Ở những xã hội mà đàn ông thực sự tự tin, khơng những phụ nữ được nhìn nhận mà cịn được xem trọng.
Lại một Danielle khác: Bà Danièle Velut
Bà Danielle Moutaud đẹp bao nhiêu thì bà Danièle Velut xấu bấy nhiêu. Cả hai đều khơng ai đốn đúng tuổi, vì Danielle này quá đẹp, và Danièle kia quá xấu.
Tuy xấu, nhưng Danièle Velut là một thiên thần. Bà là một trong hai thư ký của tôi vào thời kỳ tôi giữ chức Chủ Tịch Châu Á của cả tập đồn Alsthom. Tuy gầy tong gầy teo, tóc bạc quá mùa, nhưng mắt bà sáng và mặt bà hiền hậu làm cho tơi ln ln có cảm tưởng bà là một loại “thượng tọa nữ giới” cộng tác với tôi. Và bà hiền hậu thật, với trái tim bằng vàng và tâm hồn bằng ngọc.
Khi tôi nhớ lại thời kỳ có bà làm trợ lý thì đáng kể nhất là bà soạn thư cho tôi giỏi đến độ tôi khơng cần đưa ra nội dung, thậm chí đến độ tôi chỉ cần ký. Bà hiểu rõ các dự án, những tình tiết y như một kỹ sư lão thành. Sáng nào tơi cũng mời bà vào văn phịng cùng với Francoise, bà thư ký kia của tôi, và chỉ cần nói mình muốn gửi thư cho ơng này ơng nọ thì bà Danièle sẽ biết nội dung và hình thức phải ra sao! Khi tôi uống xong cà phê do Francoise pha, thì thư do Danièle soạn đã nằm sẵn trong những cặp hồ sơ.
Không những thế, bà Danièle còn rút sẵn ra những tài liệu mà bà đốn là tơi cần đọc lại trước khi ký. Chỉ trong vòng một giờ buổi
sáng là việc “thư in thư out” đã xong! Bà Danièle Velut lại có một
biệt tài sắp xếp hồ sơ lưu giữ. Tôi cần bất cứ tài liệu cũ nào thì bà chỉ cần một phút để lấy ra cho tôi, ngược lại không tài liệu nào nằm trên bàn của bà quá một phút, vì tài liệu đó sẽ được bà xếp vào hồ sơ lưu trong khoảnh khắc.
Bà Danièle có một khuyết điểm lớn, là bà chỉ đi guốc! Và do đó, khi có việc khẩn và chỉ cần nghe tiếng guốc đập vào sàn thì ai cũng biết Danièle đang chạy trong hành lang! Có lần chính ngài Chủ Tịch tập đồn phàn nàn với tơi: “Anh Phan ạ, anh nên mua một đôi hài bằng nhung cho bà thư ký già của anh đi, chứ tôi ở lầu 5 mà tiếng
Có lần tơi đả động với bà vấn đề tế nhị này (gọi là tế nhị vì luật trong công ty cũng như những nguyên tắc bảo vệ quyền làm người không cho phép ép buộc ai trong việc chọn giầy chọn dép), bà chỉ nói giản dị như thế này với tơi: “Thưa ông, với đồng lương của tơi và với tất cả nhiệm vụ gia đình mà tơi phải cáng đáng thì thú thật với ơng, tơi chỉ có đúng một đơi guốc trong cuộc đời”. Lúc đó tơi sửng sốt khơng dám hỏi thêm. Tơi khơng hiểu bà phải cáng đáng gánh nặng gia đình gì, tuy nhiên Francoise nói với tơi là hình như ơng bố của bà bị bán thân bất toại. Bà Danièle rất kín đáo về đời tư của mình, do đó khơng ai biết chắc chuyện gì về bà. Tơi chỉ biết nhà của bà rất xa sở, phải hơn một tiếng lưu thơng. Và ngay tháng sau đó tơi đã thẳng tay tăng lương cho bà với ý mong là công ty xử công bằng với một trợ lý trung thành, giỏi giang và chăm chỉ.
Danièle này không giỏi bằng Nicole, cũng như không sắc sảo bằng Danielle kia, nhưng bà là một thiên thần thật khó quên trong cuộc đời nghề nghiệp của tôi.
