2.3 THỰC TRẠNG THU NHẬP TỪ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠ
2.3.2 Tỷ trọng thu nhập ròng từ dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập
ròng tại Agribank Chi nhánh Tân Phú giai đoạn 2009 2012
Bảng 2.11: Tỷ trọng thu nhập ròng từ dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập rịng tại Agribank Chi nhánh Tân Phú giai đoạn 2009 – 2012
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tuyệt đối (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tuyệt đối (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tuyệt đối (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tuyệt đối (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Thu nhập ròng từ dịch vụ phi tín dụng 1.616 7,21 3.149 16,38 4.104 14,17 5.196 14,75 Tổng thu nhập ròng 22.418 100 19.228 100 28.970 100 35.235 100
Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của Agribank Chi nhánh Tân Phú năm 2009 – 2012 [18]
Qua bảng 2.11, ta thấy giai đoạn 2009 – 2012, thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Tân Phú có chiều hướng tăng qua từng năm nhưng không ổn định với tốc độ tăng bình qn là 16%. Thu nhập rịng năm 2012 đạt122% so với năm 2011, tăng 6.265 triệu đồng, so với năm 2009 tăng 12.817 triệu đồng.
Xét về cơ cấu thu nhập của Agribank Chi nhánh Tân Phú, thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng chiếm từ 2,1 % đến 4,5% trong tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh giai đoạn 2009 2012. Tuy nhiên, thu nhập ròng từ dịch vụ phi tín dụng qua các
năm lại chiếm từ 7,2% đến 16,38% trong tổng thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh. Thu nhập rịng từ dịch vụ phi tín dụng tăng trưởng qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình qn là 19%. Năm 2012, thu nhập rịng từ dịch vụ phi tín dụng tăng 1.534 triệu đồng so với năm 2011, và đạt 168% so với năm 2009.
Dịch vụ phi tín dụng có thể mang lại khoản thu nhập lớn với chi phí thấp, rủi ro lại ít nhưng lại khơng được quan tâm phát triển một cách đúng mức. Agribank Chi nhánh Tân Phú đã quá tập trung phát triển công tác tín dụng trong tổng thể hoạt động kinh doanh trong suốt thời gian qua. Sự thiên lệch quá mức này tạo nên những rủi ro tiềm ẩn, đó là khi thị trường tài chính xuất hiện những biến động thì hoạt động tín dụng sẽ gặp khó khăn, ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của ngân hàng một cách đáng kể.
2.3.3. Kết quả thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng của Agribank Chi nhánh Tân Phú giai đoạn 2009 -2012
2.3.3.1. Tăng trưởng về thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng
Biểu đồ 2.2: Tăng trƣởng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng của Agribank Chi nhánh Tân Phú giai đoạn 2009 -2012
Đơn vị tính: Triệu đồng.
Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của Agribank Chi nhánh Tân Phú năm 2009 – 2012 [18]
2,881 5,120 6,303 7,023 - 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 2009 2010 2011 2012
Bảng 2.12: Tăng trƣởng thu nhập từ từng loại dịch vụ phi tín dụng của Agribank Chi nhánh Tân Phú giai đoạn 2009 - 2012
Chỉ tiêu Năm
2009
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Doanh số (triệu đồng) Tăng trƣởng % Doanh số (triệu đồng) Tăng trƣởng % Doanh số (triệu đồng) Tăng trƣởng % Thu từ DV TT trong nước 1.896 3.103 64 3.912 26 4.300 10% Thu từ DV TTQT 370 233 -37 262 12 596 127% Thu từ DV thẻ 101 319 216 362 13 516 43% Thu từ DV bảo lãnh 254 589 132 626 6 453 -28%
Thu từ DV ngân quỹ 28 353 1.161 396 12 565 43%
Thu khác 61 324 431 140 -57 115 -18%
Thu từ kinh doanh ngoại
tệ 173 199 15 325 63 478 47%
Tổng cộng
2.883 5.120 78% 6.023 18% 7.023 17%
Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của Agribank Chi nhánh Tân Phú năm 2009 – 2012 [18]
Tổng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng của Agribank Chi nhánh Tân Phú giai đoạn năm 2009 - 2012 đều có sự tăng trưởng so với các năm trước với tốc độ tăng trưởng bình quân là 35%. Thu nhập từ dịch vụ thanh toán trong nước về số tuyệt đối từ 1.896 triệu đồng năm 2009, lên 3.912 triệu đồng vào năm 2011 và đạt 4.300 triệu đồng vào năm 2012. Qua đây ta thấy, dịch vụ thanh toán trong nước tăng trưởng qua các năm năm 2012 đạt 227% so với năm 2009 và tăng 10% so với năm 2011. Agribank Chi nhánh Tân Phú đã và đang đa dạng hóa cơ cấu thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng với nguồn thu từ nhiều SPDV khác nhau. Dịch vụ TTQT cũng được chú trọng để phát triển, tuy nhiên giai đoạn 2009 – 2011 thu nhập từ dịch vụ này giảm với tốc độ bình quân là 41% và năm 2012 đã đạt được 161% so với năm 2009. Có sự sụt giảm này là do thị phần TTQT của Agribank chiếm tỷ lệ thấp so với các
