8. Cấu trúc của luận văn
3.2.3. Xây dựng nội dung, chương trình dạy học môn Toán theo chương
trình giáo dục phổ thông 2018
3.2.3.1.Mục tiêu của biện pháp
- Nhằm tiếp cận mục tiêu dạy học, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán chương trình GDPT 2018.
- Giúp cho hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, các tổ trưởng lập kế hoạch tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ GV, tích cực tăng cường đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá theo chương trình GDPT 2018.
3.2.3.2. Nội dung biện pháp
- Giúp cho GV nắm được các khâu của dạy học nhằm phát triển năng lực HS từ xác định mục tiêu, thiết kế bài dạy, tổ chức bài dạy và cách KTĐG HS.
- Giúp GV xác định mục tiêu giáo dục dạy học định hướng năng lực, đó là kết hợp hài hòa sự phát triển tự do của cá nhân với sứ mệnh đào tạo nhân lực phục vụ xã hội
- Bồi dưỡng năng lực thiết kế bài học theo định hướng năng lực cho GV. Việc thiết kế bài học là khâu quyết định đến kết quả dạy học nhưng hiện nay GV chưa nhận biết được sự khác biệt giữa một bài học phát triển năng lực và một bài học thông thường.
- Nâng cao năng lực tổ chức bài học cho GV. Giúp GV hiểu biết và vận dụng được các PP và HTTC dạy học tích cực. Đặc biệt là cách tác động đến HS sao cho các em chủ động, tích cực tự tìm tòi khám phá kiến thức hoặc vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn dưới sự điều khiển, điều chỉnh của GV để thực hiện nhiệm vụ học tập hiệu quả.
- Bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết và khả năng vận dụng các PP và hình thức kiểm tra, đánh giá HS. Giúp GV nắm vững các hình thức kiểm tra, đánh giá trong dạy học phát triển năng lực
3.2.3.3. Cách thực hiện biện pháp
- Tổ chức nghiên cứu các văn bản, chỉ thị hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, những yêu cầu về nội dung, chương trình, PP dạy học … từ đó Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV. Kế hoạch này được các tổ bộ môn và GV thực hiện nghiêm túc. Các kế hoạch cần chỉ rõ: Nâng cao nhận thức chung, đổi mới PP, tự học tự bồi dưỡng, cử GV tham gia đầy đủ các lớp tập huấn của Sở, có kế hoạch phát triển đội ngũ cốt cán của nhà trường.
- Thông báo, động viên, lựa chọn những GV có đủ khả năng và điều kiện cử đi học thạc sỹ. Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho GV yên tâm tham gia bồi dưỡng.
- Chú trọng và yêu cầu GV tham gia đầy đủ, ý thức cao trong các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
- Triển khai nghiêm túc trang “trường học kết nối” và duy trì họp tổ, nhóm thường xuyên để qua đó bồi dưỡng GV.
- Phân công GV nhiều kinh nghiệm giảng dạy và quản lí kèm cặp, giúp đỡ GV mới ra trường và GV còn trẻ còn ít kinh nghiệm. Duy trì thường xuyên dự giờ và đặc biệt là phải tổ chức nhận xét nghiêm túc giờ dạy của GV để tìm ra được PP hay cho từng bài dạy.
- Tổ chức cho GV đi tham quan học tập các trường có chất lượng hàng đầu trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
- CBQL và GV nhà trường cần nhận thức được tầm quan trọng của công tác này. Nhà trường cần có kế hoạch bồi dưỡng GV cho từng giai đoạn cụ thể. Bản thân mỗi GV cũng phải tích cực tham gia hoạt động bồi dưỡng và nhất là tự bồi dưỡng.
- Nhà trường tạo điều kiện về thời gian, CSVC, kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng GV.
- Xây dựng tổ chuyên môn thành tổ chức nòng cốt trong bồi dưỡng chuyên môn cho GV. Phát huy được vai trò của tổ trưởng và các GV cốt cán.