Những nguyên tắc của người thương thuyết và cuộc thương

Một phần của tài liệu Một đời thương thuyết: Phần 2 (Trang 69 - 71)

thương thuyết và cuộc thương

thuyết

rong một đời người, có lẽ phải có đến hàng trăm ngàn cuộc thương thuyết.

Ngay khi còn nhỏ, chỉ xin một cái kẹo, một miếng bánh, cũng vẫn có đứa trẻ xin khéo léo hơn những đứa khác, biết hứa với cha mẹ sẽ học giỏi, ngoan ngoãn, biết nghe lời. Dám hứa hẹn như thế, dùng những lời lẽ ngọt ngào như vậy cha mẹ nào nỡ từ chối. Tính khéo buôn khéo bán như có ngay từ hồi bé…

Đến tuổi thanh thiếu niên, khi nhu cầu cuộc sống đã nhiều hơn, tất nhiên cơ hội trao đổi nhiều hơn. Mỗi cuộc trao đổi là một lần thương thảo nhỏ. Rồi chuyện trai gái dậy thì cũng lại phải một vài phen thuyết phục trước khi cưới hỏi, còn đến khi muốn cưới thật thì lại cả một cuộc thương thuyết giữa nhà trai và nhà gái. Hỏi vợ hỏi chồng bao giờ cũng là một cuộc cân nhắc thương thảo với chính bản thân trước đã - nhận hay không nhận, rồi sau đó, nhà gái và nhà trai phải đàm luận tế nhị nhưng nghiêm túc về lễ nghi, lễ vật, trầu cau, hoa quả, trang sức cho cô dâu… Cuộc hội đàm giữa hai gia đình tuy ấm áp

nhưng không kém phần gay go, vì tất nhiên có những đòi hỏi từ hai phía, đôi khi chứa hàm cả một chút tố tụng đay nghiến lấy nguồn từ giai cấp xã hội.

Đến khi vào đời nghề nghiệp, mỗi ngày đi qua là hàng trăm chuyện phải suy tư, cân nhắc, lúc đó mới khám phá ra rằng không có món quà nào trên cuộc đời miễn phí, giữa không khí tuy thân mật nhưng ngột ngạt của công việc. Trong nhiều năm nghề nghiệp, những sự ganh tị dĩ nhiên giữa đồng nghiệp, những cuộc gặp gỡ đầy khúc mắc với khách hàng hoặc thầu chính/phụ hẳn sẽ dành những thành quả tốt hơn cho những người khôn khéo, biết thuyết phục và gây sự tín nhiệm, rành việc trao đổi đổi trao, nếu so với những bạn đồng nghiệp kém năng động và tâm lý.

Cứ như thế, mỗi ngày qua là một chuỗi sự cố bắt buộc bạn phải thương thuyết, với các cơ quan hành chánh, ngân hàng, những nơi mua bán, những nhân vật bạn có cơ hội chia sẻ quyền lợi hay bất cứ cái gì khác.

Tóm lại, bạn sẽ không tránh được việc phải thương thuyết suốt đời, hàng ngày, hàng giờ. Và đó là chưa kể những cuộc thương thuyết nội bộ, mà khó nhất là với chính bản thân và với người bạn đồng hành trăm năm!

Lắm lúc bạn tự hỏi làm sao học được những phương thức giúp cho thương thuyết khéo léo hơn, hiệu quả hơn. Còn những bạn học hỏi để thành công trong thương thảo trên khắp mọi thương trường trên thế giới sẽ tự hỏi có cách nào đưa kỹ năng lên hàng nghệ thuật! Trong một chương trước tôi có dịp nói về khả năng bẩm sinh, cũng như kết quả của sự học tập cần cù. Không thể chối cãi được rằng có nhiều người có khiếu thực sự, nhưng thiết tưởng khiếu chỉ đáp ứng ít nhiều với những cuộc thương thảo thường nhật. Đến khi phải thương thuyết những

dự án lớn, cầu kỳ, hoặc phải đối phó với những sự việc hội họp đông đối tác, chắc chắn sự cân nhắc nội dung và sự chuẩn bị kỹ lưỡng mới giúp bạn đi đến kết quả mong muốn, hay ít nhất sẽ giúp bạn thương thuyết một cách tự tin và thoải mái.

Thật vậy, nhiều bạn rất khớp trước khi phải phát biểu trước người lạ, thậm chí trong một phòng họp nhỏ với những người chưa bao giờ quen biết từ trước. Thái độ rụt rè đó thực ra không đúng đắn. Bạn có toàn những điều chính đáng muốn chia sẻ với những người tới để nghe, vậy có gì phải e ngại? Cứ mạo muội, mạnh dạn, thậm chí hồn nhiên mà phát biểu!

Có thể nói thương thảo phải là thái độ tự nhiên của bất cứ ai vào thế kỷ thứ 21 này. Thế giới đã phẳng, đã được toàn cầu hóa. Chưa bao giờ ngôn ngữ của khắp nơi trên thế giới lại gần “ngôn ngữ chung” như thế, có lẽ do tính cách vô biên giới của truyền thông, sự có mặt công khai của các mạng xã hội, tính cách mạnh dạn của văn hóa ngày nay. Thời bây giờ, việc gì cũng phải thương thảo vì ai ai cũng phải được hài lòng, không ai có thể gây áp lực cho bất cứ ai, không ai sẽ chấp nhận bị ép buộc. Thế giới của dân chủ, thế giới của bình đẳng là thế. Thế giới tiến

Một phần của tài liệu Một đời thương thuyết: Phần 2 (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)