TCTD trên địa bàn TP.HCM và giảm dần qua các năm so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu toàn địa bàn. Hơn thế nữa, Agribank Chi nhánh Tân Phú chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa hai bộ phận nghiệp vụ TTQT và tín dụng, khơng bán chéo được sản phẩm để tăng thu từ dịch vụ TTQT cũng như tăng trưởng dư nợ. Về dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, tại Agribank Chi nhánh Tân Phú vẫn còn hạn chế số lượng khách hàng xuất nhập khẩu giao dịch, chủ yếu là mua bán ngoại tệ giao ngay với giá trị không cao nên nguồn thu từ dịch vụ này qua các năm có tăng trưởng nhưng doanh số không tăng cao. Thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ năm 2012 đạt 478 triệu đồng bằng 276% so với năm 2009 và tăng 47% so với năm 2011. Cùng thực trạng với dịch vụ TTQT là dịch vụ thẻ, tốc độ tăng trưởng bình quân là 72% nhưng doanh số đạt được từng năm vẫn còn hạn chế, năm 2012 đạt 516 triệu đồng. Agribank Chi nhánh Tân Phú đã từng bước đa đạng hóa SPDV, tăng thu từ SPDV để phù hợp với xu hướng chung của một ngân hàng hiện đại. Tuy nhiên, Chi nhánh mới chỉ dừng lại ở bước tăng số lượng SPDV, nhưng doanh số thu nhập từ các dịch vụ này chỉ ở con số hạn chế và chiếm tỷ trọng rất thấp so với tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh.
2.3.3.2. Cơ cấu thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng
Qua thực trạng phát triển của từng loại hình dịch vụ phi tín dụng, có thể thấy tại Agribank Chi nhánh Tân Phú, mỗi dịch vụ phi tín dụng có một thế mạnh phát triển riêng, đóng góp rất lớn vào kết quả kinh doanh của ngân hàng.
Nhìn một cách tổng thể thì hoạt động thanh tốn trong nước ln là hoạt động có tỷ trọng thu dịch vụ lớn nhất trong tổng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng với tỷ trọng 61% đến 66%. Tuy thu nhập từ dịch vụ TTQT, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thẻ và bảo lãnh đều tăng trưởng qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng. Sở dĩ có sự khác biệt này là do các dịch vụ trên chỉ mới dừng lại ở số lượng SPDV cung ứng và chưa phát triển mạnh để tăng thu nhập. Dịch vụ TTQT tăng trưởng qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình quân là 41% nhưng chỉ chiếm từ 5% - 13% trong tổng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng. Trong
khi, thu nhập từ dịch vụ thẻ năm sau luôn cao hơn năm trước, tăng trưởng đều qua các năm cũng chỉ chiếm từ 6% - 7%.
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng của Agribank Chi nhánh Tân Phú giai đoạn 2009 - 2012
Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của Agribank Chi nhánh Tân Phú năm 2009 – 2012 [18]
Trong giai đoạn 2009 - 2012, cơ cấu thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng của Agribank Chi nhánh Tân Phú hầu như khơng có sự thay đổi, thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng chủ yếu vẫn tập trung vào dịch vụ thanh toán trong nước. Điều này cũng cho thấy rằng Agribank Chi nhánh Tân Phú chưa phát huy và tận dụng được hết tiềm năng của mình. Các dịch vụ TTQT, bảo lãnh, thẻ là những dịch vụ có quan hệ chặt chẽ với hoạt động tín dụng, khách hàng chủ yếu đang có quan hệ tiền gửi, tiền vay với ngân hàng. Trong giai đoạn qua, do khó khăn chung của nền kinh tế, thêm vào đó với chủ trương hạn chế cho vay trong lĩnh vực xây lắp của Agribank Chi nhánh Tân Phú thì khả năng mở rộng bảo lãnh xây lắp cũng bị hạn chế. Bên cạnh đó, Agribank Chi nhánh Tân Phú chưa có chiến lược phát triển đồng bộ các SPDV phi tín dụng, bán chéo sản phẩm tối đa để nâng cao doanh số thu nhập của mỗi loại hình sản phẩm dịch vụ phi tín dụng. Cơ cấu thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng chưa đồng đều, có dịch vụ chiếm tỷ trọng quá lớn, các dịch vụ khác còn hạn chế.