Bà Kathryn Ong – Mã Lai
Nếu so sánh tốc độ làm việc của bà Kathryn và bà Danièle thì giống như vị trí nhất và nhì trong giải điền kinh chạy 100 mét, họ chỉ cách nhau một phần mười của một giây đồng hồ. Họ còn giống nhau cả về dáng vẻ. Kể vậy để bạn đọc có thể n lịng cho vợ tơi, và quả thực vợ tôi n lịng về Paris và thoải mái mặc tơi tự do chia sẻ cuộc sống nghề nghiệp với Kathryn! Chẳng vấn đề gì có thể xảy ra vì đến hai lý do. Ngoại hình của Kathryn giống như con thỏ, với một bộ răng vẩu hoành tráng làm người ta chỉ muốn đút cà rốt vào cho bà ăn. Nhưng hơn thế nữa, Kathryn là một cỗ máy, người gốc Hoa! Mỗi khi tôi gọi bà vào văn phịng thì bao giờ bà cũng ơm tất cả đống hồ sơ đang phải xử lý, sợ tơi gắt vì thiếu món nào. Đơi mắt chớp chớp liên tục và thêm tật nói lắp, bà bảo “Tơi sẵn sàng rồi”, như một võ
sĩ sắp lên đài để vào trận. Bà là một cái máy được chế tạo ra để làm việc, làm việc và làm việc, và tơi rất thích sử dụng cái máy đó.
Bà là “di sản” của người tiền nhiệm, ông Bruce, người Úc. Và tơi cũng muốn giữ bà vì đây là lần đầu tôi làm việc tại Mã Lai trong một công ty sản xuất nước lọc từ sơng, một lãnh vực hồn tồn mới cho tơi vào thời đó. Mã Lai cũng là một “món mới” trong q trình làm việc. Do đó tơi khơng muốn lấy thêm rủi ro, và tơi nghĩ mình phải tránh việc đổi mới tồn diện.
Robot Kathryn thật tuyệt vời, và tơi đã rớt vào bẫy của bà. Bà
biết tơi thích chơi golf, mà ngay cạnh sở chúng tơi có câu lạc bộ Royal Selangor, nơi cả nội các Mã Lai chơi hàng ngày. Để tránh giờ đêm vào lúc 19g30, tơi phải rời văn phịng mỗi ngày vào lúc 16g45 để kịp thời gian chơi được 9 lỗ (một cuộc chơi đầy đủ gồm 18 lỗ). Nào ngờ trong khi tôi chơi golf, “robot Kathryn” nhân danh tôi đã cai quản cả công ty. Mãi đến 2 năm sau tôi mới biết chuyện, vì cơng ty chạy rất tốt, lợi nhuận rất cao, đến khi một nhân viên đầu tiên xin từ chức. Rồi người thứ hai, người thứ ba…Và chính
robot Kathryn gây tội lỗi, cứ tìm đủ mọi
cớ để tránh việc tơi gặp những nhân viên có ý từ bỏ công ty. Bà nói “những người bỏ đi tồn là nhân viên thấp và ham lương cao bên ngoài, chẳng đáng tiếp họ”, dù đó khơng phải triết lý của tơi. Và ngay sau khi tiếp chuyện những nhân vật “thấp kém” theo lời của Kathryn thì tơi hiểu ngay. Tơi là người có lỗi, đã để Kathryn hồnh hành, làm mưa làm gió! Từ một bộ máy hiệu năng cao, bà đã trở
thành một ả Tào Tháo đáng ghét tiếm quyền của sếp. Bà cũng biết tội, vừa chớp mắt vừa ấp úng nên càng nói lắp đến mức khó hiểu nổi những gì bà đang phát âm.
Và tơi đã chia tay với bà thư ký robot láu táu. Từ một con thỏ
robot đáng yêu giống như trong các phim của Walt Disney, bà đã
trở thành một King Kong khiếp đảm có khả năng phá hoại cả một vùng trời. Âu cũng là bài học cho tôi, dù tôi không thể phủ nhận rằng Kathryn đã chứng tỏ mình có đủ khả năng để thay thế tơi làm CEO, ít nhất là trong những giờ xế chiều lúc tôi đang mải chơi golf. Trên nhiều mặt, trải nghiệm của tôi với Kathryn đã cho tôi một bài học khiêm tốn, một bài học để đời, mà tôi phải ôn đi ôn lại. Cũng phải cám ơn Kathryn thôi, bạn nhỉ.
