8. Cấu trúc của luận văn
1.4.9. Quản lí các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy môn Toán ở
trường THCS
Trong các nội dung quản lí HĐDH môn Toán thì để việc quản lí diễn ra thuận lợi góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả HĐDH môn Toán, nhà quản lí cần đảm bảo các điều điện sau:
Thứ nhất, tăng cường, khai thác, quản lí và sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị dạy hiện có của trường.
Thứ hai, huy động nguồn lực tài chính trang bị trang thiết bị phục vụ cho HĐDH môn Toán.
Thứ ba, tổ chức phong trào thi đua hai tốt, có biện pháp kích thích thi đua trong đội ngũ CBQL, GV, HS.
Thứ tư, phối hợp và tạo điều kiện cho các lực lượng giáo dục tham gia hỗ trợ, thúc đẩy HĐDH môn Toán.
Thứ năm, tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm dạy môn Toán.
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở trƣờng THCS theo đinh hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018
1.5.1. Các yếu tố chủ quan
CBQL có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng quản lí HĐDH nói chung, quản lí HĐDH môn Toán nói riêng. Muốn thực hiện tốt điều này, đòi hỏi đội ngũ CBQL cần phải có những phẩm chất và năng lực sau:
- Sự quan tâm, chỉ đạo của BGH, tổ trưởng trong hoạt động giảng dạy của nhà trường
- Đội ngũ cán bộ quản lí có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ - GV có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học
1.5.2. Các yếu tố khách quan
- Cơ sở vật chất đảm bảo tốt cho việc đổi mới PPDH, ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường vùng núi như huyện Xín Mần, còn nhiều hạn chế
- Tài liệu tham khảo, SGK, PTDH, cung ứng tốt cho HĐDH môn Toán, chưa được quan tâm bổ sung cập nhật.
- Hoạt động dạy học môn Toán được sự quan tâm của gia đình, xã hội, đa số các học sinh là con em người dân tộc, nên chưa được quan tâm đúng mức.
- Môi trường sư phạm tốt giúp ích cho công tác quản lí hoạt động dạy học môn Toán.
- Thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học môn Toán - Công tác bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu kém môn Toán chưa được xem là nhiệm vụ quan trọng nhất trong HĐDH của nhà trường, chưa được quan tâm sâu sát.
- Chậm đổi mới trong công tác quản lí HĐDH môn Toán, đội ngũ GV chưa chủ động tích cực.
- Thay đổi quan niệm và thói quen dạy học môn Toán của GV là việc không đơn giản
- GV chưa hiểu sâu sắc bản chất của đổi mới PPDH môn Toán
- GV ít viết sáng kiến kinh nghiệm, tự làm đồ dùng dạy học môn Toán - Chưa quản lí tốt việc xây dựng kế hoạch hoạt động của giờ học, hệ thống câu hỏi bài tập
- Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS chưa kích thích tính chủ động, tích cực và khả năng tự đánh giá của HS
- Chưa có thư viện đạt chuẩn theo quy định.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong phạm vi chương 1 của luận văn tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động dạy môn Toán ở các trường THCS theo định hướng Chương trình giáo dục phổ thông 2018, như sau:
- Tác giả đã sơ lược các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, qua đó khẳng định vai trò và tầm quan trọng của việc quản lí HĐDH môn toán ở các trường THCS, qua đó cũng chưa có công trình nào nghiên cứu bài bản về quản lí hoạt động dạy học môn Toán ở các trường THCS Huyện Xín Mần, Tỉnh Hà Giang theo định hướng Chương trình giáo dục phổ thông 2018;
- Tác giả cũng làm rõ các khái niệm hoạt động dạy; dạy môn toán; quản lí hoạt động dạy môn toán;
- Cũng làm rõ lý luận về hoạt động DH môn toán theo chương trình GDPT 2018; và lý luận về quản lí HĐDH môn Toán; Tác giả cũng đã làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí HĐDH môn Toán ở trường THCS.