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2009 2010 2011 2012 66 61 65 61 13 5 4 8 4 6 6 7 9 12 10 6 4 7 7 8 2 6 2 2 6 4 5 7
Thu từ kinh doanh ngoại tệ Thu khác
Thu từ DV ngân quỹ Thu từ DV bảo lãnh Thu từ DV thẻ Thu từ DV TTQT Thu từ DV TT trong nước
2.3.4. Hệ thống sản phẩm dịch vụ phi tín dụng tại Agribank Chi nhánh Tân Phú giai đoạn 2009 - 2012
Giai đoạn trước năm 2009, hoạt động SPDV Agribank Chi nhánh Tân Phú được đề cập với nội dung gồm các mảng nghiệp vụ như nghiệp vụ cho vay, nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ thanh tốn... Agribank Chi nhánh Tân Phú chưa định hình theo các nhóm sản phẩm dịch vụ ngân hàng
Giai đoạn 2009 – 2012, bắt đầu định hình hệ thống SPDV ngân hàng theo đó mỗi sản phẩm, dịch vụ được mô tả chi tiết, đặt tên, nêu rõ các đặc tính SPDV và đối tượng khách hàng cụ thể. Với việc xây dựng bộ danh mục hệ thống SPDV, Agribank đã từng bước thay đổi nhận thức và hành động trong quảng cáo, tiếp cận khách hàng, giới thiệu và tư vấn khách hàng sử dụng SPDV.
Tính đến 31/12/2012, Agribank Chi nhánh Tân Phú đã cung cấp tới khách hàng gần 200 SPDV, phân chia theo 10 nhóm SPDV, với gần 50 sản phẩm, dịch vụ và tiện tích phát triển mới trong 4 năm qua (chi tiết SPDV mới phát triển trong giai đoạn 2009 – 2012 tại phụ lục 1).
2.3.5. Kênh phân phối SPDV phi tín dụng Agribank Chi nhánh Tân Phú giai đoạn 2009 - 2012 đoạn 2009 - 2012
Giai đoạn trước năm 2009, chưa phân định rõ các loại kênh phân phối cung cấp SPDV của Agribank Chi nhánh Tân Phú đến với khách hàng, các kênh phân phối được hiểu đơn thuần là chi nhánh và các phòng giao dịch của Agribank Chi nhánh Tân Phú làm hạn chế khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của khách hàng cả về không gian và thời gian.
Giai đoạn 2009 – 2012, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các SPDV như thẻ, mobile banking, internet banking, hệ thống kênh phân phối của Agribank Chi nhánh Tân Phú đã phát triển đa dạng hơn, hiện đại hơn, giúp khách hàng có thể tiếp cận dịch vụ của Agribank mọi lúc mọi nơi. Các kênh phân phối ATM/EDC/POS, mobile banking, internet banking, kết nối thanh toán với khách hàng đã trở thành các kênh phân phối chính thức, Agribank ngày càng khai thác và phát huy hiệu quả 6 kênh phân phối, kết quả triển khai qua các năm cụ thể như sau:
Kênh phân phối truyền thống qua trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch:
Kênh phân phối này tiếp tục đóng vai trị là kênh phân phối chủ yếu chiếm trên 90% tổng lượng giao dịch và cũng là lợi thế vượt trội của Agribank Chi nhánh Tân Phú so với các NHTM khác trên địa bàn quận Tân Phú trong phát triển SPDV. Đến 31/12/2012, Agribank Chi nhánh Tân Phú có 5 phịng giao dịch trực thuộc.
Kênh phân phối qua Mobile: Dịch vụ Mobile banking đã đi vào hoạt động
ổn định và hoàn thiện trên tất cả mạng di động, đồng thời có sự phát triển mạnh mẽ về cả dịch vụ tiện ích (từ 09 dịch vụ vào năm 2009, đến nay Agribank Chi nhánh Tân Phú đã cung cấp tới khách hàng 18 dịch vụ trên kênh mobile) cũng như số lượng khách hàng sử dụng (từ 2.994 khách hàng năm 2009 đến 14.970 khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ vào thời điểm 31/12/2012).
