Chuyện giữa sếp và thuộc cấp

Một phần của tài liệu Một đời thương thuyết: Phần 2 (Trang 149 - 153)

thương bạn thì bạn mới có phần thưởng. Nhưng thế nào là thương? Có sếp thì rất thích bộ hạ tuân lệnh như trong quân đội vậy; có ông lại thích được nghe phản biện (dịu dàng thôi bạn ạ); có người rất quý chuộng nhân viên nói ít làm nhiều; có người ngược lại, thích nhân viên vui vẻ láu táu. Bất kể ra sao, bạn chỉ nên nhớ một điều: sếp nào nói cũng đúng cả! Mà cho dù họ nói sai, thì họ vẫn đúng. Nếu bạn lỡ cho ông sếp nào hiểu là ông ta sai bét thì ngày khai tử của bạn đến rồi đấy, vì dù có sai, người ta đôi khi cũng có lý do để nói sai, bạn có biết nội tình trong đó đâu mà phán. Họ cũng có sếp của họ, và sếp của họ cũng có sếp nữa. Nếu như ông trên cùng sai bét rồi thì các sếp dưới cũng phải chấp nhận thôi. Công ty đâu phải là nơi để biểu diễn màn dân chủ? Ông chủ là ông chủ. Bạn không bằng lòng thì bạn phải ra đi, vì luật bất di bất dịch là người trả lương cho bạn có thể đòi hỏi bạn phải thực hiện chương trình họ quyết định.

Cũng có một loại thương thuyết khác tôi phải nói tới để cho cuốn sách được đầy đủ: trường hợp bạn là sếp phải thương thuyết với nhân viên. Bạn tưởng dễ, nhưng không đâu. Chịu dưới quyền cũng khổ mà thực thi quyền cũng khổ.

Tôi sẽ kể cho bạn nghe một chuyện thật trong công ty của tôi. Vào năm 2002, một trong những công ty bên Mã Lai của tôi phải thay Tổng Giám đốc người Pháp. Ông này hết nhiệm kỳ ba năm nên xin về Pháp. Tôi là Chủ tịch Công ty, phải kiếm người thay thế. Biết chọn ai bây giờ? Bổn phận của một Chủ tịch chỉ vỏn vẹn có vài chuyện, trong đó có việc bổ nhiệm nhân viên cao cấp. Ý riêng của tôi là chọn người trong công ty, với lý do rất đơn giản là vì công ty làm những việc mang tính kỹ thuật rất cao nên khó kiếm người ở ngoài. Và thế là bên trong công ty, bọn họ “đánh nhau như mổ bò”! Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc

hành chánh và nhân sự, Giám đốc tài chánh, và Giám đốc kỹ thuật là bốn người tranh giành chức vị Tổng Giám đốc.

Tôi bèn nghĩ ra một kế dễ thực hiện. Tôi gọi cả bốn lên phòng và cho họ chọn giữa giải pháp mướn người từ ngoài hay bổ nhiệm người ở trong lên chức Tổng Giám đốc. Họ phải bầu kín, và cuối cùng đều bầu cho giải pháp bổ nhiệm bên trong.

Tôi đề nghị cả bốn bầu kín lần nữa xem họ bầu cho ai trong số họ, là cao thủ ngồi xung quanh tôi. Luật chơi là không ai được bầu cho chính mình. Cuối cùng ba người đồng thanh bầu cho Phó Tổng, còn chính anh ta thì bầu phiếu trắng cho tất cả những người kia!

Tôi thẳng thắn cho họ biết mình bất bình vì họ cứ đấu đá với nhau nhiều, và nếu tôi bổ nhiệm Phó Tổng thì rồi họ sẽ vẫn tiếp tục đấu đá với nhau thôi. Lúc ấy, họ mới hứa với tôi sẽ không có chuyện đó. Tôi bèn bắt họ ký vào văn bản rằng: Hễ xích mích vô cớ với nhau thì tôi sẽ thẳng tay mướn Tổng Giám đốc từ ngoài vào, và cả bốn đều ra cửa. Nhưng tôi cũng hứa rằng nếu làm việc ôn hòa và đạt được kết quả tốt, tôi sẽ thưởng lớn.

Bạn ạ, chẳng phải nói, cả bốn đều biết điều và mọi chuyện diễn biến tốt đẹp. Thực ra, kế của tôi có gì là quỷ quái đâu? Tôi chỉ áp dụng đúng nguyên tắc “cái roi và củ cà rốt”, tục lệ Pháp gọi thế là cả phạt lẫn thưởng. Chỉ áp dụng một trong hai thì sẽ không đạt được kết quả mong muốn, nhưng áp dụng cả hai vô cùng hiệu quả.

