8. Cấu trúc của luận văn
3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo đặc trưng của bộ môn
Môn Toán là một môn khoa học tự nhiên, góp phần phát triển 9 năng lực chung cốt lõi với các thành tố cấu trúc của nó. Nhà quản lí cần nắm được đặc trưng của bộ môn để đưa ra những biện pháp quản lí phù hợp vừa đảm bảo những yêu cầu của môn học vừa phát huy được tính sáng tạo của giáo viên.
3.2. Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Toán ở các trƣờng THCS huyện Xín Mần theo đinh hƣớng chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018
3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và HS về vai trò và tầm quan trọng của quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo chương trình quan trọng của quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông 2018
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Bằng hoạt động quản lí của mình, chủ thể quản lí cần giúp GV, HS và các lực lượng xã hội thấy được thực chất của việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS ở nhà trường: Giúp họ thấy được những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục; Thấy được chất lượng đó chưa đáp ứng được yêu cầu sự nghiệp đổi mới. Như vậy, vấn đề đặt ra là giáo dục phải hướng đến phát triển phẩm chất và năng lực, nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
3.2.1.2. Nội dung biện pháp
Quán triệt tinh thần, quan điểm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Ngành về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo theo Nghị quyết, đặc biệt là đổi mới từ dạy học định hướng nội dung sang định hướng năng lực HS tới tất cả cán bộ, GV, nhân viên nhà trường. Trong đó các văn bản cần phổ biến là Nghị quyết 29 Hội nghị Trung ương 8 (Khóa XI), Nghị quyết 44 của Chính phủ về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 29; các văn bản chỉ đạo của ngành, kế hoạch giáo dục của nhà trường. Giúp GV hiểu rõ sự khác biệt cơ bản giữa cuộc đổi mới giáo dục lần này với những lần cải cách, đổi mới giáo dục trước đó.
Mặt khác, giúp cho GV nhà trường hiểu ý nghĩa và giá trị của việc dạy học theo hướng phát triển năng lực HS, đồng thời nhận thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc đổi mới dạy học.
Việc tạo cho cán bộ, GV, nhân viên niềm tin vào sự thành công của đổi mới giáo dục và tạo động lực để mọi người tích cực tham gia vào quá trình đó. Từ đó, xóa bỏ quan niệm làm theo phong trào, miễn cưỡng thực hiện trong tâm lý của nhiều GV.
3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp
a) Làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến cho khách thể quản lí
Tuyên truyền, thông báo các văn bản chỉ đạo về quan điểm đổi mới dạy học theo hướng phát triển năng lực HS. Với việc này cần thực hiện thường xuyên, liên tục giúp GV được tiếp nhận nhanh chóng, chính xác quan điểm chỉ đạo của cấp trên về đổi mới.
Xác định được vai trò của các nhân viên nhà trường trong quá trình đổi mới dạy học cũng rất quan trọng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để họ nhận thấy trách nhiệm của mình trong dạy học phát triển năng lực của nhà trường, họ sẵn sàng phối hợp, hỗ trợ GV trong các hoạt động có liên quan.
b) Cung cấp tài liệu hướng dẫn về dạy học phát triển năng lực HS
Cung cấp tư liệu tham khảo, giáo trình về các PP và hình thức dạy học, các hình thức KTĐG để GV tìm hiểu và vận dụng. Thực tế cho thấy, dù có các buổi hội thảo chuyên đề, bồi dưỡng, tập huấn về hoạt động đổi mới PP dạy học nhưng với sự hạn chế về mặt thời gian khó làm cho GV có thể hiểu đầy đủ về các nội dung này. Việc cung cấp tài liệu, sách báo liên quan là một cách giúp GV chủ động và có nhiều thời gian hơn để tìm hiểu tham khảo, dự giờ, làm tăng hiệu quả bồi dưỡng GV.
