c) Nghĩa vụ và quyền hạn của các bên
2.3.4 Hạn chế và nguyên nhân 1 Hạn chế
2.3.4.1 Hạn chế
Hiện nay Chi nhánh đang phải hoạt động kinh doanh thẻ TDQT trong một mơi trường đầy khó khăn. Thẻ TDQT chủ yếu phục vụ đối tượng khách hàng là người có thu nhập ổn định và tương đối để có thể trả nợ tín dụng của thẻ, cịn phần đơng dân cư mới có ý niệm về thẻ thanh tốn thơng thường, chưa coi đó là phương tiện thanh tốn đa tiện ích cho mình. Điều này xuất phát từ thói quen sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế ở Việt Nam và cũng xuất phát từ một thực tế là việc sử dụng thẻ còn hạn chế ở Việt Nam do số ĐVCNT tính trên đầu người quá thấp. Hiện nay các ĐVCNT chỉ mới tập trung ở các thành phố lớn, với các loại hình kinh doanh chủ yếu là nhà hàng, khách sạn, cửa hàng lớn… nên chỉ phục vụ được phần nhỏ khách hàng. Mặt khác các cơ sở kinh doanh cũng có ý muốn thu tiền mặt vừa nhanh gọn lại tránh được sự kiểm soát của nhà nước.
Hệ thống an ninh, phịng ngừa cịn yếu
Mặc dù đã có nhiều quy định, quy trình về dịch vụ thẻ nhưng vẫn có nhiều những thiếu sót hoặc bất cập cần khắc phục và hoàn thiện. Điều này được thể hiện rõ nét qua việc phối hợp giữa các bộ phận tại Chi nhánh, giữa Chi nhánh và Trung tâm Thẻ chưa chặt chẽ và hiệu quả.
Trung tâm Thẻ đóng vai trị rất quan trọng trong hoạt động quản lý rủi ro mang tính tổng thể tồn bộ hệ thống trên cả nước. Đặc biệt trong đó Trung tâm Thẻ là cầu nối thơng tin giữa các chi nhánh trong hệ thống, giữa các chi nhánh với các TCTQT và các tổ chức khác. Là đầu mối thông tin của hệ thống cũng như với các TCTQT. Trung tâm Thẻ đóng vai trị tổng hợp và phân tích thơng tin, từ đó đưa ra những chính sách u cầu đối với các chi nhánh.
Tuy nhiên trong thực tế thì mối liên hệ giữa các chi nhánh là chưa hiệu quả, cịn nhiều thiếu sót, bất cập. Chi nhánh phần nhiều mang tính thụ động trong mối liên hệ với Trung tâm Thẻ: tiếp nhận tra soát khiếu nại từ khách hàng, tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin của Trung tâm Thẻ... Nhìn chung thì thơng tin qua lại giữa Trung tâm Thẻ và các chi nhánh chủ yếu vẫn mang tính một chiều.
Chưa có bộ phận quản trị rủi ro độc lập cho thẻ TDQT
Hiện nay Agribank CN Cầu Giấy vẫn chưa có một bộ phận quản trị rủi ro độc lập, chuyên trách. Hầu hết cán bộ thẻ TDQT vừa phải làm công việc chuyên môn vừa phải thực hiện nghiệp vụ quản lý rủi ro trong phần cơng việc của mình (tất nhiên vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc hai tay cũng như nguyên tắc kiểm tra chéo của ngân hàng). Nhưng việc khơng có sự phân cơng rõ ràng trong cơng việc khiến cho hoạt động quản trị rủi ro vẫn chưa đạt hiệu quả cao.
Bởi nếu có một bộ phận quản trị rủi ro độc lập thì đây sẽ là đầu mối xử lý những vấn đề liên quan đến hoạt động thẻ TDQT. Bộ phận này vừa có trách nhiệm thu thập, phân tích, tổng kết, làm báo cáo về các hoạt động trong lĩnh vực thẻ TDQT, vừa đưa ra những đánh giá những góp ý cần thiết nhằm nâng cao tính an tồn trong hoạt động chuyên môn, đồng thời là đầu mối quan hệ với Trung tâm Thẻ, với các chi nhánh khác trong cung cấp, trao đổi và tiếp nhận thơng tin: các u cầu tra sốt, suất trình chứng từ...từ đó cập nhật phổ biến cho các cán bộ chuyên môn theo từng bộ phận.
Mặt khác việc có một bộ phận quản trị rủi ro riêng không những giúp phân công rõ chuyên môn nghiệp vụ và trách nhiệm liên quan mà còn giúp quản lý tập trung và thống nhất. Tránh tình trạng cán bộ vừa phải làm cơng tác chuyên môn vừa phải đảm đương trách nhiệm quản trị rủi ro. Tất nhiên, trong mỗi nghiệp vụ chun mơn của mình mỗi cán bộ phải ln có ý thức và trách nhiệm về các biện pháp phòng tránh rủi ro cũng như tuân thủ những quy định đã được đề ra. Bởi vì đơn giản nếu khơng có được điều đó thì với mọi biện pháp phòng tránh rủi ro, mọi hệ thống quản lý rủi ro cho dù có chặt chẽ đến đâu cũng khơng thể ngăn chặn được rủi ro xảy ra.