Bà Catherine Prigent
Từ Kathryn này sang Catherine nọ, đọc tên trùng âm, nhưng cá tính khác nhau hồn tồn. Bà Catherine Prigent là một người rất hiền hậu, điềm đạm, và có lẽ sẽ xứng đáng hưởng lộc Trời hơn nếu Trời đối nhìn bà thêm một chút. Nhưng bà là biểu tượng của một cuộc đời khổ đau.
Catherine không phải là thư ký của tôi, tuy nhiên bà thuộc nhóm phụ tá của Chủ Tịch tập đồn nên tơi làm việc với bà khá thường trực, vì cứ mỗi khi Chủ Tịch muốn gọi điện cho tơi ở Mã Lai thì ln ln nhờ bà nối dây liên lạc (vào thời đó Chủ Tịch khơng chịu dùng điện thoại di động, mà chỉ dùng điện thoại bàn).
Bà Catherine Prigent vừa xấu, vừa mập, nặng hơn 120 kí lơ, và cơ thể của bà lại có mùi làm cho người đối thoại đứng gần rất khó chịu. Trơng bà rất nặng nề đến mức ai cũng thương, và người trong cơng ty cũng biết thế nên khơng ai có ý gì để phiền bà. Bà góa rất sớm, thêm vào đó chỉ có một đứa con trai, nhưng lại mắc một bệnh hiểm nghèo mà y khoa ngày nay chưa có thuốc chữa – bệnh tự kỷ!
Thế nhưng tơi rất q bà, vì bà là mối liên hệ thật sốt sắng đáng yêu của tôi với Chủ Tịch tập đồn. Tơi ở Mã Lai, thỉnh thoảng muốn trò chuyện với Chủ Tịch, thế là bà Catherine sẽ “rình” lúc ngài vui vẻ rảnh rang. Chính đó là lúc tơi được thoải mái nhất để chia sẻ với lãnh đạo tối cao, và nhờ bà mà tơi ln ln có được những giây phút đó.
Bà có một bí mật riêng chỉ chia sẻ với tôi và vài người thân. Vốn cha bà xưa kia làm việc tại Việt Nam trong những năm 1940, 1950 nên nhà bà còn giữ khá nhiều đồ cổ của đất Việt. Bà quý những kỷ niệm này của cha lắm. Bà gói ghém các bàn tủ vào trong những khổ vải thật to, thật dầy và gửi tất cả tại một công ty cầm đồ quý. Bà kể với tơi rằng một nửa lương của mình là để ni con, gần một nửa còn lại là để trả phí cho tiệm cầm đồ. Cịn bà chỉ uống nước lọc mà vẫn mập, như bà thường vừa đùa vừa nói.
Một hơm bà gọi cho tơi, nói rằng con trai đang bị bệnh hoành hành nên bà sẽ phải bán một cái bàn thờ cổ để trả chi phí cho bác sĩ, nhưng bà chỉ muốn bán cho tơi vì tơi là người Việt Nam. Tơi đưa bà một ít tiền để liệu những chi phí ban đầu, tuy nhiên tơi cũng nói với bà rằng mình khơng chơi đồ cổ, và cũng kiêng không đem bàn thờ nhà khác về nhà mình!
Ngày tơi về hưu, chính bà lo thủ tục cho tơi tại Paris. Thủ tục hành chính về hưu khá vất vả, và nếu khơng có bàn tay của bà thì tơi đã phải về Paris cả tháng để lo việc này. Xong xuôi, tôi lại tặng bà một số tiền khá lớn. Bà nhận nhưng chỉ xin mượn, mặc dù cũng nói với tơi rằng khơng biết bao giờ bà mới trả nợ được với số lương ít ỏi của mình. Tơi giải thích cho bà rằng đứa con của bà cũng là đứa con của cả xã hội, và như thế thì cũng ít nhiều là đứa con của gia đình tơi.
Dun số khơng cho tơi cơ hội gặp lại bà, vì tơi khơng sống tại Paris. Tuy nhiên, khi quyết định kể về các phụ nữ trong đời nghề nghiệp của mình, tơi khơng thể qn bà.
If you want something said, ask a man; if you want something done, ask a woman.