Nhân tố xuất phát từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu nhập từ sản phẩm dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tân phú (Trang 31 - 33)

1.2 TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG

1.2.3.1 Nhân tố xuất phát từ phía ngân hàng

Năng lực tài chính

Năng lực tài chính đóng vai trị quan trọng trong hoạt động của một ngân hàng. Chỉ khi năng lực tài chính đủ mạnh thì ngân hàng mới có đủ vốn để trang bị cơ sở hạ tầng cần thiết phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, vốn cịn được dùng vào các hoạt động thiết thực khác như điều nghiên thị trường, marketing, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới… Quan trọng hơn một ngân hàng có quy mơ vốn lớn sẽ dễ dàng tạo được sự tin cậy với khách hàng và đối tác. Nếu năng lực tài chính hạn chế, vốn nhỏ sẽ không đủ nguồn lực để đa dạng và nâng cao hiệu quả của SPDV hiện có. Như vậy, chỉ khi năng lực tài chính được đảm bảo, thì NHTM mới có nền tảng vững chắc và lợi thế trong việc phát triển SPDV phi tín dụng. Do vậy, năng lực tài chính của NHTM phải khơng ngừng được nâng cao và hồn thiện, là điều kiện không thể thiếu được ở bất cứ một NHTM nào.

Hạ tầng công nghệ thông tin

Năng lực tài chính và năng lực cơng nghệ được xem là những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định năng lực cạnh tranh của NHTM. Chỉ có phát triển và ứng dụng công nghệ mới cho phép các ngân hàng đáp ứng và cung cấp các SPDV tốt nhất để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng.

Sự thâm nhập mạnh mẽ của công nghệ thông tin, điện tử viễn thông vào ngành tài chính ngân hàng đã tạo ra nhiều SPDV mới với hàm lượng công nghệ cao. Công nghệ hiện đại đã cho phép các NHTM phát triển sản phẩm mới có tính chất riêng biệt, độc đáo gắn với khả năng sáng tạo, thương hiệu, uy tín của sản phẩm, dịch vụ rất cao.

Việc ứng dụng và phát triển công nghệ sẽ là tiền đề quan trọng để các ngân hàng ngày càng đa dạng hóa và hiện đại hóa SPDV, mở rộng hệ thống liên kết mạng lưới và mang lại nhiều tiện ích hơn đối với khách hàng. Đó cịn là yếu tố cơ bản tạo sự khác biệt về khả năng cung ứng dịch vụ của mỗi ngân hàng đồng thời đáp ứng các yêu cầu quản lý, giám sát của ngân hàng.

Năng lực quản trị điều hành và chiến lƣợc nguồn nhân lực

Phải nói rằng, ở bất cứ nền kinh tế nào quản trị nói chung và quản trị ngân hàng nói riêng ln có tầm quan trọng đặc biệt và là chìa khố để giúp các các NHTM thực hiện tốt các mục tiêu chiến lược của mình, bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững và tự kiểm soát được.

Các bộ quản trị điều hành phải có kiến thức chun mơn, nghiệp vụ, biết phân tích đánh giá các rủi ro của mỗi xu hướng phát triển của mỗi loại hình dịch vụ phi tín dụng để có các biện pháp dự phịng và chiến lược phát triển.

Đồng thời, yếu tố con người luôn được đánh giá và xem là quan trọng nhất của mọi thành công. Đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, nhân tố con người được xem là nguồn lực thiết yếu vì nó có vai trị quyết định đến chất lượng DVNH. Để tiếp cận được với những cơng nghệ mới, địi hỏi các ngân hàng phải có kế hoạch đào tạo cán bộ, chuẩn bị cán bộ có chun mơn trước khi triển khai dịch vụ mới. Do đó, NHTM phải xây dựng đươc một đội ngũ cán bộ có kiến thức, hiểu biết nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu công việc, phẩm chất đạo đức, các kỹ năng tác nghiệp.

Chính sách phát triển dịch vụ phi tín dụng của NHTM

Phát triển dịch vụ phi tín dụng là cách thức có hiệu quả nhất để thay đổi cơ cấu thu nhập từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Với điều kiện thị trường ngày càng phức tạp, hoạt động tín dụng có quá nhiều rủi ro, nên nếu chỉ dựa vào nguồn

thu từ tín dụng sẽ rất bấp bênh. Chính từ nhận thức được sự cần thiết của việc phát triển dịch vụ phi tín dụng, NHTM đã đẩy nhanh phát triển dịch vụ phi tín dụng, đưa ra các định hướng, chính sách, chiến lược phát triển.

Chính sách phát triển SPDV phi tín dụng của ngân hàng khơng chỉ chú trọng phát triển các dịch vụ mới mà cịn phải gia tăng các tiện ích của dịch vụ cũng như chất lượng. Chiến lược phát triển SPDV phi tín dụng là một q trình gồm nhiều giai đoạn từ việc nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm, kênh phân phối, maketing… Từng giai đoạn là một mắt xích, đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của hoạt động ngân hàng. Khi xây dựng được chính sách phát triển SPDV phi tín dụng một cách hiệu quả sẽ là kim chỉ nam cho việc phát triển SPDV phi tín dụng ở các NHTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu nhập từ sản phẩm dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tân phú (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)