CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO SINH VIÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học khoa học đại học thái nguyên (Trang 89)

8. Dự kiến cấu trúc của luận văn

3.2. CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO SINH VIÊN

Dựa trên các phân tắch và khái quát hoá cơ sở lý luận ở chương 1 và các cơ sở thực tiễn về nhu cầu, thực trạng và các nguyên nhân của thực trạng văn hóa đọc của

sinh viên Trường ĐHKH - ĐHTN , chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp xây dựng và phát triển văn hóa Đọc có tắnh đồng bộ và có thể phù hợpvới điều kiện thực tế của nhà trường trong giai đoạn hiện nay, gồm các biện pháp sau:

3.2.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của sinh viên về tự học, tự nghiên cứu cứu

Do đặc điểm về chuyên ngành đào tạo và vị trắ việc làm sau khi tốt nghiệp Đại học của sinh viên trường ĐHKH - ĐHTN chủ yếu là trong các trung tâm nghiên cứu và ứng dụng vì vậy loại tài liệu và kết quả đọc không giống với những sinh viên được đào tạo ở các trường khác. Lấy vắ dụ so sánh với SV trường ĐHSP, đặc điểm nghề nghiệp sau khi ra trường là trở thành các nhà sư phạm - những người trực tiếp làm việc trong ngành giáo dục nên bên cạnh kiến thức chun ngành cịn có kiến thức về nghiệp vụ sư phạm, thái độ và kỹ năng sư phạm,Ầ

Ngồi ra SV trường ĐHKH có sự thuận lợi nhất định đó là bên cạnh nguồn tài liệu từ thư viện nhà trường, phòng tư liệu khoa, trường ĐHKH nằm ngay bên cạnh TTHL, là một kho dữ liệu đồ sộ, do đó sinh viên cũng có nhiều thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm thơng tin với nguồn tài nguyên phong phú hơn.

3.2.1.1. Mục đắch

Nâng cao nhận thức cho sinh viên về tự học, tự nghiên cứu, nhấn mạnh tới mục đắch phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên.

3.2.1.2. Nội dung

- Tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, các câu lạc bộ,Ầ về cơng tác phát triển văn hóa Đọc

- Tun truyền, vận động thông qua các phong trào thi đua, tổ chức Ộngày hội đọc sáchỢ, khuyến khắch việc giới thiệu, chia sẻ tài nguyên đọc giữa sinh viên - sinh viên; giảng viên - sinh viên,Ầ

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

Trong ỘTuần sinh hoạt công dân SVỢ đầu năm học Nhà trường, trực tiếp là phịng Chắnh trị và Cơng tác HSSV cần phải tuyên truyền, giáo dục cho SV hiểu rõ được vai trò của việc tự học, tự nghiên cứu trong đào tạo theo tắn chỉ, phải xem việc tự học là một vấn đề trọng tâm. Cuối đợt sinh hoạt cần kiểm tra đánh giá mức độ nhận thức của SV về nội dung học tập đặc biệt về nhận thức về hoạt động tự học; Có hình thức khen - chê kịp thời đến từng cá nhân, từng tập thể lớp và cần được công khai rộng rãi để sinh viên trong trường học tập và rút kinh nghiệm. Tinh thần, thái độ học tập của sinh viên tham gia ỘTuần sinh hoạt công dân sinh viên đầu năm họcỢ sẽ được tắnh vào điểm rèn luyện của sinh viên do vậy Phòng CT&CT HSSV cần phải thực hiện một cách công bằng và khách quan để khuyến khắch sinh viên học tập tốt.

Đoàn Thanh niên, Hội SV có những hoạt động, những phong trào tập thể hướng tới hoạt động tự học. Đánh thức tiềm năng và khơi dậy lòng say mê học tập, sáng tạo của các đoàn viên.

Bên cạnh các hoạt động của các phòng ban chức năng, Đồn TN, vai trị của người thầy cũng là một nhân tố có tác động lớn đến việc nâng cao ý thức tự học của sinh viên. Để sinh viên hình thành và phát triển được động cơ tự học, người thầy luôn phải định hướng nhận thức cho sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên ý thức đầy đủ những yêu cầu, nhiệm vụ học tập, sẵn sàng thực hiện tốt các yêu cầu nhiệm vụ đó.