c) Vận động, khuyến khích, thuyết phục để GV chấp nhận, hiểu và thực hiện vị trí vai trò tầm quan trọng của việc phát triển năng lực học sinh
Dạy học hướng phát triển năng lực HS là một nội dung mới, chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với kinh nghiệm cho thấy vấn đề lớn nhất là sức ỳ của GV. Một khi thực hiện giờ hội giảng, thi GV giỏi, GV sử dụng khá nhiều PP và KTDH mới nhưng khi dạy trên lớp bình thường họ lại quay về với các PP cũ. Như vậy, thực trạng này bắt nguồn từ nguyên nhân là GV được đào tạo từ PPDH truyền thống. Trong khi dạy học, GV đem những tri thức, PP đã được tiếp thu truyền đạt cho HS một cách mái móc. Với cách dạy học này đã được diễn ra trong một thời gian dài, đã tạo ra thói quen khó thay đổi trong cán bộ GV. Một khi GV chưa hiểu về dạy học phát triển năng lực họ sẽ đặt vấn đề liệu dạy học phát triển năng lực có hiệu quả hơn cách họ vẫn thực hiện không? Với PP dạy hiện tại, kết quả HS đạt được vẫn tốt thì tại sao phải thay đổi theo PP mới?
Như vậy, Hiệu trưởng là chủ thể quản lí là người chủ chốt trong đổi mới. Hiệu trưởng nhà trường cần quan tâm chú ý đến cảm xúc của GV để có sự hỗ trợ kịp thời. Hiệu trưởng cần có buổi đối thoại với một số GV, thông qua trao đổi cởi mở, từ đó GV sẽ có cơ hội bày tỏ quan điểm của mình, những khó khăn gặp phải, niềm tin của họ đối với đổi mới dạy học. Và lúc đầu, sẽ có một số GV không hoàn toàn tin tưởng vào đổi mới và không sẵn sàng thực hiện. Thông qua trao đổi nghiêm túc, người hiệu trưởng sẽ làm thay đổi suy nghĩ của từng
GV, thu hút họ tham gia vào quá trình đổi mới dạy học là việc làm cần thiết. Làm như vậy, số lượng GV sẽ chủ động tham gia đổi mới sẽ tăng dần, chất lượng dạy học phát triển năng lực cũng sẽ tăng dần. Một khi số lượng GV chấp nhận và thực hiện chiếm đa số thì đổi mới dạy học ở trường sẽ có chuyển biến nhanh chóng. Và khi tất cả GV, nhân viên nhà trường chấp nhận, hiểu và thực hiện thì đổi mới dạy học của nhà trường sẽ có chuyển biến nhanh chóng.
d) Tạo ra sự tin tưởng và động lực đổi mới cho GV, nhân viên trong nhà trường
Để tạo ra niềm tin vào sự thành công của việc đổi mới giáo dục và tạo động lực đổi mới cho GV, nhân viên là điều hết sức quan trọng. Từ đó có thể giới thiệu những gương điển hình trong dạy học phát triển năng lực. Bên cạnh đó có thể tổ chức cho GV, nhân viên nhà trường tham quan, giao lưu học hỏi trường đã thực hiện hiệu quả hoạt động đổi mới PP giáo dục.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện
Thực hiện theo 03 bước sau:
- Thứ nhất, các buổi tuyên truyền, thảo luận phải được chuẩn bị chu đáo, thực hiện nghiêm túc, thiết thực, tránh hình thức và lãng phí
- Thứ hai, bản thân người CBQL nhà trường phải nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của dạy học phát triển năng lực.
- Thứ ba, phải có đội ngũ GV cốt cán, nắm vững chuyên môn, có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, tâm huyết với nghề.
3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho đội ngũ giáo viên chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho đội ngũ giáo viên
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
- Hiệu trưởng xây dựng đội ngũ giáo viên có đầy đủ phẩm chất, năng lực và giàu lòng yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có ý thức phấn đấu trở thành giáo viên giỏi toàn diện về năng lực lẫn phẩm chất, đáp ứng được những yêu cầu của Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.