Trên cơ sở lằm căn cứ, tác giả tiến hành xây dựng phiếu điều tra, khảo sát thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Toán ở các trường THCS Huyện Xín Mần, Tỉnh Hà Giang theo định hướng Chương trình giáo dục phổ thông
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở CÁC TRƢỜNG THCS HUYỆN XÍN M N, TỈNH HÀ GIANG THEO
ĐỊNH HƢỚNG CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018
2.1. Vài nét về tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục & đào tạo của Huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang Xín Mần, tỉnh Hà Giang
2.1.1. Khái quát về kinh tế, xã hội huyện Xín Mần
Huyện Xín Mần nằm cách Thành phố Hà Giang 150km về phía Tây, phía Bắc giáp Mã Quan, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Nam giáp huyện Quang Bình, Phía Đông giáp huyện Hoàng Su Phì, phía Tây giáp huyện Si Ma Cai và huyện Bắc Hà (Lào Cai). Xín Mần có diện tích tự nhiên là 58.702,22 ha, chia thành 19 đơn vị hành chính bao gồm 18 xã và 1 thị trấn: Pà Vầy Sủ, Chí cà, Xín Mần, Nàn Xỉn, Thèn Phàng, Bản Díu, Bản Ngò, Nàn Ma, Nấm Dẩn, Tả Nhìu, Cốc Rế, Chế Là, Ngán Chiên, Trung Thịnh, Thu Tà, Nà Chì, Khuôn Lùng, Quảng Nguyên, Thị trấn Cốc Pài. Toàn huyện có 16 dân tộc anh em cùng chung sống (Nùng, Mông, Tày, Dao, La Chí, Kinh, Phù Lá, Hoa, Pà Thẻn, Cao Lan, Mường, Ngạn, Bố Y, Khmer, Giấy, Cơ Lao, Sán Dìu, Sán Chay). Trong đó có một số dân tộc là người bản địa như Nùng, Mông, La Chí, Phù Lá, Tày, Dao…Huyện có 4 xã biên giới giáp với huyện Mã Quan, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc (Pà Vầy Sủ, Chí cà, Xín Mần, Nàn Xỉn) với chiều dài đường biên giới 31km.
2.1.2. Tình hình Giáo dục và Đào tạo huyện Xín Mần
Theo báo cáo tổng kết năm học 2019-2020 triển khai nhiệm vụ năm học 2020-2021, như sau:
- Về thi đua nâng cao chất lượng giáo dục
Làm tốt công tác tham mưu cho Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, UBND huyện thực hiện các mô hình, cách làm hay, sáng tạo trong quản lý và giảng dạy, thực hiện các phong trào thi đua và tổ chức các kỳ thi, hội thi đối với giáo viên và học sinh đảm bảo an toàn, đúng quy chế. Nhiệm vụ chuyên
môn giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên được triển khai đúng quy định, phù hợp với thực tiễn của huyện. Chỉ đạo các đơn vị trường học xây dựng và điều chỉnh thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường trước tác động của dịch bệnh Covid-19, điều chỉnh khung thời gian năm học, thực hiện giảm tải chương trình các môn học theo hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện nhiệm vụ đối với các trường học.
Triển khai thực hiện các đề án, chương trình, kế hoạch lĩnh vực giáo dục một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể từng cơ sở giáo dục. Hiện nay các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện đang thực hiện trên 100 lớp kiểu mẫu và các Câu lạc bộ học tập với hơn 2.500 học sinh tham gia. Thông qua thực hiện các mô hình đã tạo được môi trường giáo dục an toàn, thân thiện cho học sinh, thu hút sự quan tâm ủng hộ của các cấp, cha mẹ học sinh và học sinh tham gia, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
* Đối với học sinh
Tổ chức tốt các kỳ thi, hội thi, giao lưu cấp trường, cấp huyện và cử học sinh tham gia các kỳ thi, hội thi cấp tỉnh:
- Bậc Tiểu học: 100% các trường tổ chức tốt giao lưu môn Toán, Tiếng Việt. - Bậc THCS: thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp huyện có 12/20 sản phẩm đạt giải; 01 sản phẩm đạt giải nhất cấp tỉnh và được chọn dự thi cấp quốc gia;
+ Thi học sinh giỏi cấp huyện lớp 6, 7, 8, 9 có 215/445 học sinh đạt giải, chiếm 48,31% tăng 9,66% so với năm học trước.
+ Thi chọn HSG lớp 9 cấp tỉnh có 12 học sinh đạt giải.
+ Đạt giải Nhất liên hoan dân ca, dân vũ cho học sinh phổ thông cấp tỉnh lần thứ I năm 2019.