Kênh phân phối qua ngân hàng đại lý: Đến 31/12/2012, Agribank đã có
quan hệ đại lý với 1.403 ngân hàng tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Kênh phân phối qua Internet: Được triển khai vào năm 2010, đến năm
2012 kênh phân phối internet của Agribank Chi nhánh Tân Phú ngoài chức năng vấn tin số dư, sao kê giao dịch đã phát triển thêm dịch vụ thanh tốn hóa đơn, góp phần tăng khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán trực tuyến ngày càng phát triển của khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của Agribank trên thị trường.
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TÂN PHÚ TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TÂN PHÚ
2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường SPDV phi tín dụng, các NHTM liên tục đưa ra các SPDV mới với nhiều tính năng, tiện ích đến khách hàng. Agribank Chi nhánh Tân Phú đã có bước nhảy mới trong việc cung ứng các SPDV phi tín dụng. Doanh thu phí dịch vụ năm 2012 đạt 7.023 triệu đồng, tăng trưởng 144% (tăng 4.142 triệu đồng) so với năm 2009.
Thay đổi một cách căn bản trong tư duy nhận thức của cán bộ Agribank Chi nhánh Tân Phú từ hoạt động nghiệp vụ sang hoạt động SPDV thông qua hàng loạt các hoạt động từ “Đề án tổng quát phát triển SPDV” (năm 2009), các hội nghị
chuyên đề SPDV (hàng năm), các lớp học nghiệp vụ, các hoạt động cơng đồn, đến cuộc thi tìm hiểu SPDV Agribank trên phạm vi tồn quốc của hệ thống Agribank.
Hình thành và định vị một cách căn bản hệ thống SPDV Agribank, trong đó mỗi SPDV đều có tên riêng, đặc tính, đối tượng khách hàng, mức độ tin học hóa… hàng năm phát triển thêm SPDV và tiện ích mới.
Agribank Tân Phú đã xây dựng được mạng lưới rộng khắp trên địa bàn hoạt động gồm trụ sở chi nhánh và 05 Phòng giao dịch được phân bố đều trong quận Tân Phú. Chi nhánh ngày càng có điều kiện xích lại gần với khách hàng hơn thể hiện quy mô khách hàng của Agribank Chi nhánh Tân Phú tăng trưởng qua các năm. Bên cạnh đó, Agribank Chi nhánh Tân Phú đã và đang nâng cấp, cải tạo các điểm giao dịch, các máy móc trang thiết bị, quầy giao dịch, bàn làm việc theo một định dạng thương hiệu chung của cả hệ thống Agribank. Đội ngũ giao dịch viên được trẻ hoá, phục vụ khách hàng tận tình chun nghiệp. Tất cả những điều đó đã xây dựng nên sự tin tưởng, hài lòng của khách hàng khi giao dịch với Agribank Chi nhánh Tân Phú.
Các dịch vụ phi tín dụng truyền thống như dịch vụ thanh tốn trong nước và quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ ngân quỹ, cho thuê két và bảo quản tài sản, và một số các dịch vụ phi tín dụng hiện đại như Western Union, thanh toán thẻ (ATM, Visa Card, Master Card) đã được triển khai tại chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc, nhìn chung đều tăng trưởng cả về doanh số, số lượng khách hàng và doanh thu. Danh mục các SPDV ngày càng hoàn thiện theo hướng đáp ứng nhu cầu khách hàng. Công tác phát triển SPDV mới được tập trung chú trọng, đưa ra thị trường nhiều SPDV tiện ích, hàm lượng cơng nghệ cao thu hút khách hàng. Các SPDV liên tục được nghiên cứu bổ sung tiện ích nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu khách hàng.
Quy trình giao dịch SPDV được chuẩn hóa, được thực hiện và theo dõi trên hệ thống công nghệ thông tin. Hệ thống công nghệ thông tin được chú trọng đầu tư, nâng cấp và cập nhật thường xuyên. Từ đó, chất lượng SPDV từng bước được cải thiện và nâng cao qua đánh giá của người tiêu dùng thông qua các cuộc khảo sát
khách hàng năm 2009 và năm 2012 về SPDV của Agribank. Điều này có thể thấy rõ thơng qua các dịch vụ thanh tốn, tiền gửi cùng các DVNH khác liên quan đã đáp