- Brene Brown
gìn giữ khả năng sáng tạo và đổi mớ
Việc quản lý sáng tạo và đổi mới vô cùng khó khăn vì khơng ai biết từ đâu và lúc nào những ý kiến mới có thể xuất hiện. Và nhất là nếu ý kiến mới đó có khả năng thay đổi hẳn thế giới, biến đổi nếp sống của cả nhân loại, đảo lộn mọi thói quen, thì sự kiện cịn hiếm hoi hơn nữa. Tôi xin nêu vài gợi ý từ những điều mà mình từng chứng kiến và học hỏi.
■
■ Một số chủ doanh nghiệp cho rằng việc quan trọng nhất bao giờ cũng là lắng nghe khách hàng. Ông Terry Leahy, xưa kia là Chủ Tịch Tổng Giám Đốc của chuỗi siêu thị TESCO, có ý kiến là chính lãnh đạo cơng ty phải gặp và nghe khách hàng ít nhất một tháng một lần. Thật ra ơng cịn làm nhiều hơn thế. TESCO đã lớn lên rất nhanh vì ơng Terry Leahy đã sáng chế ra rất nhiều cách để chiều khách hàng. Thẻ khách hàng trung thành là do chính ơng chế ra cách đây 25 năm. Một trăm thứ như thế để đổi mới doanh nghiệp của ông, một ngàn sáng chế nho nhỏ để đón đầu khách hàng, để giảm thiểu rủi ro, để kiểm soát chất lượng...
■
■ Một việc khác mà số đông công ty năng động quan tâm là cảnh giác và theo dõi mọi tiến bộ về cách làm việc của các doanh nghiệp khác trên thị trường, bất chấp lãnh vực sinh hoạt của các doanh nghiệp này có giống doanh nghiệp mình hay khơng.
Tơi từng áp dụng chính sách này. Có lần tơi đã ngỏ ý với công ty Dassault Engineering trao đổi với chúng tôi về “best practices” của họ (những mô thức làm việc xuất sắc nhất). Đây là công ty con của tập đoàn sản xuất máy bay nổi tiếng của Pháp, trong khi chúng tôi lại sản xuất xe metro và xe đường sắt cao tốc. Hai bên dẫn phái đoàn sang thăm nhau, xem nhau làm việc như thế nào, đơn giản có thế. Nhưng khi quan sát nhau tổ chức cơng việc trong hãng của mình thì đơi bên đã rút tỉa ra nhiều bài học. Chúng tôi không phải đối thủ, lại hoạt động trên những lĩnh vực hồn tồn khác, do đó sự
thăm viếng rất thoải mái và hữu ích. Chỉ cần một ngày tham quan là hai bên có đủ thơng tin để lên lịch hàng chục hạng mục cải tiến. Một lần khác, chúng tôi đã chọn một công ty in ấn để đến tham quan. Lần này chúng tơi học được ít hơn lần trước nhưng kết quả vẫn là hàng chục mục để đổi mới.
■
■ Trong các lần trao đổi thì tơi ấn tượng nhất với những phái đoàn sinh viên trẻ hoặc học sinh nhỏ tuổi tới tham quan công ty. Thật bất ngờ khi các bạn tí hon có những câu hỏi và gợi ý vừa ngây thơ vừa thiết thực mà chúng tôi chưa bao giờ nghĩ tới. Thế giới của các trẻ em khác rất nhiều thế giới của người lớn, các em sinh ra với một óc tò mò khác chúng ta, và chúng ta chớ nên coi thường những con mắt này. Các em nhỏ cứ hỏi liên tục tại sao và tại sao, và chính nhờ những câu hỏi đó mà chúng ta mới ý thức được rằng đơi khi mình vơ tình giữ khư khư những thứ khơng cịn hữu ích từ thời khú đế, do quen có nó mà khơng bao giờ đặt lại câu hỏi xem mình cần nó nữa hay khơng. Những buổi với các em nhỏ giống như một cuộc tắm mát cho trí óc. Tơi khun các doanh nghiệp nên thỉnh thoảng mời các em nhỏ tới thăm, sẽ khơng phí thời gian đâu!
■
■ Nhiều cơng ty bên Hoa Kỳ thường mướn những kỹ sư hay chuyên gia nổi tiếng về khả năng sáng tạo, rồi để cho những người này tự do đi lại trong hoặc ngồi cơng ty. Các công ty mướn họ cho rằng trước sau gì những chuyên gia này sẽ đưa ra một số gợi ý rất có ích. Tơi quen một thần đồng 28 tuổi, người Mỹ gốc Việt được trọng dụng theo cách như vừa nêu. Anh này cho tôi biết là cứ thỉnh thoảng anh lại nẩy ra một ý tưởng mới, lúc đó anh mới vào trình bày cho một nhóm người liên quan. Y như rằng ý kiến của anh đánh trúng chỗ và công ty mừng rỡ khai thác những hướng đi mới.