- Bậc THPT: tham gia thi học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh có 02 học sinh đạt giải; tham gia thi Nghiên cứu KHKT cấp tỉnh có 01 sản phẩm đạt giải Nhì; 01 sản phẩm đạt giải khuyến khích.
- Tỷ lệ học sinh THPT của huyện đỗ tốt nghiệp năm 2020 là 298/342 đạt 87,1%, thí sinh tự do đỗ 25/36 đạt 69,4%.
* Đối với giáo viên
Tổ chức các hội thi đối với giáo viên các bậc học: Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, kết quả 262/347 giáo viên đạt giải đạt 75,5% (Mầm non 106/133 đạt 79,69%; Tiểu học 74/120 đạt 61,66%; THCS 82/94 đạt 87,23%); Thi thiết kế bài giảng E-learning cấp huyện 39/55 giáo viên đạt giải đạt 70,9% (Mầm non 10/17 đạt 58,82%; Tiểu học 08/08 đạt 100%; THCS 21/30 đạt 70%). - Chất lượng giáo dục: Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả học lực khối THCS STT Trƣờng lớp Số TS học sinh Học lực Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 1 THCS Tân Thành 6 181 6 3.31 69 38.12 98 54.14 8 4.42 2 THCS Quảng Nguyên 11 398 20 5.03 137 34.42 231 58.04 10 2.51 3 THCS Nấm Dẩn 8 296 8 2.70 97 32.77 189 63.85 2 0.68 4 TH&THCS Tả Nhìu 8 205 10 4.88 72 35.12 119 58.05 4 1.95 5 THCS Cốc Rế 5 174 5 2.87 60 34.48 109 62.64 6 TH&THCS Trung Thịnh 5 167 6 3.59 84 50.30 77 46.11 7 THCS Bản Díu 8 268 14 5.22 109 40.67 145 54.10 8 THCS Thèn Phàng 8 276 5 1.81 93 33.70 178 64.49 9 PTDTBT THCS Bản Ngò 8 269 14 5.20 115 42.75 140 52.04 10 PTDTBT THCS Chế Là 8 232 9 3.88 75 32.33 148 63.79 11 PTDTBT THCS Thu Tà 7 195 20 10.26 58 29.74 111 56.92 6 3.08 12 PTDTBT THCS Ngán Chiên 8 288 7 2.43 102 35.42 177 61.46 2 0.69 13 PTDTBT THCS Nàn Xỉn 8 311 5 1.61 100 32.15 206 66.24 14 PTDTBT THCS Chí Cà 7 195 8 4.10 72 36.92 110 56.41 5 2.56 15 PTDTBT THCS Pà Vầy Sủ 4 136 1 0.74 38 27.94 92 67.65 5 3.68 16 PTDTBT THCS Nàn Ma 7 241 7 2.90 66 27.39 155 64.32 13 5.39 17 THCS Liên Việt 10 314 24 7.64 112 35.67 176 56.05 2 0.64 18 PTDT Nội trú xã 8 250 27 10.80 114 45.60 109 43.60 19 PTDT Nội trú huyện 9 300 40 13.33 175 58.33 85 28.33 Tổng 143 4696 236 5.03 1748 37.22 2655 56.54 57 1.21
- Về chỉnh trang khuôn viên trường, lớp
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao và hỗ trợ kinh phí của huyện, trong năm học 100% các trường thực hiện xây dựng cảnh quan, chỉnh trang khuôn viên trường lớp tạo cảnh quan các trường sáng, xanh, sạch, đẹp và thân thiện. Nhiều trường đã có những cách làm sáng tạo trong việc trang trí trường lớp, đảm bảo phù hợp với bậc học; tích cực huy động sự vào cuộc của cán bộ, giáo viên, phụ huynh và học sinh trong trường tham gia. Trong năm học huyện đã hỗ trợ cho các trường 570 triệu đồng (10 triệu/trường), ngoài ra các trường đã trích kinh phí và huy động xã hội hóa được số tiền là 1,3 tỷ đồng và hơn 1.000 ngày công để thực hiện trang trí cảnh quan, trang trí lớp học.
