên thế giới hiện nay đã triển khai cung cấp một hệ thống các dịch vụ

yếu mà ANZ cung cấp cho khách hàng là: Ngân hàng bán lẻ, tài chính tiêu dùng (thẻ tín dụng, cho vay cá nhân), tiết kiệm, đầu tư, bảo hiểm và các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng khác.

ANZ tại Việt Nam thì chú ý đầu tư hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng

nhằm hoàn thiện các dịch vụ cung cấp cho các khách hàng của mình. Ngân hàng này đã có những chiến lược tiếp thị, quảng bá rất phù hợp và linh hoạt thích ứng với điều kiện ở từng vùng, từng địa phương, thậm chí phù hợp với đặc điểm của từng quốc gia nhằm mở rộng hoạt động, lôi kéo khách hàng thụ hưởng các dịch vụ Ngân hàng hiện đại.

Bên cạnh đó họ còn đặc biệt quan tâm xây dựng thương hiệu Ngân hàng bằng cách phát triển văn hóa doanh nghiệp nhằm tạo dựng văn hóa đầy tính sôi động, nhiệt huyết và đề cao hiệu quả, theo đó các giá trị của ANZ là nền tảng cho những hành động với phương châm hoạt động luôn hướng tới khách hàng và vì khách hàng.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho BIDV Bình Phước

Như vậy từ thực tiễn hoạt động phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ và TDBL hiện nay ở một số Ngân hàng lớn đang hoạt động tại Việt Nam vừa kể ở trên, chúng ta có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả TDBL áp dụng tại BIDV Bình Phước như sau:

Thứ nhất, có chính sách chăm sóc khách hàng thật tốt: Điều này sẽ gây thiện cảm với khách hàng, từ đó làm cho khách hàng có mong muốn được quan hệ tín dụng với Ngân hàng.

Thứ hai, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ TDBL:nhằm đáp ứng tốt mọi nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng. Nó cũng làm cho khách hàng cảm nhận được sự thuận lợi và tiện ích khi giao dịch với Ngân hàng. Đặc biệt, cần tập trung khai thác và hướng tới phát triển mạnh dịch vụ cho vay tiêu dùng và cho vay qua thẻ tín dụng cá nhân.

Việc đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ TDBL phải được đặt trên nền tảng áp dụng công nghệ Ngân hàng hiện đại, bởi vì công nghệ hiện đại sẽ hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực TDBL được tốt hơn.

Thứ ba, đầu tư phát triển công nghệ Ngân hàng: để tạo thuận lợi cho khách hàng trong việc thực hiện các giao dịch với Ngân hàng, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ TDBL của Ngân hàng. Việc áp dụng công nghệ Ngân hàng hiện đại còn góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động, nâng cao sức cạnh tranh của Ngân hàng.

Thứ tư, xây dựng thương hiệu Ngân hàng: để tạo uy tín và thu hút khách hàng đến với mình. Đây là một chiến lược dài hạn nên việc xây dựng thương hiệu cần có một quá trình lâu dài và nó cũng phụ thuộc vào quy mô của chính Ngân hàng. Ngân hàng càng có quy mô lớn thì điều kiện quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu sẽ dễ dàng hơn Ngân hàng có quy mô nhỏ. Ngân hàng có thương hiệu tốt thì sẽ làm tăng uy tín của Ngân hàng đối với khách hàng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Thông qua Chương 1, tác giả đã tóm tắt và củng cố lại những kiến thức cơ bản về hoạt động TDBL tại một NHTM nói chung, cũng như vai trò của nó trong tổng thể hoạt động kinh doanh của NHTM trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới hiện nay. Đồng thời đưa ra cơ sở lý luận về các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động TDBL gồm 6 tiêu chí: (i) Tỷ lệ tăng trưởng số lượng khách hàng TDBL; (ii) Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ TDBL; (iii) Doanh số thu nợ và hệ số thu nợ; (iv) Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu TDBL; (v) Vòng quay vốn tín dụng; (vi) Lợi nhuận từ TDBL để làm căn cứ đánh giá mức độ hiệu quả TDBL hiện tại của BIDV Bình Phước mà đề tài đặt ra.

Trên cơ sở nắm vững những kiến thức cơ sở lý luận về hoạt động TDBL sẽ làm tiền đề cho việc nghiên cứu và phân tích ở các chương tiếp theo. Từ vai trò của TDBL, tiêu chí đánh giá hiệu quả TDBL cũng như những nghiên cứu thực tiễn hoạt động TDBL từ các Ngân hàng lớn trên thế giới đang hoạt động tại Việt Nam, có thể rút ra được bài học kinh nghiệm cho BIDV Bình Phước trong việc phát triển dịch vụ TDBL. Điều này cũng cho thấy được xu hướng phát triển chung của thị trường trong lĩnh vực TDBL, từ đó giúp cho các NHTM nói chung, Chi nhánh BIDV Bình Phước nói riêng có điều kiện để nhìn nhận, đánh giá lại thực trạng hiệu quả TDBL của mình, để từ đó xây dựng ra những chiến lược và kế hoạch phù hợp với tình hình thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả TDBL tại Ngân hàng.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG BÁN LẺ

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2014 - 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư phát triển việt nam chi nhánh bình phước (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)