Vui vẻ, không bao giờ tỏ ra phật lòng hay hấp tấp

Một phần của tài liệu Một đời thương thuyết: Phần 2 (Trang 44 - 45)

tấp

Trong số những người bạn nước ngoài của tôi, có rất nhiều người yêu mến con người và văn hóa Việt Nam. Nhưng song song, họ thấy chúng ta rất khó hiểu. Họ thấy chúng ta rất dễ buồn hay phật lòng, rất dễ mất mặt, dễ có mặc cảm. Lúc vui thì chúng ta cười hô hố, lúc thương ai thì hấp tấp giúp đỡ, lúc ghét thì ngồi chung một bàn cũng không đặng.

Và tất nhiên họ cứ hỏi tôi phải cư xử ra sao trước những tình huống khó lý giải như vậy, vì trước cùng cảnh ngộ họ không phản ứng như chúng ta!

Tôi cũng không biết nốt, vì thật tình, ngay giữa chúng ta cũng đã rất khó biết cư xử sao cho phải lẽ rồi.

Để trở về mục chính là thương thuyết, tôi có lời khuyên là chúng ta nên luôn luôn giữ thái độ ôn tồn, lý luận và giải bày. Chúng ta có thể cư xử bằng… tim, ruột, gan, lòng trong những quan hệ bình thường, để cho sự xúc động được giải thoát. Nhưng khi vào thương thuyết thì chúng ta phải giữ nguyên lý trí sáng suốt, cho dù người ngồi trước mặt có là kẻ thù cá nhân chăng nữa!

Bạn không nên quên rằng những đối tác thương thuyết chúng ta gặp là những người không quen biết từ trước, với văn hóa khác chúng ta, và điểm tương đồng duy nhất là họ tới để đạt một kết quả mua/bán hay cộng tác. Họ cũng như chúng ta,

không muốn thất bại, và họ cũng chấp nhận trước những khó khăn và những hy sinh phải có. Thêm vào đó, họ không quên rằng mình chỉ là đại diện cho một tập thể cho nên càng phải gác xúc cảm cá nhân lại và chỉ dùng lý trí để xử lý. Do đó, bạn ạ, có gì đâu mà phải phật lòng? Hãy cùng nhau tìm những giải pháp hay mô hình tiến đến được sự thỏa thuận.

Nếu nhìn cuộc thương thuyết một cách bàng quan như thế thì nó giống như một chuyến đi cùng tàu. Trong chuyến đi, mỗi phe phải giải bày một cách ôn tồn những ý muốn, những rào cản, những đòi hỏi, những mong mỏi để rồi khi tàu cập bến thì tất cả những bất đồng cũng được san bằng. Chỉ đơn giản có thế thôi. Mặc kệ nếu họ là một người da đen hay trắng, nếu họ theo đạo Phật, Thiên Chúa hay đạo Hồi, nếu họ vô học hay tiến sĩ, nếu họ là nguyên thủ quốc gia hay một anh công chức thấp… Mặc kệ nếu họ không nói được tiếng Việt, hay mình không nói được tiếng của họ.

Cả hai bên phải nhớ bỏ những khác biệt hay mặc cảm vào tủ lạnh, bỏ tự ái vào trong túi, người với người đi tới sự thỏa thuận. Vì thỏa thuận là thành công. Không thỏa thuận là thất bại, chỉ có thế thôi.

Một phần của tài liệu Một đời thương thuyết: Phần 2 (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)