Các phương thức kiểm soát rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế tại agribank CN cầu giấy (Trang 27 - 30)

Né tránh rủi ro: Là việc né tránh những đối tượng, những hoạt động hoặc

những nguyên nhân làm phát sinh tổn thất, mất mát có thể xảy ra. Thơng qua hoạt động thẩm định, xếp loại và sàng lọc khách hàng, đối với những khách hàng đã thấy rõ ràng là có chứa rủi ro lớn, khơng phù hợp với chính sách phát hành thẻ TDQT thì biện pháp tốt nhất là né tránh, từ chối phát hành thẻ.

Ngăn ngừa rủi ro: Bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro, đối với

những trường hợp mà yếu tố rủi ro được xác định nhưng khơng thể khắc phục thì ngân hàng có thể xem xét, cân nhắc để phát hành thẻ và thực hiện việc giám sát nhằm không xảy ra các nguy cơ gây ra rủi ro như: sử dụng sai mục đích của thẻ TDQT để ứng rút tiền mặt tại ĐVCNT, khơng có khả năng trả nợ thẻ….

Giảm thiểu tổn thất do rủi ro gây ra: Đây là biện pháp nhằm làm giảm mức độ

thiệt hại do rủi ro mang lại nếu nó xảy ra. Các biện pháp giảm thiểu tổn thất: Áp dụng sản phẩm thẻ, quy trình cấp phát thẻ phù hợp, ký quỹ, trích lập dự phịng rủi ro…

Chuyển giao rủi ro: Là việc sắp xếp để một vài đối tượng gánh chịu hoàn toàn

hoặc một phần tổn thất xảy ra. Có thể chuyển giao cho cơng ty bảo hiểm, cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh rủi ro… Các cách thức chuyển giao rủi ro: Chuyển giao rủi ro cho bên kinh doanh rủi ro (các công ty bảo hiểm); Chuyên giao rủi ro cho bên mua nợ; Chuyển giao rủi ro cho ngân sách Nhà nước (đối với những khoản theo chỉ định của Chính phủ); Sử dụng cơng cụ phái sinh; Chứng khốn hóa khoản dư nợ thẻ.

Đa dạng hóa: Là việc ngân hàng đa dạng hóa danh mục cho sản phẩm thẻ

TDQT, thực hiện phát hành thẻ với nhiều thương hiệu thẻ và hạn mức khác nhau, nhiều đối tượng khách hàng, không tập trung quá nhiều vào một số ít ngành nghề, lĩnh vực… nhằm mục đích phân tán rủi ro. Bản chất của đa dạng hóa là hạn chế rủi ro đặc thù, rủi ro dao động phụ thuộc một nhóm đối tượng.

1.2.2.4 Xử lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ TDQTa) Phòng tránh rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ TDQT a) Phòng tránh rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ TDQT

Phòng tránh rủi ro là hoạt động quan trọng nhất của hoạt động quản trị rủi ro. Bởi đặc điểm của rủi ro là không thể tránh được, mọi hoạt động đều đi kèm những rủi ro của nó. Nhưng nếu chúng ta biết cách phịng tránh, xây dựng nên các biện pháp hợp lý, chính xác, kịp thời và nghiêm ngặt thì có thể giảm thiểu được một phần hoặc phần lớn rủi ro. Nói một cách khác là giúp cho hệ số an toàn nâng cao, giảm thiểu rui ro tới mức thấp nhất. Nó bao gồm các hoạt động sau:

Bao gồm việc nhận biết và phân biệt các loại rủi ro có thể xảy ra trên cơ sở xác định căn nguyên nguồn gốc, tính chất và đặc điểm của chúng. Đây là điểm mấu chốt trong nội dung phịng chống rủi ro vì nó là cơ sở cho mọi hoạt động khác trong hoạt động quản trị rủi ro.

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, đã có rất nhiều những tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào hoạt động kinh doanh thẻ TDQT. Thẻ TDQT với những tiện ích và công nghệ vượt trội đã và đang xâm nhập vào đời sống của con người và dần dần trở thành một vật khơng thể thiếu trong ví của người tiêu dùng.

Nhưng đi kèm với nó là những rủi ro tiềm ẩn, càng tiện ích bao nhiêu thì càng chứa đựng nhiều rủi ro bấy nhiêu. Bởi vậy mà nạn mất cắp thẻ ngày càng trở nên phổ biến và ngày càng trở thành vấn đề đau đầu đối với các tổ chức thẻ tín dụng vì thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn và nó cũng là sản phẩm của cơng nghệ cao. Vấn đề này đặt nhiệm vụ phòng tránh rủi ro thẻ TDQT vào tình thế ngày càng khó khăn hơn, địi hỏi đội ngũ cán bộ làm công tác này phải thường xuyên tích cực cập nhật, tổng hợp và phân tích thơng tin. Định kỳ đưa ra những đánh giá, báo cáo về tình hình rủi ro để có thể đưa ra những biện pháp phòng tránh rủi ro kịp thời.

Thiết lập một hệ thống các biện pháp an ninh phòng ngừa

Biện pháp an ninh nội bộ bao gồm: các biện pháp bảo mật, an ninh phía trong

ngân hàng nhằm ngăn chặn những rủi ro có thể phát sinh từ nội bộ bên trong như: kiểm soát hồ sơ phát hành thẻ (chứng thực thông tin khách hàng, thông tin đơn vị chấp nhận thẻ, chữ ký...), kiểm kê, kiểm soát thẻ lưu hành và thẻ khơng có giá trị lưu hành để đưa ra những số liệu thực về thẻ, từ đó giúp cho việc quản lý được dễ dàng thuận tiện hơn, thực hiện các quy định về hạn chế và bảo mật thông tin...

Biện pháp kiểm sốt bên ngồi gồm: các biện pháp kiểm sốt phịng ngừa đối

với hoạt động thanh tốn thẻ tín dụng. Biện pháp này được thực hiện với mục đích nhằm đánh giá, phân loại những hoạt động có khả năng giả mạo và rủi ro cao, kiểm tra

tính hợp lệ hợp pháp của thẻ, chủ thẻ cũng như là các giao dịch của thẻ, cảnh báo những trường hợp rủi ro và đưa ra những khuyến nghị nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất...

Hai hoạt động này địi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ cũng như là cung cấp thơng tin qua lại nhanh chóng, chuẩn xác và kịp thời. Gồm các bên:

- Ngân hàng phát hành - Ngân hàng thanh toán - Tổ chức thẻ quốc tế - Đơn vị chấp nhận thẻ - Chủ thẻ

Đây là hoạt động có tính độc lập tương đối nhưng cũng khơng thể tách rời nhau. Trái lại chúng có sự liên quan chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau vì mục tiêu chung là ngăn ngừa rủi ro.

Trích lập quỹ dự phịng rủi ro

Như chúng ta đã đề cập ở trên việc phòng tránh rủi ro là nhiệm vụ quan trọng nhất trong quản trị rủi ro. Việc đó sẽ giúp hạn chế phần lớn khả năng rủi ro xảy ra. Tuy nhiên trong thực tế vì rủi ro ln có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào dù đã thực hiện những biện pháp phòng tránh tốt nhất, thiết lập nên những hệ thống an ninh và bảo mật chặt chẽ, hiệu quả nhất. Vì vậy mà sự cần thiết phải lập một quỹ dự phòng rủi ro cho hoạt động kinh doanh thẻ TDQT là một tất yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế tại agribank CN cầu giấy (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)