Công ty này do Jacques, một anh bạn người Pháp thành lập. Anh trước đây làm Tổng Giám Đốc của một trong những công ty thuộc tập đồn mà tơi làm Chủ Tịch. Tơi biết rõ Jacques vì lúc nào anh cũng chia sẻ đường đi nước bước của anh sau khi rời tập đoàn.
Anh đã quyết định lập nghiệp tại Việt Nam với số tiền mà tập đồn tặng anh lúc anh từ chức, đó là 300 ngàn Euro (gần 8 tỷ đồng). Lúc đó, anh đã xấp xỉ 50 tuổi.
Sau khi Jacques nghiên cứu kỹ thị trường và cầm chắc được một khách hàng tiềm năng, anh ấy mới khởi cuộc. Anh mướn mặt bằng tại ngoại ơ với giá rẻ và mua máy móc, một số là máy đã sử dụng do các công ty giải thể bán lại. Nói vậy để bạn đọc thấy khơng có sự phung phí, vì anh Jacques đã có kinh nghiệm dầy dặn về quản lý.
Và ngay từ ban đầu, anh đã thành cơng. Sản phẩm có chất lượng, giá tốt, thêm vào đó, cơng ty của anh chỉ có một tại Việt Nam, khơng có sự cạnh tranh. Sản xuất ra bao nhiêu, đã có các khách hàng đặt mua sẵn bấy nhiêu.
Tuy nhiên, nhiều rủi ro sắp đánh anh tới tấp. Thứ nhất, chính khách hàng của anh giải thể, trong khi anh không làm sao kiếm được thêm khách hàng thứ hai trên thị trường, do sản phẩm của anh quá đặc trưng (và cũng vì vậy mà khơng bị cạnh tranh). Trong 2, 3 năm sau đó, cơng ty của anh chỉ bán được chút sản phẩm vừa đủ để tồn tại vất vưởng. May mắn cho anh, trong suốt thời gian đó cả thầu phụ lẫn nhân viên quý mến anh nên không ai bỏ anh giữa
đường. Đúng lúc anh sắp đóng cửa thì có một khách hàng thứ hai từ Đài Loan tới đặt vấn đề mua sản phẩm, thậm chí họ cịn đề nghị anh đầu tư thêm vào máy móc để nhân đơi số hàng hóa đầu ra.
Anh kể lại chuyện đó nghe thật bi thảm: “Anh Phan biết không, vợ chồng tơi chỉ cịn một ổ bánh mì và một trái trứng để chia nhau ăn tối Chủ Nhật, định sáng hôm sau giải thể công ty. Nhưng đúng sáng Thứ Hai, công ty Đài Loan tới ký hợp đồng dài hạn và còn ứng trước tiền để chúng tôi thoải mái trả lương thợ cũng như mua ngay một số vật tư cần thiết”. Chuyện này xảy ra đầu năm 2016, vài tháng trước khi tơi viết những dịng này.
Nhìn lại bài học để rút tỉa kinh nghiệm, anh Jacques có những lời chia sẻ sau đây:
- “Thứ nhất, đừng quá chú trọng về tính độc quyền của sản phẩm. Đó là ưu điểm, nhưng cũng là khuyết điểm do sản phẩm quá đặc thù”.
- “Thứ hai, chớ bao giờ nghĩ là mình đủ vốn. Tôi nghiệm ra rằng khi khởi nghiệp, không bao giờ chỉ xuất vốn một lần. Lần đầu còn rẻ, những lần tăng vốn sau này tốn kém hơn nhiều, trên sức tưởng tượng. Người khởi nghiệp luôn luôn đánh giá sai, hơi lạc quan với những nhu cầu như quảng cáo, quà cáp, hành chính... Đến khi doanh nghiệp bắt đầu thành hình cũng là lúc doanh nghiệp có nhu cầu tăng vốn hoặc mượn tiền. Số đơng công ty khởi nghiệp chết ở đúng thời điểm này. Thế rồi đến khi sản phẩm ra đời và sắp giao hàng thì tình hình tài chính của cơng ty lại có vấn đề. Đó là lúc phải bơm thêm chút vốn để trang trải mọi chi tiêu. Trong cuộc phiêu lưu, tôi đã phải xuất ra ba lần số vốn mà lúc ban đầu tôi tưởng sẽ đủ. Gấp ba lần, anh Phan ạ”.
- “Thứ ba, tôi không bao giờ thành cơng nếu khơng có sự trung
thành của nhân viên và thầu phụ. Trong 9 tháng, tôi không có khả
năng trả lương cho họ, vậy mà họ vẫn trung thành. Người Việt thật tuyệt vời. Nhưng cũng có lẽ họ thương tơi vì tơi thương họ. Giữa
chúng tơi có một tình nghĩa đặc biệt. Tơi học được điều đó từ chính anh trong thời kỳ tơi làm cộng sự của anh, anh Phan ạ”.
