- Leonardo Da Vinc
Chiến lược trường tồn?
Đứng vị trí đầu bảng khơng bảo đảm sự trường tồn nhưng ít nhất sự vững vàng. Và nếu sự vững vàng đó được củng cố bởi một chính sách kế thừa đúng đắn, khách quan và có được sự chuẩn bị kỹ lưỡng thì khơng có lý do gì doanh nghiệp khơng trường tồn.
Có rất nhiều ví dụ doanh nghiệp có từ lâu đời. Hōshi Ryokan, một nhà hàng truyền thống bên Nhật Bản là doanh nghiệp trường thọ vô địch thế giới: họ được thành lập năm 718, tức 13 thế kỷ về trước. 46 thế hệ gia tộc đã nối đuôi nhau quản lý nhà hàng, và đến ngày nay, khơng có triệu chứng gì cho thấy họ gần bờ phá sản. Nước Ý có hai cơng ty được thành lập lâu đời là công ty thủ công nghệ thủy tinh Barovier&Toso (từ năm 1295) và công ty nổi tiếng về sản xuất súng ống Beretta (từ năm 1526). Nhiều doanh nghiệp khác bên Anh, Pháp, Hà Lan được thành lập muộn hơn, vào thế kỷ XVI hay XVII. Họ thường là những doanh nghiệp gia đình với truyền thống vững chắc, nuôi dưỡng triết lý và văn hóa doanh nghiệp một cách thận trọng và bền bỉ. Nhưng trên hết họ đã theo một hay nhiều chiến lược thật phù hợp qua những giai đoạn của thời gian và cuộc đời của doanh nghiệp. Một trong những gia đình nổi tiếng nhất thế giới, gia tộc Rothschild, đã thành lập ngân hàng Rothschild từ thế kỷ XVIII. Ngân hàng đã tồn tại hơn 200 năm, và nay ảnh hưởng của họ lan rộng trên mọi mối kinh doanh thế giới.
Ở một nước còn trẻ tuổi như Hoa Kỳ, cơng ty của gia đình Rockefeller, một tập đồn dầu khí đã có mặt trên thị trường từ hơn 100 năm qua. Cịn có nhiều gia đình khác là chủ nhân của những doanh nghiệp vượt thời gian, như Michelin sản xuất bánh xe cho ô tô và vận tải. Họ đã kinh qua bao nhiêu biến cố bão táp, nhưng cuối cùng khơng có gì lay được họ. Cùng lúc đó biết bao nhiêu doanh nghiệp to khủng đã biến tích một cách vội vã, điển hình là tập đồn Enron của Hoa Kỳ.
Liệu Microsoft, Apple, hay Facebook sẽ sống lâu như mong muốn, thậm chí trường tồn? Khơng ai dám quả quyết điều này khi ngẫm đến Blackberry. Hoặc gần đây là Nokia, và xa hơn là Kodak. Trường hợp của cả hai công ty hùng mạnh này vào thời của họ đều minh họa một điều căn bản: Mỗi năm, họ đã có những chiến lược xuất sắc, sự tư vấn sắc bén, nhân sự chăm chỉ, ban lãnh đạo trách nhiệm. Tuy nhiên, có một lúc nào đó, họ đã quá chủ quan ỷ vào sức mạnh đang có, vào những con số lợi nhuận rất lớn đương thời để rồi quên lãng chiến lược dài hạn. Họ chỉ nhắm vào ngắn hạn, dán mắt vào lợi nhuận, thị phần, không để tâm vào khả năng tồn tại lâu dài trên một thị trường vô cùng đa dạng và biến động. Chỉ trong vài năm, vài tháng, những con khủng long này của nền công nghiệp thế giới đã biến đi như mây khói. Điều chắc chắn là trong những năm sắp tới, như một quy luật của tạo hóa, sẽ có nhiều cơng ty mới khác sẽ xuất hiện và một số trong đó sẽ đảo lộn trật tự kinh tế và nền kinh doanh, quét sạch những doanh nghiệp thiếu chiến lược. Trong nhiều quốc gia tân tiến, bạn đọc chỉ cần mở một tờ báo cũ được đăng cách đây hai ba chục năm sẽ thấy đầy những tên doanh nghiệp nay khơng cịn nữa. Điều này càng nói lên rằng số mạng của các doanh nghiệp khá mong manh, nhất là vào thời hiện đại. Và ai cũng hiểu là chiến lược ngắn và dài hạn của những doanh nghiệp xấu số này đã không phù hợp.