Kiến nghị với các cơ quan hữu trách 1 Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế tại agribank CN cầu giấy (Trang 81 - 83)

c) Nghĩa vụ và quyền hạn của các bên

3.3 Kiến nghị với các cơ quan hữu trách 1 Chính phủ

3.3.1 Chính phủ

Thị trường thẻ TDQT tại Việt Nam hiện đang là đích ngắm của các tổ chức tội phạm thẻ trên thế giới. Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính và thị trường thẻ nói chung, nước ta đang phải đối mặt với sự tấn cơng mang tính tổ chức.

Theo nhận định của ông Lê Minh Loan, Trưởng phòng 3, C50 – Cục cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng cơng nghệ cao Bộ Cơng an cho biết: Tình hình tội phạm làm giả thẻ TDQT diễn biến phức tạp với thủ đoạn ngày càng đa dạng, Việt Nam

đang là “chỗ trũng” của loại tội phạm này. Tuy nhiên trong Bộ luật hình sự Việt Nam (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã có quy định cụ thể về một số hành vi được hình sự hóa. Mặc dù vậy, quy định tại những điều luật này không bao quát hết các loại tội phạm liên quan tới công nghệ cao. Vụ việc mới đây tại Hưng Yên, 6 đối tượng Trung Quốc dùng thẻ ngân hàng giả để rút tiền qua thiết bị thanh toán tự động EDC/POS tại văn phịng Cơng ty xuất nhập khẩu XV Việt Nam nhằm chiếm đoạt tiền, có vụ lên tới hàng chục tỷ đồng đã cho thấy tính chất phức tạp của loại tội phạm này. Thế nhưng, để xử lý cần có cơ sở pháp lý vững chắc. Theo Đại tá Lê Minh Loan, thẻ ngân hàng không coi là tiền, nên không xác định là hành vi thuộc tội liên quan đến tiền giả, mặc dù thời gian qua có vận dụng một số điều luật khác để xử nhưng không đánh giá đúng bản chất của tội phạm, do đó cần tách thành một tội riêng trong Bộ luật Hình sự.

Khơng chỉ thiếu hành lang pháp lý trong việc xử lý các loại tội phạm công nghệ cao để giả mạo trong hoạt động thẻ TDQT, các cơ quan chức năng còn lúng túng khi áp dụng các điều khoản đã có để xử phạt. Bởi lẽ, theo quy định, chỉ khi có cấu thành vật chất tối thiểu là 50 triệu đồng thì hành vi phạm tội mới bị khởi tố.

“Mặc dù các cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều vụ việc đối tượng sử dụng công nghệ cao để gây án, song tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có vụ nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo đúng các Điều 224, 225 và 226 của Bộ luật Hình sự. Có ý kiến cho rằng, một trong những nguyên nhân là do những loại tội này mới chỉ quy định trong luật nội dung mà chưa ghi nhận về thủ tục tố tụng. Chính vì vậy, cùng với việc hồn thiện điều, khoản trong Bộ luật Hình sự, cần sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự để bảo đảm cho việc xử lý tội phạm công nghệ cao được nhanh chóng, kịp thời.”. (Khó

khăn trong xử lý tội phạm công nghệ cao, http://daibieunhandan.vn/default.aspx?

tabid=81&NewsId=341613, ngày 08/04/2017)

Do đó Chính phủ cần sớm ban hành quy định tội danh và khung hình phạt nghiêm khắc trong Bộ luật hình sự cho loại tội phạm sử dụng thẻ TDQT giả và cấu kết lừa đảo giả mạo giao dịch thẻ TDQT. Các hoạt động giả mạo thẻ thường có liên quan đến yếu tố nước ngồi nên Chính phủ có thể tham khảo luật và quy định của các

TCTQT cũng như các quy định của Luật pháp quốc tế để ban hành các điều khoản có tính thực tiễn cao, phù hợp với thông lệ quốc tế, tránh những tranh chấp quốc tế có thể xảy ra mà khơng mâu thuẫn với hệ thống Pháp luật Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế tại agribank CN cầu giấy (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)