- “Thứ tư, không nên đặt hết sự tin tưởng vào ngân hàng. Ngân hàng chỉ cho mượn tiền khi mình đang giàu có, tức khi mình đã thành cơng, nhưng thử hỏi rằng mượn tiền ngân hàng cịn lợi ích gì khi đã thành cơng! Họ sẽ bỏ rơi mình khi mình sa cơ lỡ vận. ‘Người bạn ngân hàng’ là nhân vật đã cho tôi nếm mùi cay đắng nhiều nhất. Khơng những thế, các bạn của tơi đều có nhận xét tương tự. Nhiều người cho rằng họ hèn nhát. Nhưng kỳ thực, khơng thể trách
ngân hàng được, vì ở địa vị của họ thì mình cũng làm thế. Vì đơn
giản, các cơng ty khởi nghiệp ln thiếu đủ thứ, nếu có triệu chứng gì cho thấy cơng ty này không đi xa hơn được nữa, ngân hàng chỉ cịn hai lựa chọn: tiếp tục hỗ trợ cơng ty đang hụt hơi, đó là giả định lạc quan, hoặc bỏ rơi khách hàng vì nhận định cơng ty đang thoi thóp trước giờ lâm chung. Và đây mới là giả định thực tế”.
- “Thứ năm, khi khởi nghiệp, nên bỏ cơng nghiên cứu kỹ lưỡng
những góc cạnh pháp lý. Pháp lý đối với những phép tắc, pháp lý
với các đối tác, nhất là đối tác cùng đầu tư. Khi đầu tư với một người bạn thân, mình khơng thể ngờ được rằng chính cuộc đầu tư đó sẽ gây vấn đề sau này và biến tình bạn thành mối thù sau khi kinh qua một giai đoạn dài sống với nhau trong nghi hoặc. Một bộ pháp lý tốt mới giúp cho một công cuộc phiêu lưu vui vẻ dài lâu”.
Ở đây, tơi có một lưu ý cực kỳ quan trọng, bạn đọc nên chú ý. Khi hai người bạn thân cùng nhau khởi nghiệp thì việc họ “chia nhau 50%” là chuyện quá dĩ nhiên. Làm khác coi sao được! Vậy mà khi công việc bắt đầu thành hình thì thể thức 50/50 sẽ đưa hai người vào cõi chết, vì đơn giản, làm sao phân giải khi phải lấy một quyết định trong khi đang có mâu thuẫn? Ai sẽ là người “quyết”?
Nhưng chưa hết! Chuyện pháp lý còn tạo ra cái ải thứ hai phải vượt: đó là giấy tờ pháp lý rất sơ sài lúc ban đầu, thậm chí lơ mơ, bởi
lẽ chuyện khởi nghiệp là giữa hai bạn thân tình. Chết người đấy, vì khơng ai nghĩ đến việc hợp thức hóa trên pháp lý công cuộc chung. Đến khi cơng ty thành cơng thì chuyện đã q muộn: khó lịng phân giải khi hợp đồng quá mông lung trên một tài sản bắt đầu to lớn!
- “Và cuối cùng, bạn phải cố sống lạc quan. Những năm khởi
nghiệp là một thời kỳ vô cùng tai hại đối với sức khỏe. Trong 5 năm
đó, tơi đã ly dị hai người vợ. Đơn giản vì những phụ nữ từng yêu quý tôi, hỗ trợ cho tôi, chia sẻ hết với tôi, đến lúc nào đó cũng khơng chịu nổi áp lực của những rủi ro, khó khăn, thiếu thốn, bức xúc và tất cả sự hành hạ mà xã hội “tặng” chúng tơi. Những ai có ý định khởi nghiệp nên có sức khỏe tốt. Giống như một mẹ thỏ mới sinh đàn thỏ non giữa cánh đồng đầy hổ, báo và sói vậy. Sự trơng nom doanh nghiệp sơ sinh phải cẩn mật, bởi nó sẽ làm cho người khởi xướng phải chịu ốm đau trong nhiều tháng”.
- “Nghĩ cho cùng, tơi cho rằng mình đã thành công, 60 phần trăm do may mắn, 30 phần trăm do kinh nghiệm quản lý sẵn có sau một cuộc đời nghề nghiệp khá sôi nổi. Và chỉ 10% do khả năng + nghiên cứu + cơ hội + vốn. Những bạn trẻ muốn khởi nghiệp mà có
tài, vốn, sản phẩm, đồng đội thì mới chỉ có được trong tay phần nhỏ của những điều kiện cần thiết để thành cơng! Anh Phan ạ, có lúc tơi
khao khát mong có người chống lưng cho mình lúc cần thiết, để tránh cho tôi những rủi ro, và nới tay cho tôi để tôi không cần cúi đầu xin xỏ lúc thấy thiếu hụt”.
Đau thương, nhưng Jacques đã thành công trong hoạn nạn. Khi tôi gặp lại anh, con người anh đã thay đổi. Trông anh gầy guộc hẳn sau những ngày sóng gió, nhưng đơi mắt của anh long lanh niềm hạnh phúc, hạnh phúc do sự thành công từ tay trắng. Anh Jacques, cũng như Bill Gates và Steve Jobs, do khiêm tốn, sẽ không bao giờ chia sẻ cho chúng ta những nỗi thống khổ khi các anh đang vất vưởng với ước mơ khởi nghiệp. Chỉ nhìn các anh khiêm tốn như
thế nào thì ai cũng đốn được các anh đã nếm mùi như thế nào, qua sự khởi nghiệp mà chính các anh đã chọn. Nếu ai kể lại rằng những ông này đã thành cơng một cách thần kỳ thì thành thực mà nói, đó chỉ là chuyện hoang đường!