Ngôn ngữ cơ thể với người nước ngoà

Một phần của tài liệu Một đời thương thuyết: Phần 2 (Trang 51 - 53)

Thường thường, ngôn ngữ cơ thể ở các nước giống nhau. Với nhịp độ toàn cầu hóa, tất cả những hình ảnh trên tivi, Youtube, và các phương tiện truyền thông đều có tác dụng làm cho tất cả dân trên thế giới nhập lòng một phong cách chung. Và mỗi khi họ ở trước cùng tình huống, họ thường có ngôn ngữ cơ thể gần giống nhau. Cứ trên đà này, có lẽ một trăm năm nữa ngôn ngữ cơ thể của toàn thế giới sẽ giống nhau.

trong một thời gian ngắn họ sẽ học được cử động tâm đắc này. Khắp mọi nơi trên thế giới người ta vuốt tóc khi đang suy nghĩ về một vấn đề, gãi đầu khi đang phân vân, vuốt mũi khi thấy khó lòng xử lý cái gì đó. Người ta chắp hai bàn tay khi đang tập trung tư tưởng, bẻ ngón tay khi chưa kiếm ra giải pháp.

Nếu không tâm đắc thì hầu hết nhìn xuống đất, đưa tay lên trán che mắt. Và khi cảm thấy thú vị thì hầu hết ai cũng gật gù. Đến khi có người dùng ngón trỏ vào mặt bạn thì rõ ràng họ có cái gì cứng rắn muốn nói với bạn. Người đang khoanh tay sẽ không dễ nhảy vào cuộc chơi. Ngược lại người nào giơ cả hai tay thì có vẻ muốn nhập cuộc. Người ngồi khoanh chân chữ ngũ sẽ chờ thời, còn người để cả hai chân xuống đất và đưa đầu tới một cách xông xáo là người đang chuẩn bị tấn công, bạn nên đề phòng.

Trường hợp nguy hiểm nhất là người đối tác ngủ gật. Bạn ạ, tôi chưa bao giờ thấy ai ngủ thật cả. Có lần, tôi gặp trường hợp của một ông rõ ràng ngủ thật rồi còn ngáy giữa buổi họp nữa. Thế mà không hiểu sao đúng lúc đến lượt mình phát biểu, ông ấy chồm dậy và nói những điều rất ư đanh thép, hợp thời hợp cảnh, làm cho mọi người chung quanh sửng sốt. Từ ngày hôm đó, tôi vẫn tự nhủ không nên coi thường người ngủ trong buổi họp! Động tác ngủ là một thứ ngôn ngữ cơ thể vô cùng nguy hiểm, giống như con cá sấu lặng lẽ chìm dưới nước, chỉ mở một mắt, không đụng đậy, đến khi mồi ngon trên bờ tới gần mặt nước thì nó chồm lên chỉ đớp đúng một cái là mồi bị nuốt gọn.

Ngôn ngữ cơ thể tuy giống nhau nhưng vẫn có ngoại lệ! Người Ả Rập lắc đầu khi họ đồng tình, gật đầu khi họ phản đối, trái ngược hẳn với chúng ta. Người Ấn và Thổ Nhĩ Kỳ cũng vậy. Chỉ một ví dụ thế thôi cũng đủ nói lên việc đoán ý khó làm sao khi theo dõi cử động cơ thể của người đối tác, nói chi đến

những người cười không ra tiếng, đứng ngồi không yên, mắt láo liên.

Bạn ạ, một trăm người là một nghìn kiểu khác nhau, nói sao cho hết, mà biết sao cho chắc! Tôi chỉ có một lời khuyên: bạn hãy rèn luyện linh tính của mình sau nhiều năm tháng nhận xét cử chỉ của đối tác, rồi dần dần bạn sẽ có lối nhìn tinh vi hơn. Dù sao, tôi vẫn không tin ngôn ngữ cơ thể có khả năng giúp bạn hấp thụ tình huống hơn những lời nói được ghi hẳn trên văn bản trong cuộc đàm phán. Linh tính có thể giúp bạn nhưng không thể thay thế được những lời lẽ được chính thức phát biểu một cách công khai và rành mạch.

Một phần của tài liệu Một đời thương thuyết: Phần 2 (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)