Chính sách quản trị rủi ro hoạt động thẻ TDQT tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế tại agribank CN cầu giấy (Trang 59 - 61)

c) Nghĩa vụ và quyền hạn của các bên

2.2.3 Chính sách quản trị rủi ro hoạt động thẻ TDQT tại Chi nhánh

Quy định chung tại Chi nhánh:

Ở bất cứ bộ phận nào trong dịch vụ thẻ mọi nghiệp vụ và quản lý đều được thực hiện theo nguyên tắc hai tay.

Bảo quản thẻ và mã số cá nhân: có két riêng để lưu trữ thẻ, PIN và các chứng từ cấn thiết. Kho, két đủ tiêu chuẩn bảo mật an ninh để bảo quản thẻ và các thiết bị có liện quan, có ít nhất hai người giữ chìa khố và mã riêng biệt. Việc bảo quản thẻ và mã số cá nhân được thực hiện theo nguyên tắc bảo quản chứng từ có giá theo quy định của Agribank

Phân quyền truy cập hệ thống: phải quy định phân quyền rõ ràng và đảm bảo tính kiểm tra kiểm sốt cao trong từng phân đoạn nghiệp vụ và đặc biệt đối với việc truy nhập hệ thống quản lý thẻ. Tuân thủ theo đúng quy định hiện hành về bảo mật an ninh trong nghiệp vụ của Agribank. Các dữ liệu trên hệ thống quản lý thẻ cần được kiểm sốt viên hoặc phụ trách phịng nghiệp vụ phụ trách chặt chẽ bảo đảm tính chính xác.

Kiểm tra các báo cáo rủi ro về phát hành và sử dụng thẻ TDQT hàng ngày từ Trung tâm Thẻ Agribank. Các báo cáo này bao gồm:

- Cảnh báo về tần suất sử dụng thẻ, thẻ chi tiêu với giá trị lớn, thẻ nghi ngờ bị giả mạo đến từ khu vực có tỷ lệ giả mạo cao…

- Báo cáo các tài khoản thẻ chi tiêu vượt quá hạn mức. - Báo cáo giao dịch bị từ chối do.

Mặt khác, để phòng ngừa và hạn chế rủi ro, không chỉ riêng Agribank CN Cầu

Giấy, các bên tham gia đều phải thực hiện đầy đủ và đúng quy trình, chế độ trong phát hành và thanh tốn thẻ. Các quy định này được Agribank xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn chung của Ngân hàng Nhà nước và các quy định của TCTQT. Ngồi ra Agribank là thành viên chính thức của các TCTQT, vì vậy Agribank có điều kiện tham gia vào hệ thống xử lý, trao đổi thông tin và quản lý rủi ro trên phạm vụ tồn cầu thơng qua một hệ thống mạng trực tuyến. Mặt khác, các chương trình tập huấn, dịch vụ hỗ

trợ, đào tạo nghiệp vụ mà TCTQT thực hiện đối với các thành viên của mình, trong đó có Agribank. Tuy nhiên, vấn đề cốt yếu vẫn là quan điểm, nhận thức của Chi nhánh trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro.

Về phía Agribank CN Cầu Giấy:

- Tuân thủ các quy định và tham gia chương trình quản trị rủi ro của các TCTQT.

- Sử dụng các biện pháp kỹ thuật và nghiệp vụ phù hợp để phòng ngừa rủi ro cho tất cả các chủ thẻ tham gia vào quá trình phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ.

- Tuân thủ các quy định về cho vay phát hành thẻ: thế chấp, bảo lãnh, cầm cố…

- Thực hiện việc thẩm định khách hàng và ĐVCNT chính xác.

Về phía Trung tâm Thẻ:

- Phối hợp với các chi nhánh và các đơn vị trong Agribank để trao đổi, xử lý thông tin về thẻ.

- Phối hợp với các cơ quan pháp luật trong nước và quốc tế trong phòng chống tội phạm giả mạo thẻ.

Về phía chủ thẻ:

- Tuân thủ các quy định trong hợp đồng sử dụng thẻ.

- Nắm vững cách sử dụng thẻ, lưu hóa đơn, thanh tốn sao kê, thủ tục khiếu nại, tranh chấp.

- Thực hiện tốt việc bảo mật thẻ, liên hệ ngay với Chi nhánh khi có mất mát, thất lạc thẻ hay thay đổi về địa chỉ liên hệ.

Về phía ĐVCNT:

- Tuân thủ các quy định về chấp nhận, thanh toán thẻ của Chi nhánh. - Nắm vững cách phân biệt thẻ giả, cách sử dụng sách thẻ cấm lưu hành, thủ tục thanh toán với ngân hàng.

- Thực hiện đúng quy định về tra soát, khiếu nại, tranh chấp. - Quản lý, bồi dưỡng trình độ đội ngũ nhân viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế tại agribank CN cầu giấy (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)