Phát triển văn hóa Đọccho sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học khoa học đại học thái nguyên (Trang 25)

8. Dự kiến cấu trúc của luận văn

1.2.4. Phát triển văn hóa Đọccho sinh viên

Theo quan điểm triết học Mác - Lênin: Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật: hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

- Theo từ điển Xã hội học: Phát triển là sự biến đổi hợp quy luật theo phương hướng không thể đảo ngược, được đặc trưng bởi sự chuyển biến chất lượng, bởi sự chuyển biến sang một trình độ mới. Phát triển là đặc điểm cơ bản của vật chất, là nguyên tắc giải thắch về sự tồn tại và hoạt động của các hệ thống bất cân bằng, lưu động, biến đổi.

- Theo tác giả Fran Emanuel Weinert: Phát triển là sự trải qua, tăng trưởng hay lớn lên tự nhiên, phân hoá hoặc tiến hoá tự nhiên với những thay đổi liên tục kế tiếp nhau.

Từ các quan điểm trên cho thấy quá trình phát triển văn hóa Đọccho sinh viên trong thời gian dài dưới sự tác động, định hướng của các lực lượng giáo dục trong, ngoài nhà trường và sự tự rèn luyện của bản thân sinh viên. Về bản chất là quá trình biến đổi về mặt nhận thức và các kĩ năng, thái độ của SV trong quá trình đọc sách từ thấp đến cao theo chiều hướng hoàn thiện dần thông qua con đường học tập, nghiên cứu, tự nghiên cứu, tự rèn luyện. Hay nói một cách khác phát triển văn hóa đọc cho sinh viên là dưới tác động của các lực lượng và môi trường giáo dục làm thay đổi nhận thức, kỹ năng, thái độ của sinh viên trong quá trình đọc sách đi từ thấp đến cao theo chiều hướng ngày càng hoàn thiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học khoa học đại học thái nguyên (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)