- Hiệu trưởng nhà trường tạo được điều kiện và có các biện pháp tích cực tăng cường hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo viên, tự học tự bồi dưỡng về đổi mới PPDH.
3.2.2.2. Nội dung biện pháp
- Giúp cho ĐNGV nắm được các khâu chính của hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực HS từ xác định mục tiêu, thiết kế bài dạy, tổ chức bài dạy và PP KTĐG HS định hướng năng lực học sinh.
- Giúp GV xác định được mục tiêu giáo dục dạy học định hướng năng lực, đó là sự kết hợp hài hòa sự phát triển của tự do cá nhân với sứ mệnh đào tạo nhân lực phục vụ xã hội.
- Bồi dưỡng năng lực hoạt động thiết kế bài học theo định hướng năng lực cho GV. Như vậy, việc thiết kế bài học là khâu quyết định đến kết quả dạy học. Nhưng hiện nay GV chưa thật sự nhận biết được sự khác biệt giữa một bài học phát triển năng lực và một bài học thông thường.
- Nâng cao năng lực tổ chức hoạt động nghiên cứ bài học cho GV. Giúp GV hiểu biết và vận dụng được các PP và HTTC dạy học tích cực. Đặc biệt là cách tác động đến HS sao cho các em chủ động, tích cực tự tìm tòi khám phá kiến thức hoặc vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn dưới sự điều khiển, điều chỉnh của GV để thực hiện nhiệm vụ học tập hiệu quả.
- Bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết và khả năng vận dụng các PP và hình thức kiểm tra, đánh giá HS. Giúp GV nắm vững các hình thức kiểm tra, đánh giá trong dạy học phát triển năng lực
3.2.2.3. Cách thực hiện biện pháp
- Tổ chức nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luận của Bộ Giáo dục, chỉ thị hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở giáo dục, những yêu cầu đổi mới về nội dung, chương trình, PP dạy học … từ đó người Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV. Kế hoạch này được các tổ bộ môn và GV thực hiện một cách nghiêm túc. Các kế hoạch cần phải chỉ rõ: Phải nâng cao nhận thức chung, về đổi mới PP, việc tự học tự bồi
dưỡng, đề xuất cử GV tham gia đầy đủ các lớp tập huấn của Sở, cần phải có kế hoạch phát triển đội ngũ cốt cán của nhà trường.
- Thông báo, khuyến kích, động viên, và lựa chọn những GV có đủ khả năng, phẩm chất và điều kiện để cử đi học bậc cao hơn. Nhà trường cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho GV yên tâm tham gia hoạt động bồi dưỡng.
- Chú trọng và yêu cầu GV tích cực tham gia đầy đủ, nâng cao ý thức các lớp tập huấn, tham gia thường xuyên các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
- Cần triển khai nghiêm túc trang “trường học kết nối” và duy trì họp tổ chuyên môn, các nhóm phải thường xuyên đóng góp ý kiến học tập lẫn nhau nhằm mục đích nâng cao kiến thức PPDH.
- Phân công người GV giàu kinh nghiệm giảng dạy và quản lí hướng dẫn kèm cặp, giúp đỡ GV mới ra trường và GV còn trẻ chưa có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. Duy trì thường xuyên hoạt động dự giờ và đặc biệt là phải tổ chức nhận xét nghiêm túc rút kinh nghiệm từ giờ dạy của GV để tìm ra được PP hay cho từng bài dạy.
- Triển khai tìm hiểu viết và vận dụng những sáng kiến kinh nghiệm được đánh giá cao. Thường xuyên tổ chức thi GV giỏi cấp trường vào các đợt hội giảng nhân ngày 20/11 và 26/3 để có nguồn tham gia thi GV giỏi cấp Tỉnh.
- Thường xuyên tổ chức cho GV đi tham quan học tập trường có chất lượng hàng đầu trong tỉnh và các tỉnh bạn.
