Hoàn thiện quy trình cấp tín dụng bán lẻ phù hợp với điều kiện hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư phát triển việt nam chi nhánh bình phước (Trang 110 - 111)

3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ tại BIDV Bình

3.2.6. Hoàn thiện quy trình cấp tín dụng bán lẻ phù hợp với điều kiện hoạt

động của Chi nhánh

Quy trình TDBL nói chung của BIDV được xây dựng khá khoa học và chặt chẽ, quy định cụ thể các bước thực hiện. BIDV cũng đã có công văn hướng dẫn cho các Chi nhánh trong tòan hệ thống thực hiện quy trình TDBL. Quy định này bao gồm các bước như : tiếp cận hồ sơ, thẩm định, quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ… mà các Chi nhánh phải thực hiện và tuân thủ trong hoạt động cấp TDBL. Tuy nhiên mỗi Chi nhánh lại có đặc điểm, thế mạnh khác nhau với những điều kiện kinh tế, văn hóa, chính trị khác nhau nên cho dù có công văn hướng dẫn thì việc thực hiện tại Chi nhánh vẫn luôn gặp khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là đối với các tỉnh miền núi, khu vực Tây Nguyên như BIDV Bình Phước.

Để đảm bảo cung cấp cho khách hàng những sản phẩm TDBL nhanh chóng kịp thời mà vẫn đảm bảo an toàn hiệu quả, BIDV Bình Phước cần cụ thể hóa quy trình cấp TDBL chung của BIDV thành một quy trình cấp TDBL riêng phù hợp với nền khách hàng hiện có mang tính đặc thù của Chi nhánh.

Khi xây dựng quy trình cấp TDBL, Chi nhánh cần lưu ý một số điểm sau:

Trong quy trình cho vay hiện nay của BIDV có quy định, sau thời gian nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng, thì cán bộ quản lý khách hàng phải tiến hành thẩm định, trình phê duyệt và thông báo phê duyệt hay không phê duyệt cũng mất thời gian khá dài là 5 ngày đối với khách hàng cho vay ngắn hạn và 10 ngày đối với khách hàng cho vay dài hạn. Điều này làm giảm tính cạnh tranh của BIDV so với các Ngân hàng thương mại khác, gây mất thời gian và cơ hội của khách hàng. Vì vậy, BIDV Bình Phước nên rút ngắn thời gian cho vay để đảm bảo sự tiện lợi cho khách hàng bằng cách giảm thiểu các thủ tục không cần thiết; giảm thiểu thời gian lập hồ sơ, thẩm định tài sản đảm bảo và xét duyệt cho vay, và đặc biệt là đối với cho vay cầm cố giấy tờ có giá/ thẻ tiết kiệm do BIDV phát hành. Tuy nhiên để thực hiện quy trình này nhanh chóng mà vẫn an tòan, chính xác cần có quy định trong việc phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận liên quan với nhau từ khâu “đề xuất-phê duyệt- giải ngân”.Bên cạnh đó Chi nhánh cần sử dụng công nghệ hiện đại để thực hiện quy trình nghiệp vụ theo hướng tự động hóa.

Trong quy trình nghiệp vụ Chi nhánh cần chú trọng công tác kiểm tra sau khi cho vay (sau giải ngân) để đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, nắm bắt tình hình kinh doanh, tài chính của khách hàng, kịp thời hỗ trợ khách hàng khi khách hàng gặp khó khăn, hoặc trong trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, mất khả năng trả nợ thì phải có biện pháp xử lý kịp thời thu hồi vốn vay theo hợp đồng cam kết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư phát triển việt nam chi nhánh bình phước (Trang 110 - 111)