Phần lớn sinh viên Trường ĐHKH - ĐHTN đã có ý thức cao trong việc lưu giữ tài liệu nên khi đọc sách xong có 50,5% cất sách vào vị trắ riêng. Bên cạnh đó, vẫn cịn một bộ phận nhỏ 11% sinh viên chưa có ý thức bảo quản, lưu giữ tài liệu nên khi đọc xong các bạn thường tiện đâu bỏ đó và 1,5% sinh viên sau khi đọc xong tài liệ thì bỏ đi, đây là những hành động cần tránh đối với tài liệu. Bởi bất kỳ tài liệu nào đều là sản phẩm của trắ tuệ con người, của khoa học và xã hội, nó có giá trị sử dụng vơ hạn. Vì vậy, bản thân mỗi người cần phải quý trọng nguồn tri thức đó, thể hiện cách ứng xử với tài liệu một cách có văn hóa, tơn trọng tri thức của nhân loại.
Việc lưu giữ những tài liệu một cách cẩn thận là việc làm đáng phát huy và trân trọng, việc bảo quan tài liệu để có thể trao tặng lại cho những người cần sử dụng tri thức đó sau mình lại càng đáng quắ hơn nữa. Tuy nhiên, số sinh viên tặng (ủng hộ tài liệu) mới chỉ có 6%. Như vậy, có thể thấy sinh viên Trường ĐHKH - ĐHTN chưa
0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0%
Cất vào chỗ riêng Tiện đâu bỏ đó Cho người
2.2.4. Những thuận lợi của sinh viên trong đọc sách
Qua phân tắch đánh giá thực trạng việc đọc sách của sinh viên trường Đại học Khoa học, có thể nhận định các điều kiện thuận lợi, hỗ trợ tắch cực cho việc đọc cũng như phát triển văn hóa đọc trong sinh viên trường Đại học Khoa học được thể hiện qua các nội dung cụ thể sau:
Môi trường học tập của sinh viên được đảm bảo bởi sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, qua việc xây dựng kế hoạch và lộ trình thực hiện đổi mới giáo dục đào tạo, ban hành Chuẩn đầu ra cho từng ngành học với các yêu cầu cụ thể, là căn cứ để sinh viên đặt kế hoạch tự phấn đấu.
Bên cạnh đó, việc giáo viên thường xuyên đưa ra các yêu cầu về việc tự học, tự đọc trong q trình dạy học cũng góp phần tắch cực cho việc kắch thắch nhu cầu, thói quen đọc và tìm kiếm thơng tin của sinh viên. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả của việc tự học, tự đọc của sinh viên giúp sinh viên hình thành kỹ năng đọ và hiểu các giá trị nội dung tài liệu, hình thành khả năng vận dụng kiến thức đọc được trong học tập và trong cuộc sống.
Mặt khác, nhà trường hàng năm đều tổ chức chương trình ỘNgày hội sáchỢ, góp phần tun truyền và phát triển văn hóa đọc cho sinh viên, nhằm hỗ trợ kắch thắch phát triển nhu cầu và hứng thú đọc, cung cấp các kỹ năng đọc và tạo tâm lý, thói quen biết trân trọng sách và tài liệu.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của thư viện là giúp sinh viên tự học, tự nghiên cứu, tìm nguồn tài liệu. Đây cũng là nơi để sinh viên hình thành và rèn luyện một số thói quen như: tự học, tự nghiên cứu,Ầ Vì vậy, để phát huy tối đa vai trị này, thư viện phải tạo được những yếu tố thuận lợi, phục vụ cho nhu cầu đọc và tra cứu tài liệu của sinh viên.
Theo tìm hiểu chúng tơi được biết, Ban Giám hiệu Trường ĐHKH Ờ ĐHTN đã có nhiều sự quan tâm đầu tư cho hệ thống thư viện như:Chú ý về điều kiện cơ sở vật chất (bàn ghế, quạt, ánh sáng, máy vi tắnh,Ầ), đội ngũ nhân viên thư viện là những cán bộ vững chắc về chuyên môn nghiệp vụ và thái độ phục vụ tận tình chu đáo. Tuy
nhiên, tất cả những điều này đã hiệu quả hay chưa? Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến sinh viên thông qua một số nội dung:
a. Mức độ đáp ứng nhu cầu đọc