1.2 TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG
1.2.2.1 Đối với nền kinh tế
Đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Đời sống của người dân cũng như trình độ dân trí ngày càng được nâng cao. Các doanh nghiệp, chủ thể kinh tế phát triển ngày càng mạnh mẽ và mở rộng. Cùng với điều kiện nền kinh tế mở, tự do hóa tài chính và tự do hóa thương mại nhu cầu về các dịch vụ tài chính ngày càng cao. Vì vậy việc phát triển các DVNH là một yêu cầu tất yếu khách quan. Các dịch vụ phi tín dụng càng được chú trọng và hoàn thiện để đáp ứng với nhu cầu của nền kinh tế.
Yêu cầu của hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế. Việt Nam đã gia nhập hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN, diễn đàn hợp tác Á – Âu, là thành viên chính thức của APEC. Đặc biệt, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đang trong quá trình thực hiện cam kết về tự do hóa thị trường tài chính ngân hàng.
Đối với lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, các ngân hàng Việt Nam sẽ phải đứng trước nhiều nguy cơ và thách thức to lớn với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam, khi các rào cản ngày càng được tháo dỡ theo những cam kết hội nhập. Các ngân hàng nước ngoài hoạt động kinh doanh chủ yếu là lĩnh vực dịch vụ với những sản phẩm chất lượng cao và nhiều tiện ích, nguồn vốn và kỹ thuật cũng như trình độ quản trị tốt hơn hẳn. Vì thế,
các NHTM Việt Nam đang đứng trước yêu cầu phải chú trọng cải tiến, phát triển SPDV phi tín dụng để thỏa mãn nhu cầu khách hàng có nhiều lợi thế trong cạnh tranh và chiếm lĩnh được thị phần.