Trong giảng dạy, Phịng Đào tạo, Khoa, tổ chuyên môn cần thường xuyên chỉ đạo giảng viên nâng cao ý thức tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên thông qua nhiều hoạt động khác nhau:

+ Tổ chức các dự án học tập, nghiên cứu cho sinh viên + Hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu

+ Tổ chức hội thảo chuyên đề về tự học, tự nghiên cứu + Tổ chức seminar các nội dung học tập

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

- Phải có sự ủng hộ của Đảng uỷ, Ban chấp hành nhà trường cả về chủ trương và cơ sở vật chất.

- Tổ chức bộ máy của nhà trường phải đảm bảo tắnh đồng bộ, ổn định, có tắnh dân chủ và kỷ luật cao.

3.2.2. Phát triển năng lực giảng dạy cho giảng viên theo hướng tắch cực hóa hoạt động của người học để hình thành văn hóa đọc cho sinh viên hoạt động của người học để hình thành văn hóa đọc cho sinh viên

3.2.2.1. Mục đắch

Tăng cường hướng dẫn và chỉ đạo giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng dạy và học, trước hết là ở đội ngũ GV và các phòng ban liên quan trực tiếp đến HSSV

3.2.2.2. Nội dung

- Xây dựng được tập thể sư phạm nhà trường có tắnh ổn định cao về tổ chức, đồn kết, thân ái.

- Xây dựng được mơi trường sư phạm, mơi trường văn hóa Đọc của nhà trường xanh - sạch - đẹp, làm việc có kỷ luật và có hiệu quả.

- Xóa bỏ nề nếp cũ, xây dựng nề nếp mới làm cơ sở, nền tảng nâng cao chất lượng dạy và học nói chung và phát triển văn hóa Đọc nói riêng.

- Bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy theo định hướng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện

Để có thể phát triển được đội ngũ giảng viên, điều cần được xác định là xây dựng một bộ năng lực tối thiểu cần thiết cho giảng viên. Trên cơ sở bộ năng lực này, Trường xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ của mình bằng cách kết hợp các loại hình đào tạo khác nhau để phát triển đội ngũ của mình:

- Đào tạo và bồi dưỡng liên tục cho phù hợp với nhu cầu phát triển của từng khoa, từng bộ môn.

- Các giảng viên tự học tập và bồi dưỡng để không ngừng nâng cao năng lực của bản thân;

- Tạo ra các môi trường và điều kiện để giảng viên có thể phát triển các năng lực của mình Ờ Xây dựng tổ chức học tập.

Hình 3.1: Năng lực của một giảng viên đại học

Ngoài những tiêu chuẩn về mặt đạo đức và chắnh trị, một giảng viên giỏi là một giảng viên hội tụ được những yếu tố sau:

+ Có năng lực chuyên môn cao nắm bắt được những phát triển mới nhất trong học thuật cũng như trong thực tiễn chun mơn của mình

+ Có năng lực giảng dạy phù hợp với lĩnh vực chun mơn sâu của mình + Có năng lực nghiên cứu sâu trong lĩnh vực chun mơn của mình.

Xây dựng các chắnh sách đối với giảng viên nhằm tạo động lực để giảng viên không ngừng tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực, phát triển văn hóa đọc trong giảng viên.

Bồi dưỡng các kỹ năng hướng dẫn tư vấn đọc sách cho giảng viên nhằm giúp giảng viên tổ chức hưỡng dẫn tư vấn về kỹ năng đọc sách cho sinh viên.

Tạo mơi trường văn hóa học hỏi, chia sẻ trong tập thể sư phạm làm gương tốt để sinh viên học tập và làm theo.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

- CBGV, HSSV, lực lượng GD phát huy tắnh tắch cực, ý thức trách nhiệm cao, có tắnh tự giác, tắnh tổ chức và tắnh kỷ luật cao.