- Về quản lý, giáo dục học sinh nội trú, bán trú
Các trường chú trọng thực hiện giáo dục và rèn nền nếp sinh hoạt, học tập, giữ gìn vệ sinh, sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp, giáo dục kỹ năng sống và văn hóa truyền thống.... Việc trồng rau xanh được các trường tích cực triển khai thực hiện, góp phần cải thiện chất lượng bữa ăn cho học sinh nội trú, bán trú, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; qua đó cũng rèn kỹ năng sống, học đi đôi với hành cho học sinh. Trong năm học đã duy trì được 85 vườn rau với diện tích là 10.856 m2, thu hoạch được 21.912 kg.
- Kết quả thi đua
Qua 01 năm phát động thi đua triển khai thực hiện Kế hoạch số 263/KH-UBND ngày 19/11/2019 của UBND huyện đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình trong ngành giáo dục huyện, kế hoạch thi đua đã thực sự tạo không khí thi đua giữa các trường trong cùng bậc học, giữa các lớp trong cùng trường, chất lượng dạy và học nhiều trường được nâng lên, cảnh quan trường lớp được trang trí sáng tạo phù hợp với bậc học, việc rèn nền nếp, kỹ năng sống cho học sinh nội trú, bán trú được quan tâm thực hiện, tiêu biểu trong thực hiện kế hoạch phát động thi đua là các trường: Mầm non Tả Nhìu, Bản Ngò, Hoa Mai, Nà Chì, Nấm Dẩn; Thèn Phàng; các trường bậc tiểu
học: Tiểu học Cốc Pài, BT Tiểu học Quảng Nguyên, BT Tiểu học Cốc Rế, BT Tiểu học Nàn Ma; các trường bậc THCS: PTDT Nội trú huyện, BT THCS Thu Tà, THCS Liên Việt, PTDT Nội trú xã...
- Chuẩn bị thực hiện Chương trình GDPT 2018
Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu cho UBND huyện triển khai các bước để thực hiện Chương trình GDPT 2018 đối với các trường phổ thông trên địa bàn. Rà soát, sắp xếp đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục; đề xuất cải tạo, sửa chữa và bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Tổ chức Hội nghị bồi dưỡng, triển khai thực hiện chương trình GDPT mới cho 318 CBQL, giáo viên cốt cán các trường phổ thông trên địa bàn huyện. Cử 239 CBQL, giáo viên tham gia tập huấn cốt cán và tập huấn, bồi dưỡng đại trà về chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại tỉnh; tổ chức tập huấn tại huyện về xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch dạy học theo chương trình GDPT 2018 với 102 CB, GV tham gia; hướng dẫn các đơn vị trường Tiểu học tổ chức triển khai lựa chọn SGK lớp 1 theo đúng quy trình hướng dẫn tại Thông tư số 01/2020/TT-BGDĐT ngày 30/01/2020 của Bộ GD-ĐT. Kiểm tra, đánh giá đối với CBQL, GV về việc nghiên cứu, tìm hiểu, nắm bắt nội dung về Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình giáo dục phổ thông các môn học, hoạt động giáo dục cấp tiểu học theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 thông qua bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2019-2020.
2.2. Giới thiệu về tổ chức khảo sát
2.2.1. Mục đích khảo sát
Khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng HĐDH môn Toán và quản lí HĐDH môn Toán ở các trường THCS Huyện Xín Mần, Tỉnh Hà Giang theo định hướng Chương trình giáo dục phổ thông 2018, làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí HĐDH môn Toán ở các trường THCS Huyện Xín Mần, Tỉnh Hà Giang theo định hướng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong giai đoạn hiện nay.
2.2.2. Nội dung khảo sát
Đề tài tập trung khảo sát các nội dung như sau:
- Hoạt động dạy học môn Toán ở các trường THCS Huyện Xín Mần, Tỉnh Hà Giang theo định hướng Chương trình giáo dục phổ thông 2018;
- Quản lí HĐDH môn Toán ở các trường THCS Huyện Xín Mần, Tỉnh Hà Giang theo định hướng Chương trình giáo dục phổ thông 2018;
- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí HĐDH môn Toán ở các trường THCS Huyện Xín Mần, Tỉnh Hà Giang theo định hướng Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
2.2.3. Cách thức khảo sát
Việc thiết kế và tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi được thực hiện sau khi tiến hành quan sát và lấy ý kiến của các chuyên gia và những người đã làm công tác quản lí HĐDH môn Toán bậc THCS nhằm có thêm hiểu biết, mở rộng khía cạnh của vấn đề, giúp cho việc lựa chọn vấn đề và giải quyết