* * *

Chuyện kể thì nhiều, nhưng nói tóm lại, bạn đừng tưởng trong nghề nghiệp nhất thiết cần thương thuyết mới tiến đâu!

Có cả ngàn ví dụ những nhân vật lên chức rất cao mà chưa bao giờ phải tìm kiếm, đòi hỏi, bày biện, thương thảo. Cái duyên may của nghề nghiệp cũng giống như một thứ nghiệp chướng, muốn tránh cũng không được. Nói đâu xa, biết bao nhiêu nguyên thủ quốc gia là một đứa trẻ nghèo khi còn bé, thậm chí có cả trẻ mồ côi không có ai nuôi.

Bạn có thể hỏi ngược lại rằng hàng ngày chúng ta được trông thấy thiên hạ thương thuyết nghề nghiệp ráo riết và đạt được kết quả. Ví dụ gần nhất là những cầu thủ bóng đá, có cầu thủ được đưa giá lên đến hàng mấy chục triệu euro. Nhận xét của bạn đúng, không thể chối cãi rằng nếu họ không thương thuyết ráo riết chưa chắc gì giá của họ lên cao vậy. Ngạn ngữ Pháp có câu: “Cái ngoại lệ là bằng chứng xác nhận rằng thông thường có lệ!”. Bóng đá là ngoại lệ cũng như một số bộ môn thể thao hoặc thao diễn khác. Cầu thủ chỉ kiếm tiền trong rất ít năm nghề nghiệp. Thêm vào đó, họ phải trả cho trung gian một số tiền rất lớn. Bạn không thể nào ví bạn như một cầu thủ bóng đá, vì sự nghiệp của bạn sẽ kéo dài trên 30 - 40 năm. Thế rồi bạn chắc không quên rằng thế giới chỉ có một vài tài năng xuất chúng thôi, như Zidane, Messi, Pelé, Ronaldo. Cái gì chỉ có một trên thế giới giá cũng cao. Còn bạn? Có cả trăm, cả nghìn người giống bạn, tốt nghiệp như bạn, có khả năng như bạn, do đó khó lòng bạn có thể thuyết phục rằng bạn là một nhân vật hiếm hoi. Nhưng nói cho cùng, bạn có nghĩ thật rằng Messi có thể tố giá lên cao mãi không? Tôi không nghĩ có thể. Vì đội bóng mua họ cũng không sẵn sàng mua họ với bất cứ giá nào. Do đó, ngay trong phạm vi bóng đá, tôi cũng không tin rằng việc thương thuyết sẽ có nhiều hiệu quả như mong đợi đâu. Cái gì cũng phải có lý lẽ của nó.

chuyện gì phải tới sẽ tới. Xã hội sẽ đánh giá bạn đúng. Chẳng chóng thì chày bạn sẽ có trách nhiệm tương đương với khả năng của mình. Hãy cứ mỗi ngày cố gắng thêm một tí, tiến một tí, rồi trong tinh thần đạo lý, bạn cứ lững thững nghĩ tốt, nói tốt, làm tốt. Lúc xui thì mặc xui, lúc may thì mặc may. Sông có khúc, người có lúc, nhưng sớm hay muộn chuyện gì phải tới sẽ tới.

Luật tự nhiên là không xã hội nào để một người có khả năng mà lại phải về lâu về dài làm mãi một việc không xứng đáng với họ. Xã hội sẽ cần tới bạn, họ sẽ tận dụng khả năng của bạn. Bạn khéo thì bạn sẽ đi nhanh hơn một chút. Bạn thật thà chậm chạp thì bạn cũng vẫn sẽ tới đích vì sẽ không có ai cản bạn đâu… Bạn cứ yên tâm bước từng bước chắc chắn.

Rốt cuộc bạn sẽ không phải thương thuyết với ai đâu, bạn ạ! Nghịch lý của thương thuyết cho sự nghiệp là thực ra không có thương thuyết gì hết, trừ một vài trường hợp hơn kém chút đỉnh mà cuối cùng cũng sớm phục thiện với lý trí mà thôi. Thị trường công việc là nơi gạn lọc rất tinh tường. Kẻ giỏi không thoát mắt xanh của các chủ công ty, kẻ xoàng cũng không làm ai nhầm lẫn lâu dài.

Một phần của tài liệu Một đời thương thuyết: Phần 2 (Trang 149 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)