■
■ Trong mọi trường hợp, việc sáng tạo không thể bị quản lý như bên quân đội, với quy trình và kỷ luật hà khắc. Người sáng tạo khơng thể nào tự đặt mình vào bất cứ tổ chức nào. Óc sáng tạo
cần nhận được khơng khí vui vẻ chung quanh, như vậy trí tưởng tượng, tinh thần hưng phấn mới dễ nảy nở và chóng cụ thể hóa. Khi doanh nghiệp may mắn có những người này, điều kỵ nhất là đặt họ dưới quyền một lãnh đạo tự ái, kiêu ngạo hay không biết lắng nghe và đánh giá.
Khó lịng giao việc khai phóng sự sáng tạo cho ai khác ngồi chính Tổng Giám Đốc! Hay một Phó Tổng với đầu óc phóng khống, tính tình nhẹ nhàng, biết lắng nghe và nhất là có đủ nền tảng về kinh tế, tài chính, kỹ thuật, cơng nghệ để chóng nắm bắt những ý tưởng của người sáng tạo. Giá phải trả cho việc sáng tạo rất cao mà khơng ai dám nói trước là chương trình sáng tạo sẽ đem lại cái gì. Quả là rủi ro. Tuy nhiên có một điều chắc chắn là khơng cơng ty nào có khả năng trường tồn nếu khơng có óc sáng tạo. Và nếu cơng ty nào đang ở trong tình huống phải tái sinh thì óc sáng tạo phải đặt lên hàng đầu.
Mà bạn đọc đừng hiểu sai: sáng tạo ở đây bao trùm cả sản phẩm lẫn mơ hình hoạt động, cách thức thanh toán, cách dùng nguồn lực khéo léo và tối ưu, cách đối đáp với khách hàng, cách tăng cường nhân sự... Cả ngàn thứ chứ không đơn thuần là sản phẩm mà thơi.
Hãy lấy một ví dụ thật cụ thể: đa số chúng ta nghĩ rằng công nghệ thơng tin nói chung của các ơng Bill Gates, Steve Jobs, Larry Page, sáng chế ra Windows, MacBook, Google... đã làm thay đổi thế giới. Quả là đúng! Nhưng chúng ta quên một chi tiết khổng lồ, còn lớn hơn cả những sáng chế của Bill, Steve hay Larry, làm thế giới thay đổi nhanh hơn nữa: đó là mọi dịch vụ liên quan đều miễn phí!
Cuộc cách mạng vi tính vào cuối thế kỷ XX chỉ thành cơng và bùng phát vì mọi dịch vụ đều miễn phí! Bạn đọc hãy nghĩ lại xem có đúng khơng? Ĩc sáng tạo đã giúp cho mơ hình “ai mua gì trả tiền nấy” đổi sang “cứ tha hồ xài thoải mái dịch vụ đi, miễn phí tuốt!”.
Và tơi cho rằng chính nó mới làm cho thế giới bất thình lình lên một tốc độ mới, làm chóng mặt hàng tỷ người.
■
■ Có một điều ai cũng biết, dù khơng để ý, nhưng đóng một vai trị then chốt trong việc quản trị doanh nghiệp, cũng như tiêu biểu cho kết quả tuyệt vời nhất của óc sáng tạo, đó là “chiến lược
rượu cũ bình mới và rượu mới bình cũ”. Nguyên tắc của chiến lược
này là làm cho người tiêu dùng chấp nhận việc tăng giá của một sản phẩm mà họ vẫn thường dùng, trong khi đó sản phẩm khơng thay đổi. Có nghĩa là cùng một sản phẩm đó, doanh nghiệp bất thình lình tăng giá mạnh, mà người tiêu dùng vẫn vui vẻ mua như khơng có chuyện gì xảy ra. Khơng thiếu những ví dụ trên thị trường. Coca-Cola thay đổi hình dạng của chai, vừa mới mẻ, vừa hấp dẫn, hoặc thay đổi khối lượng của nước uống, thế là họ có thể lên giá mà chẳng ai phản đối. Một bình nước rửa chén, lúc to lúc nhỏ, lúc màu
xanh lúc màu vàng, lúc cao lúc thấp, nước rửa chén lúc thì rất đặc hóa chất nên lên giá trong khi chai nhỏ đi, lúc thì được pha lỗng trong một chai thật to, rồi giá cũng vẫn lên, vì cỡ của chai đã thay đổi! Đó là ngun tắc “rượu cũ bình mới”.
Thế nhưng chiến lược bình cũ rượu mới cũng cho phép đạt tới chung mục tiêu. Một hãng xe ơ tơ cho ra một mẫu xe hồn tồn mới như chiếc Ford Escort, VW Golf hay chiếc Toyota Camry, nhưng không đổi tên xe. Vẫn là chiếc Escort, Golf và Camry. Đôi khi cơng nghệ của chiếc xe đã hồn tồn đổi, kích thước xe cũng lớn hơn, máy cũng mạnh hơn, mà giá lại không thay đổi mấy. Thế là khách đổ xô vào mua, và cứ như thế chiếc Escort hay chiếc Golf được quảng cáo đã bán hơn 1 triệu phiên bản, nhưng kỳ tình đó là con tính cộng của tất cả những Escort 1, 2, 3, 4, 5, 6 cũng như những Golf 1, 2, 3, 4... Chiếc xe đầu tiên của tôi là Ford Escort, được ra khỏi công xưởng năm 1969. Đến ngày nay, chiếc Escort phiên bản 2016 chẳng cịn một chi tiết gì giống phiên bản 1969, nhưng giá khơng thay đổi mấy nếu hiện đại hóa mức giá theo thời gian!