- Thực hiện đúng, đầy đủ nội quy, quy chế nhà trường đề ra

3.2.3. Chỉ đạo giảng viên phát triển kỹ năng đọc sách cho sinh viên thông qua hoạt động giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu khoa học qua hoạt động giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu khoa học

3.2.3.1. Mục đắch

- Cung cấp cho sinh viên một cách có hệ thống các tri thức cần thiết về cách tiến hành hoạt động học tập và các hành động tự học. Việc cung cấp tri thức về kỹ năng tự học có thể thơng qua nhiều con đường:

+Tổ chức các lớp học theo chuyên đề giúp sinh viên lĩnh hội tri thức về kỹ năng tự học một cách nhanh chóng có hệ thống. Hình thức này rất thắch hợp đối với việc lĩnh hội tri thức về những kỹ năng tự học chung.

+ Thông qua việc giảng dạy của giáo viên trên lớp. Hình thức này phù hợp với việc lĩnh hội tri thức về các kỹ năng chuyên biệt gắn với đặc trưng môn học.

3.2.3.2. Nội dung

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm tự học trong sinh viên.

- Hướng dẫn sinh viên tìm các tài liệu sách báo có liên quan để tự nghiên cứu. - Tổ chức cho sinh viên luyện tập các kỹ năng trong quá trình học tập

3.2.3.3. Cách thức thực hiện

Bằng hệ thống yêu cầu đặt ra giảng viên đòi hỏi sinh viên phải biết cách lập kế hoạch tự học bộ môn; giới thiệu sách, tài liệu tham khảo của môn học và yêu cầu sinh

Nhà trường cần chỉ đạo giảng viên phát triển đề cương môn học theo hướng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Đề cương môn học phải mô tả được cây mục tiêu sinh viên phải hoàn thành, các nội dung cốt lõi của môn học, hệ thống tài liệu học tập mà sinh viên cần phải đọc, các tiêu chắ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên, đặc biệt là đề cương môn học phải mô tả rõ những nội dung học tập, hình thức tổ chức học tập sinh viên phải thực hiện: Học trên lớp, tự học ngoài lớp, các chủ đề thảo luận, seminar, bài tập, dự án cần phải hoành thành theo từng mốc thời gian cụ thể.

Trong quá trình tổ chức bài học, giảng viên phải hướng dẫn sinh viên cách lựa chọn tài liệu phù hợp với từng nội dung bài học, cách đọc, cách ghi chép thông tin, cách tổ chức thông tin đọc với thông tin nghe giảng vvẦ

Tăng cường các hình thức học tập có tắnh chất nghiên cứu: soạn đề cương xemina, làm bài tập lớn, tổ chức cho sinh viên làm tiểu luận môn học, nghiên cứu đề tài khoa học sinh viên và đặc biệt giảng viên phải là người tổ chức tốt các hoạt động tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên và kiểm tra, đánh giá kết quả tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.

Hướng dẫn sinh viên tự kiểm tra, đánh giá kỹ năng tự học của bản thân kết hợp với sự kiểm tra của giáo viên giúp sinh viên điều chỉnh kỹ năng tự học của bản thân

Sự kiểm tra, đánh giá kỹ năng tự học nhằm phát hiện những thiếu sót, sai lệch, những cái chưa hoàn thiện về các kỹ năng để làm cơ sở cho việc điều chỉnh các kỹ năng tự học đang rèn luyện.

Cần coi trọng cả hình thức kiểm tra quá trình và kiểm tra kết quả, sự kiểm tra đánh giá của giáo viên và tập thể sinh viên với sự tự kiểm tra, đánh giá.

Về nội dung cần kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng, phong cách, thái độ tự học, việc đạt mục tiêu học tập và các qui định môn học của giáo viên đề ra cũng như những mục tiêu, qui định do bản thân tự đề ra.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện

- Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa cần chỉ đạo sát sao và phối hợp với Đoàn TNCS và Hội sinh viên nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc sách tới toàn thể sinh viên.

- Giảng viên phải có năng lực phát triển chương trình mơn học và có kỹ năng hướng dẫn, tư vấn sinh viên đọc sách, tự nghiên cứu.

- Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên phải được xây dựng theo các tiêu chắ mở, đánh giá kết quả tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.

- Bản thân mỗi sinh viên phải ý thức rõ trách nhiệm, vai trò của bản thân và phải tắch cực hoạt động, tắch cực tham gia phong trào đọc sách.

