Hiểu được nhau: kỹ thuật truyền thông!

Một phần của tài liệu Một đời thương thuyết: Phần 2 (Trang 78 - 80)

Hiểu và thông cảm không phải là chuyện đơn giản. Mỗi chúng ta đều gặp rất nhiều tình huống kiểu như “Tôi đã nói rõ cho ổng cả chục lần rồi… Ủa anh nói hồi nào mà không thấy ổng hiểu…”. Thì ra nói thì có nói nhưng hiểu lại không hiểu. Vậy thử hỏi quan trọng là “đã nói” hay “đã hiểu”?

Tôi còn nhớ trong một chương trình đào tạo, một huấn luyện viên đặt học viên chúng tôi vào trong một cuộc chơi “thật”. Huấn luyện viên hỏi: Khi một người phụ nữ khen áo đỏ của tôi đẹp thì có nghĩa là gì, tôi phải hiểu như thế nào? Có phải áo đẹp do mầu đỏ, hay có phải cô ấy ngụ ý là thấy tôi đẹp với áo

đỏ? Hay cô ấy muốn hỏi mua chỗ nào để mua cho chồng hay bạn của cô ấy một cái tương tự? Hay cô ấy muốn tỏ tình? Còn một vài giả thuyết nữa… tùy theo trí tưởng tượng của bạn. Đến khi người ta hỏi trực tiếp người phụ nữ thực sự muốn nói gì về chuyện áo đỏ, thì cô ấy chỉ muốn nói là màu đỏ của áo có ánh rất dẹp, ít khi thấy màu đỏ nào tươi như thế. Nhưng cô ấy có nói thật không? Rồi cô ấy nghĩ người áo đỏ hiểu gì khi cô khen

áo của người ấy? Giữa việc nói với việc hiểu đã có khác biệt, huống chi giữa ý muốn nói và muốn hiểu!

Vậy xin hỏi lại các bạn nếu cô ấy cứ khư khư nói “Áo đỏ của ông đẹp” thì rõ ràng cô ấy không nắm vững nội dung của lời nói và kỹ thuật trình bày. Trong một cuộc thương thuyết long trọng thì đáng lẽ phải phát biểu như sau: “Tôi muốn mua cái áo màu đỏ giống của ông. Áo này có một màu đỏ rất đặc biệt, ít khi thấy. Tôi đang tìm áo có màu đỏ chính xác này, không phải màu đỏ khác”! Và có thể nói thêm: “Để nói cho rõ, kiểu áo không quan trọng đối với tôi. Tôi chỉ tìm đúng cái màu đỏ đó thôi! Còn tôi thực sự không quan tâm đến người mặc áo đó”.

Theo các bạn, nói như thế trong cuộc thương thuyết có đủ rõ chưa? Vẫn chưa bạn ạ! Cô ấy phải hỏi thêm: “Tôi không biết mình nói như thế đã rõ chưa, xin phép hỏi lại ông là ông nghe, ông hiểu như thế nào, xin ông nói lại cho chắc rằng ông đã hiểu ý tôi, trước khi chúng ta tiếp tục thương thuyết…”

Thế đấy bạn ạ. Không thể qua quít, hời hợt cho rằng cứ nói áo đỏ đẹp là tưởng đối tác đã hiểu đúng cái gì mình muốn họ hiểu.

Trong thương thuyết, mỗi khi đưa ra một ý mới, phải chắc chắn bên kia hiểu đúng điều bạn muốn họ hiểu và bạn cũng phải kiểm tra thêm xem họ có hiểu đúng không! Bởi vì nếu họ không hiểu đúng, tất cả nội dung của cuộc đàm phán từ đó không còn

chút ý nghĩa gì nữa, phí cả công lẫn thì giờ. Tiếp tục thương thuyết trong khi ngay từ giả định đã bị hiểu sai lệch thì giống như đi vào rừng bị lạc, nếu cứ thế mà tiếp tục đi thì tất nhiên càng đi càng lạc.

Một phần của tài liệu Một đời thương thuyết: Phần 2 (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)