- Brene Brown
Bệnh chủ quan có khả năng làm tê liệt óc sáng tạo!
Khi đi thăm các đội “Project Development” (Triển khai dự án) hay Research & Development (Nghiên cứu và Phát triển), tôi đã rất ngạc nhiên là họ tự thu hẹp cơng việc của mình vào những “sản phẩm chính” của cơng ty. Ví dụ như trong cơng ty sản xuất nước soda thì đội R&D hay có thói tập trung vào việc chế tạo những loại nước uống mới, họ không nghĩ rằng mình có thể can thiệp vào những lãnh vực khác. Thật ra, óc sáng tạo có thể bao quát hơn nhiều: ví dụ tìm ra những hình thù chai lọ mới, cách làm bao bì mới để các chai lọ được xếp ở trong không bị hư hại hoặc chịu
những rủi ro khi chuyên chở, hoặc bị ăn cắp. Một ví dụ khác là cách tổ chức hệ thống bán nước soda kiểu mới, hoặc một chính sách quảng cáo mới, hoặc cách kiểm sốt lộ trình của mỗi chai để có thể đối phó với nạn trộm cắp. Một triệu việc phải điều chỉnh, phải làm mới, để giúp lấy thêm thị phần, hạ thấp chi phí chun chở... Ví dụ về nước soda có thể áp dụng cho mọi lãnh vực. Thông điệp của tôi là các doanh nghiệp phải cố gắng tránh tập trung đơn thuần vào sản phẩm chính và ngược lại phát huy khả năng sáng tạo mọi mặt của công ty, động viên các đội, các khối để về lâu về dài thay đổi hẳn bộ mặt của công ty. Bệnh chủ quan trong việc sáng tạo là bệnh thu hẹp sự đổi mới vào sản phẩm mà quên mọi chức năng và dịch vụ khác có ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận, và tất nhiên cảm tình của khách hàng.
Một trong những lỗi thường gặp là doanh nghiệp cấu trúc và tập trung việc sáng tạo vào một đội, thường là R&D, nhưng khổ nỗi đội này lại khơng có thẩm quyền trên các đội logistics, quản lý chất lượng, sản xuất, mua hàng. Sơ đồ tổ chức cho thấy quá rõ khuyết điểm này, thành thử chẳng phải ngạc nhiên nếu chuyện sáng tạo vắng bóng trong những đội logistics, dây chuyền sản xuất... Trước câu hỏi của tôi về cách cấu trúc của công ty, các chủ doanh nghiệp thường ngụy biện là chính mình chủ trì những lĩnh vực khơng thuộc về trách nhiệm của R&D. Riêng tôi không nghĩ một ông Tổng Giám Đốc có đủ thì giờ, cho dù rất quan tâm, để tham gia vào việc đổi mới và sáng tạo. Việc này có thể đặt dưới quyền ơng, nhưng nhất thiết cơng ty phải có một bàn tay riêng biệt để thúc đẩy sự đổi mới không ngừng. Chúng ta chớ nên quên là những tập đoàn như Google hoặc Amazon đã lột da đổi mới hàng chục lần từ khi họ ra đời. Amazon ngày hơm nay khơng có mấy điểm chung với Amazon cách đây 20 năm. Khác hẳn với nhà sách Joseph Gibert nói trên.