Chiến lược rượu cũ bình mới và rượu mới bình cũ là thế. Nó địi hỏi nhà sản xuất phải động não một cách thật sắc sảo, thông minh, hợp thời, hợp lý để tăng giá hay giữ giá, tùy ý. Mà giá của sản phẩm là gì nếu khơng phải là giọt máu ni dưỡng doanh nghiệp?
Nhìn dưới góc cạnh đó thì chúng ta khơng khỏi ngỡ ngàng, vì sáng tạo một “giá biểu mới” có lẽ dễ hơn chế tạo chiếc máy bay chạy với năng lượng mặt trời, mà có lẽ cịn “ăn tiền” hơn. Khơng thể phủ nhận là khi óc sáng tạo phục vụ sự tăng giá thì việc làm đó có tính hiệu năng cao hơn so với việc quần quật sáng chế ra một sản phẩm hoàn tồn mới cho thế giới. Vả chăng khơng phải lúc nào thế giới cũng đón được sự ra đời của một thiên tài như Steve Jobs.
■
■ Cứ bắt chước là huề cả làng
Bạn cứ thử ngẫm mà xem, số đông những người khởi nghiệp thường tập trung vào việc cố sáng chế ra một sản phẩm mới: tư duy đó khơng sai, nhưng ý tưởng mới khơng phải dễ có.
Bạn sẽ nghĩ sao nếu tôi khuyên bạn mở thêm một tiệm cà phê tại một đường tấp nập đã có sẵn 5 qn cà phê! Nói thế thì hơi buồn cười, vì nào có chút sáng tạo gì ở đây, ai lại khởi nghiệp với ý đồ khô cạn như thế! Tuy nhiên, bạn nghĩ lại đi, nếu khởi nghiệp với ý tưởng đơn thuần để tự nuôi sống, bạn nên bắt chước đúng mơ hình nào đang thành cơng. Bạn hãy mở một quầy bánh mì kẹp ở nơi đang có hàng bán bánh mì kẹp, một tiệm in danh thiếp nơi đang có vài tiệm in danh thiếp. Và bạn có thể tin chắc rằng ngay ngày đầu khai trương là bạn đã thành cơng. Vì đơn giản, bạn đã giúp cho khu phố đó trở thành trung tâm uống cà phê ngon, hay làm bánh mì kẹp, hay in danh thiếp.
Tất nhiên tôi công nhận là việc khởi nghiệp với một ý tưởng hoàn tồn mới về sản phẩm hay về dịch vụ thích thú hơn nhiều, nhưng mục tiêu cuối cùng của bạn là gì? Và các bạn có cơ hội đi khắp nơi trên thế giới đều được trơng thấy những phố tồn tiệm ăn, những đường chỉ bán hoa, những khu vực chỉ bán vải. Những phố này thu hút làm sao!
Trong chương này dành riêng cho việc sáng tạo trong doanh nghiệp, tơi khơng có mong mỏi gì hơn là giúp các bạn trẻ có được một cách nhìn thực tế về việc sáng tạo. “Nó” khơng khó đến thế đâu, nhưng “nó” địi hỏi một hay nhiều cách nhìn khác và mới về một việc hay một vật mà chúng ta đã quen nhìn dưới góc độ cố hữu.
Tơi xin chúc tất cả các bạn ln ln có đơi mắt mới để sớm xây dựng nhiều thứ mới. Quy luật kinh tế bắt buộc phải như thế. Nền kinh doanh và xã hội loài người ln ln chờ đợi và đón nhận sự đổi mới, cũng như hơi tàn nhẫn với số phận của các sản phẩm cũ.
Vậy ta hãy nhìn sự đổi mới một cách tích cực, như những cơ hội tuyệt vời, tuy ta vẫn phải giữ tính thực tế.
Cuối cùng, tơi xin gửi một thơng điệp thật lạc quan: đó là sau khi đi khắp đó đây, làm việc với bao nhiêu quốc gia, tơi mới cảm nhận được rằng có nhiều dân tộc có óc sáng tạo cao, cũng như nhiều nơi có khả năng sáng tạo khá khơ cạn. Tôi rất vui mừng, vào một ngày sáng trời, khi ngỡ ra rằng dân tộc Việt có bản năng sáng tạo bẩm sinh, vô cùng phong phú, đa dạng và óng ả. Mong các vị láng giềng đừng ghen tức, mong ngày trơng thấy dân tộc Việt đóng góp vào việc chế tạo một thế giới mới được sớm thành tựu.
Óc sáng tạo là vua của thế giới đấy, chớ quên! Chúng ta chỉ còn một sứ mệnh duy nhất là làm vua của óc sáng tạo.
C H Ư Ơ N G 1 9