3.2.4. Tăng cường quản lý việc thiết kế và tổ chức dạy học theo hướng phát huy vai trò tự học, tự nghiên cứu của sinh viên huy vai trò tự học, tự nghiên cứu của sinh viên

3.2.4.1. Mục đắch

Giảng viên phải là người tiên phong, đi đầu trong việc đổi mới các phương pháp, hình thức dạy học theo hướng phát huy vai trò tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, muốn thực hiện có hiệu quả phát triển văn hóa đọc cho sinh viên nhà trường cần tăng cường quản lý việc thiết kế và tổ chức dạy học theo hướng phát huy vai trò tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.

3.2.4.2. Nội dung

Theo quan điểm dạy học hiện đại lấy người học làm trung tâm. Người học là chủ thể tắch cực, chủ động tìm ra tri thức bằng hành động của chắnh mình, thầy đóng vai trị là người hướng dẫn, tổ chức, giúp đỡ trị tìm ra tri thức. Q trình học như vậy gọi là tự học - tự nghiên cứu và quá trình dạy như vậy gọi là quá trình dạy - tự học.

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm sẽ tắch cực hoá hoạt động tự học của sinh viên, là tiền đề quan trọng thúc đẩy tắnh tự giác, tắch cực tự học của sinh viên. Do vậy để hoạt động dạy đạt hiệu quả thì ngồi bản thân mỗi cá nhân giảng viên phải tự trau dồi chun mơn nghiệp vụcủa mình.

Quản lý hoạt động dạy của giảng viên là quản lý chương trình, nội dung và phương pháp dạy học thông qua quy chế chuyên môn, thông qua chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học, thông qua kiểm tra đánh giá việc thực hiện mục tiêu giảng dạy của giảng viên đối với từng học phần.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện

* Quản lý chỉ đạo việc lập kế hoạch và việc thực hiện chương trình dạy học:

- Chương trình đào tạo theo hệ thống tắn chỉ phải được cấu trúc lại theo hướng mơ đun hố thành những học phần, lịch trình phải thực hiện hết sức chắnh xác.

- Thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch giảng dạy, một mặt sẽ tạo điều kiện cho mỗi giảng viên tiến hành dạy học một cách chủ động, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành, quản lý hoạt động dạy của nhà trường, của khố, tổ bộ mơn được đồng bộ, hiệu quả.

- Để có thể thực hiện tốt cơng việc này mỗi giảng viên phải nắm vững một số vấn đề sau:

+ Mục tiêu, yêu cầu, nguyên tắc cấu tạo nội dung chương trình mơn học + Nguồn giáo trình, tài liệu tương ứng

+ Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện tại của Khoa, Trường.

+ Kinh nghiệm, cách thức lập kế hoạch giảng dạy mơn học, trong đó có sự đảm bảo về thời gian, điều kiện kinh phắ cùng với sự kiểm định, kiểm tra tắnh khả thi tương ứng.

- Trên cơ sở chương trình khung đào tạo, các trường cần xây dựng chương trình chi tiết phù hợp với từng chuyên ngành của mình.

* Quản lý việc chuẩn bị bài giảng, giáo án lên lớp của giảng viên:

Biện pháp quản lý việc chuẩn bị bài giảng, giáo án có vai trị và ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng dạy học. Các cán bộ quản lý tổ bộ mơn, khoa, trường phải có kế hoạch, tạo điều kiện tốt, điều hành hữu hiệu công việc này dựa trên các yếu tố sau:

+ Xác định mục tiêu giáo án phải phù hợp với mục tiêu, yêu cầu chung của chương trình bộ mơn, hướng vào người học. Mục tiêu yêu cầu bài giảng đề ra càng có thể đo đếm được, kiểm chứng được mức độ đạt được càng tốt.

+ Nội dung bài học phải phù hợp với chương trình mơn học

+ Nội dung giáo án phải thể hiện được tắnh toàn diện, thể hiện được những đổi mới về phương pháp dạy học theo hướng tắch cực, bằng cách tạo dựng, nêu ra các tình huống để người học tự suy nghĩ, tự giải quyết.

Nhà trường cần phát huy vai trị của trưởng bộ mơn, tổ chun môn trong việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học khoa học đại học thái nguyên (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)