- Tăng cường hoạt động tổ chức bồi dưỡng tại chỗ thông qua hoạt động nghiên cứu bài học ở tổ bộ môn, hoạt động tự học, sinh hoạt chuyên đề theo định kỳ.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
- CBQL và GV nhà trường cần nâng cao nhận thức được về tầm quan trọng của công tác này. Nhà trường cần phải có kế hoạch bồi dưỡng GV cho từng giai đoạn cụ thể. Đối với bản thân mỗi GV cũng phải tích cực tham gia hoạt động bồi dưỡng và nhất là tự bồi dưỡng.
- Nhà trường cũng tạo điều kiện về thời gian, CSVC, kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng GV.
- Xây dựng được tổ chuyên môn thành một tổ chức nòng cốt trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV. Cần phát huy được vai trò của tổ trưởng tổ chuyên môn và các ĐNGV cốt cán.
3.2.3. Xây dựng nội dung, chương trình dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 trình giáo dục phổ thông 2018
3.2.3.1.Mục tiêu của biện pháp
- Nhằm tiếp cận mục tiêu dạy học, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán chương trình GDPT 2018.
- Giúp cho hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, các tổ trưởng lập kế hoạch tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ GV, tích cực tăng cường đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá theo chương trình GDPT 2018.
3.2.3.2. Nội dung biện pháp
- Giúp cho GV nắm được các khâu của dạy học nhằm phát triển năng lực HS từ xác định mục tiêu, thiết kế bài dạy, tổ chức bài dạy và cách KTĐG HS.
- Giúp GV xác định mục tiêu giáo dục dạy học định hướng năng lực, đó là kết hợp hài hòa sự phát triển tự do của cá nhân với sứ mệnh đào tạo nhân lực phục vụ xã hội
- Bồi dưỡng năng lực thiết kế bài học theo định hướng năng lực cho GV. Việc thiết kế bài học là khâu quyết định đến kết quả dạy học nhưng hiện nay GV chưa nhận biết được sự khác biệt giữa một bài học phát triển năng lực và một bài học thông thường.
- Nâng cao năng lực tổ chức bài học cho GV. Giúp GV hiểu biết và vận dụng được các PP và HTTC dạy học tích cực. Đặc biệt là cách tác động đến HS sao cho các em chủ động, tích cực tự tìm tòi khám phá kiến thức hoặc vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn dưới sự điều khiển, điều chỉnh của GV để thực hiện nhiệm vụ học tập hiệu quả.
- Bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết và khả năng vận dụng các PP và hình thức kiểm tra, đánh giá HS. Giúp GV nắm vững các hình thức kiểm tra, đánh giá trong dạy học phát triển năng lực
3.2.3.3. Cách thực hiện biện pháp
- Tổ chức nghiên cứu các văn bản, chỉ thị hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, những yêu cầu về nội dung, chương trình, PP dạy học … từ đó Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV. Kế hoạch này được các tổ bộ môn và GV thực hiện nghiêm túc. Các kế hoạch cần chỉ rõ: Nâng cao nhận thức chung, đổi mới PP, tự học tự bồi dưỡng, cử GV tham gia đầy đủ các lớp tập huấn của Sở, có kế hoạch phát triển đội ngũ cốt cán của nhà trường.
- Thông báo, động viên, lựa chọn những GV có đủ khả năng và điều kiện cử đi học thạc sỹ. Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho GV yên tâm tham gia bồi dưỡng.
- Chú trọng và yêu cầu GV tham gia đầy đủ, ý thức cao trong các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
- Triển khai nghiêm túc trang “trường học kết nối” và duy trì họp tổ, nhóm thường xuyên để qua đó bồi dưỡng GV.
- Phân công GV nhiều kinh nghiệm giảng dạy và quản lí kèm cặp, giúp đỡ GV mới ra trường và GV còn trẻ còn ít kinh nghiệm. Duy trì thường xuyên dự giờ và đặc biệt là phải tổ chức nhận xét nghiêm túc giờ dạy của GV để tìm ra được PP hay cho từng bài dạy.
- Tổ chức cho GV đi tham quan học tập các trường có chất lượng hàng