Nói chuyện về nghề nghiệp, chức vụ và lương bổng

Một phần của tài liệu Một đời thương thuyết: Phần 2 (Trang 140 - 142)

vụ và lương bổng

ôi dành chương kề cuối này để bàn về những đề tài mang tính cá nhân hơn.

Cuộc đời lắm lúc tôi cũng thấy lạ. Khi còn trẻ, ai cũng phải tranh thủ hụt hơi mới mong có ngày được lên chức hay tăng lương. Đến khi gần tuổi hưu trí chỉ mong công việc cho nhẹ, thậm chí muốn được về nghỉ sớm, thì xã hội lại cứ nhắm vào mình, mời tham gia việc này, chủ trì việc nọ. Hồi còn trẻ, chỉ mơ có ngày lên làm trưởng phòng hay giám đốc, đến khi cao tuổi thì không lúc nào được yên, phản ứng tự nhiên là tránh né những kẻ cứ muốn kéo mình vào làm việc, thậm chí giao cho mình đủ loại trách nhiệm, trong đó có những chức “bự” như chủ tịch hay tổng giám đốc công ty. Khi có sức, không ai cho làm. Khi chí khí đã mòn thì xã hội cứ động viên. Thật trái khoáy!

Do đâu có những nghịch lý đó?

Tôi chưa bao giờ đi làm tại Việt Nam dù suốt một cuộc đời bôn ba khắp năm châu. Do đó tôi phải khiêm tốn và tự cấm mình nói về cách tiến thân và thương thuyết lương bổng trên thị trường việc làm tại Việt Nam.

Đường của Pháp (thuộc 3 trường cao đẳng hàng đầu) tôi đã đi qua ở đất người tất cả những chặng đường mà bất cứ một nhân viên nào cũng phải qua nếu như không có ai đỡ đầu, thậm chí thổi lên. Cái thang xã hội tôi phải leo không thiếu bậc nào, không ai nghĩ phải tặng cho tôi một ưu đãi nào. Tôi thuộc trường hợp phải đi làm hàng ngày để sinh sống ngay từ khi ra trường và người bạn tư vấn duy nhất của tôi là nhật báo và các mục rao vặt kiếm nhân viên. Tôi từng làm kỹ sư tư vấn tại những công ty marketing, tính toán dự án, ước lượng tính khả thi kinh tế và tài chánh của những dự án lớn. Sau đó tôi đã vào một công ty lớn chuyên về điện lực và đường sắt. Tôi đã làm từ Kỹ sư trưởng lên tới Phó Giám đốc, rồi được giao chức Chủ nhiệm mạng quốc tế của tổng công ty. Sau đó tôi đã sang công ty lọc nước từ sông, lên đến chức Tổng Giám đốc vào những năm tuổi mà người khác đã trở thành tỷ phú. Sau cùng tôi mới lên tới nấc cuối cùng của đời chuyên viên là Chủ tịch công ty. Vào cùng tuổi đó thì ông Bill Gates đã là người giàu nhất thế giới từ lâu, và ông Steve Jobs đã chế ra chiếc iPhone. Cũng vào tuổi đó thì ông Clinton đã trở thành Tổng thống Hoa Kỳ. Nói thế để luôn luôn tự nhắc nhở mình thật bé nhỏ trong cộng đồng, do đó phải thật khiêm tốn. Nhưng điều mà tôi hơn tất cả các ông ấy là tôi đã làm đủ mọi nghề, nắm đủ hết các nấc chức vụ, miệt mài leo thang từng bước với sức tay và trí khôn. Và nhất là tôi đã làm những việc đó tại nước người, nói tiếng người, đua với công dân các nước sở tại. Tôi đã bị chấm điểm theo kiểu thiên vị ngược, mà hễ cứ bằng điểm thì phải nhường chỗ cho con ông cháu cha của xứ người ta.

Tôi không kể đến những năm chưa tốt nghiệp, phải làm đủ mọi nghề lao động để sinh tồn. Những kinh nghiệm trong khoảng thời gian này không đáng kể vì thời đó làm chi có

chuyện thương thuyết lương bổng. Khi làm việc chân tay, may lắm là mỗi buổi sáng các ông sếp công trường nhận cho làm việc thêm một ngày. Và nếu các ông ấy thương lắm, thì đến trưa vào giờ ăn các ông ấy cho đi theo hầu nước.

Một phần của tài liệu Một đời thương thuyết: Phần 2 (Trang 140 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)