c) Nghĩa vụ và quyền hạn của các bên
3.3.2 Ngân hàng Nhà nước
Trong thời gian qua, Trung tâm thơng tin tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam CIC đã phát huy vai trị là một thư viện lưu trữ các thơng tin tín dụng của các tổ chức và cá nhân có quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng. Các thơng tin thu thập từ các tổ chức tín dụng và một số các cơ quan hữu quan khác góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng quản lý tín dụng, phịng ngừa rủi ro cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Hiện tại thẻ TDQT chủ yếu phát hành dưới hình thức tín chấp hoặc thế chấp và mức thế chấp thường cao hơn hạn mức chi tiêu của thẻ. Khi chủ thẻ khơng có khả năng thanh tốn các khoản chi tiêu trong kỳ căn cứ vào các quy định trong Hợp đồng sử dụng thẻ TDQT ký kết giữa NHPH và chủ thẻ, NHPH sẽ chấm dứt hợp đồng sử dụng thẻ. Nếu thẻ được phát hành bằng hình thức thế chấp thì ngân hàng dễ dàng thu hồi được tài sản. Tuy nhiên, khi thị trường tài chính ngân hàng được mở cửa cho các ngân hàng, tổ chức tài chính quốc tế tham dự, cùng với sự phát triển cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường thẻ thì phát hành thẻ tín dụng sẽ trở lại đúng với bản chất của thẻ tín dụng: NHPH căn cứ trên đánh giá của mình về uy tín và năng lực tài chính của khách hàng để quyết định hạn mức chi tiêu và phát hành tín chấp thẻ cho khách hàng. Điều đó cũng có nghĩa là NHPH sẽ phải đối mặt với rủi ro tín dụng trong hoạt động phát hành thẻ TDQT giống như hoạt động cho vay cá nhân và doanh nghiệp của ngân hàng. Bên cạnh việc bản thân các ngân hàng cần xây dựng cho mình một hệ thống chấm điểm khách hàng chính xác, khoa học thì các ngân hàng cũng cần sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước trong việc thu thập và lưu trữ thơng tin tín dụng của chủ thẻ. Trong thời gian tới Ngân hàng Nhà nước cần sớm xây dựng và hồn thiện hệ thống thơng tin tín dụng cho hoạt động thẻ theo hướng : Thu thập các thơng tin về chủ thẻ tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam theo các tiêu thức: số lượng thẻ tín dụng đã phát hành, địa điểm phát hành, tình hình thanh tốn sao kê, thanh tốn nợ
cho ngân hàng phát hành thẻ, có liên quan đến hành vi gian lận trong quá trình sử dụng thẻ bị NHPH chấm dứt sử dụng thẻ chưa ..... Những thông tin thu thập về chủ thẻ sẽ hỗ trợ NHPH đánh giá chính xác chủ thẻ từ đó hạn chế rủi ro trong hoạt động phát hành thẻ TDQT của ngân hàng.
Trong xu thế hội nhập quốc tế về ngân hàng, địi hỏi ngành ngân hàng phải tích cực chủ động hơn nữa trong ban hành các văn bản về hoạt động ngân hàng phù hợp thông lệ quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thẻ TDQT nói riêng. Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã không ngừng xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Hiện nay, để thực thi có hiệu quả chiến lược và kế hoạch hội nhập quốc tế cho ngành ngân hàng, tạo ra một hệ thống ngân hàng hiện đại, an toàn và hiệu quả, đạt chuẩn mực quốc tế và khu vực. Bên cạnh sự nỗ lực và chủ động hội nhập của mình, các ngân hàng rất cần sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước trong việc nhanh chóng hơn nữa về rà sốt và ban hành các văn bản cho hoạt động thẻ TDQT, tạo một hành lang pháp lý cho các ngân hàng an tâm hoạt động và phát triển kinh doanh có hiệu quả. Ngân hàng Nhà nước nên xem xét một số vấn đề sau:
Thứ nhất, đưa ra định hướng và lộ trình phát triển hội nhập chung cho thị
trường thẻ TDQT để các ngân hàng xây dựng định hướng phát triển của mình, tránh chồng chéo, gây lãng phí, dẫn đến khơng tận dụng được các lợi thế chung. Mặc khác, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các TCTQT và các ngân hàng trong việc hoạch định chiến lược khai thác thị trường, thúc đẩy hoạt động dịch vụ thẻ ngân hàng, định hướng ứng dụng các thành tựu của công nghệ thẻ đã, đang và sẽ được áp dụng trên thế giới và trong khu vực.
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp quy về thẻ TDQT: Mặc dù đến
nay dịch vụ thẻ TDQT phát triển với nhiều sản phẩm dịch vụ mới, song các văn bản pháp quy liên quan chưa được cập nhật để tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển dịch vụ, như là các vấn đề an ninh, bảo mật thẻ, những quy định về việc hình thành tổ
chức liên minh và liên minh với tổ chức thẻ nước ngoài, nhất là các quy định và hướng dẫn việc xử lý các tranh chấp, rủi ro, vi phạm trong thanh tốn thẻ TDQT. Do đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hồn thiện khn khổ pháp lý đầy đủ hơn cho mọi hoạt động của dịch vụ thẻ, trong đó cần sớm ban hành các quy định điều chỉnh các hành vi liên quan đến hoạt động phát hành và thanh toán thẻ TDQT, đặc biệt là việc tranh chấp, rủi ro, để làm cơ sở xử lý khi xảy ra.
Thứ ba, có biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với những ngân hàng có biểu
hiện vi phạm quy chế trong hoạt động kinh doanh thẻ TDQT nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng.
Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng phải hồn thiện hệ thống thơng tin tín dụng nội bộ cho hoạt động kinh doanh thẻ TDQT. Thực hiện việc quản lý tập trung cơ sở dữ liệu khách hàng sử dụng thẻ: thông tin cá nhân, thông tin sử dụng thẻ..., thường xuyên cập nhập liên tục, đảm bảo tính chính xác và đồng bộ các thơng tin về khách hàng.