8. Dự kiến cấu trúc của luận văn
3.2.7. Mối liên hệ giữa các biện pháp
Mỗi biện pháp đều có những ưu điểm và những hạn chế nhất định. Đồng thời mỗi biện pháp phải được thực hiện trong những điều kiện cụ thể. Nhưng các biện pháp nêu ở trên phải được thực hiện một cách có hệ thống và đồng bộ, chúng ắt có ý nghĩa khi thực hiện đơn lẻ.
Mỗi biện pháp có một vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng riêng và trong quá trình vận dụng chúng có mối quan thiết gắn bó với nhau, tác động qua lại với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển do vậy các biện pháp đó không được tách rời, độc lập mà chúng có mối quan hệ mật thiết thống nhất với nhau ràng buộc lẫn nhau.
Biện pháp thay đổi nhận thức của giảng viên và sinh viên trước yêu cầu dạy và
học theo học chế tắn chỉ là biện pháp quan trọng hàng đầu đóng vai trò là nền tảng cho các biện pháp khác bởi vì khi có nhận thức đúng đắn thì mới có thái độ đúng và từ đó mới có hành vi đúng. Vì vậy nếu giảng viên và sinh viên không có nhận thức đúng đắn về phương thức đào tạo mới, không vươn lên thắch ứng với hoàn cảnh mới thì mọi biện pháp khác đều là vô nghĩa.
Đào tạo theo hệ thống tắn chỉ đòi hỏi cả nhà trường phải có những đổi mới cơ bản về tư duy để đáp ứng với yêu cầu chuyển từ đào tạo lấy thầy cô làm trung tâm sang lấy học sinh làm trung tâm. Đây là vấn đề thuộc về tư tưởng nên không thể một sớm một chiều, do vậy trên con đường chuyển đổi, nhà trường cần có lộ trình và liên tục phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của mình.
Đào tạo theo tắn chỉ là phương pháp đào tạo tiên tiến, vì thế nó đòi hỏi sự đổi mới trong phương pháp học, từ cách tiếp cận nội dung sang cách tiếp cận phương pháp. Cái chúng ta cần của sinh viên ngày nay không phải là kiến thức ghi chép được trong một quyển sách mà thầy đọc cho ghi như trước kia mà là phương pháp học sáng tạo, để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn.
Để nâng cao nhận thức, hình thành động cơ, thái độ học tập đúng đắn thì ngoài sự tắch cực từ phắa sinh viên thì phải kể đến những giảng viên, những người trực tiếp tham gia vào quá trình truyền đạt kiến thức, hướng dẫn sinh viên phương pháp, kỹ năng đọc sách. Việc quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên là một trong những biện pháp cần thiết để thông qua các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm sẽ tắch cực hoá hoạt động tự học, tự nghiên cứu tài liệu của sinh viên, là tiền đề quan trọng thúc đẩy tắnh tự giác, tắch cực trong văn hóa Đọc của sinh viên.
Sẽ khó có thể phát triển văn hóa Đọc trong sinh viên nếu như không có sự hỗ trợ của cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị là nhiệm vụ cần ưu tiên trong đào tạo theo tắn chỉ nói chung và phát triển văn hóa Đọc nói riêng.
Cuối cùng để văn hóa Đọc thật sự trở thành truyền thống, thành nét văn hóa đặc trưng của nhà trường thì cần phải có sự đồng tâm hợp lực của tất cả các thành viên, các đơn vị chức năng trong toàn trường. Hoạt động này, cần sự ý thức tự giác của mỗi giảng viên, sinh viên. Bên cạnh đó, không thể xem nhẹ vai trò của các nhà quản lý, các tổ chức đoàn thể trong việc kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả tự học, tự nghiên
Tóm lại, mỗi biện pháp mà tác giả đã nêu đều có một vai trò và ý nghĩa riêng nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại và thúc đẩy lẫn nhau. Hoạt động quản lý hoạt động tự học sẽ chỉ đạt hiệu quả khi 6 nhóm biện pháp chúng ta biết vận dụng linh hoạt, mềm dẻo.
3.3. KHẢO NGHIỆM TÍNH KHẢ THI VÀ MỨC ĐỘ CẦN THIẾT CỦA CÁC BIỆN PHÁP
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tắch thực trạng văn hóa Đọc của sinh viên Trường ĐHKH - ĐHTN , chúng tôi đưa ra 6 biện pháp quản lý nhằm góp phần phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu có hạn, chưa có điều kiện thực nghiệm, chúng tôi đã lấy ý kiến đánh giá của 105 cán bộ quản lý là những cán bộ cốt cán từ Ban Giám hiệu tới phòng ban chức năng, các khoa đào tạo, các tổ bộ môn có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý và các giảng viên giỏi về chuyên môn trong nhà trường về mức độ cần thiết và tắnh khả thi của các biện pháp.
Bảng 3.1: Kết quả thăm dò mức độ cần thiết và tắnh khả thi của các biện pháp quản lý Đơn vị tắnh: % STT Các biện pháp Mức độ cần thiết Tắnh khả thi Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Rất khảthi Khả thi Ít khả thi
1 Tuyên truyền nâng cao nhận thức của sinh viên về tự học, tự nghiên
cứu 100,0 0,0 0,0 93,3 5,7 1,0
2 Phát triển năng lực giảng dạy cho giảng viên theo hướng tắch cực hóa
hoạt động của người học để hình thành văn hóa đọc cho sinh viên 91,4 6,7 1,9 93,3 4,8 1,9 3 Chỉ đạo giảng viên phát triển kĩ năng đọc sách cho sinh viên thông
qua hoạt động giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu khoa học 88,6 10,5 1,0 89,5 7,6 2,9 4 Tăng cường quản lý việc thiết kế và tổ chức dạy học theo hướng phát
huy vai trò tự học, tự nghiên cứu của sinh viên 95,2 4,8 0,0 86,7 12,4 1,0 5 Xây dựng thư viện thân thiện tạo môi trường thuận lợi thu hút sinh
viên đọc sách 92,4 5,7 1,9 97,1 1,9 1,0
6 Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả tự học, tự nghiên
Nhận xét chung:
Sau khi tập hợp, tổng hợp số phiếu điều tra thu về cho thấy: Để phát triển văn hóa ĐỌcđáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tắn chỉ là rất cần thiết và phải khẩn trương tiến hành 5 biện pháp nêu trên và các biện pháp này đều có tắnh khả thi cao, trong đó mỗi một biện pháp được thể hiện bằng các tỷ lệ điều tra theo từng mức độ cụ thể như sau:
- Biện pháp 1:Tuyên truyền nâng cao nhận thức của sinh viên về tự học, tự nghiên cứu, có 100% cán bộ, giảng viên được hỏi cho là rất cần thiết, trong khi đó có
93,3% cán bộ cho là rất khả thi khi tiến hành biện pháp này, 5,7% cho là khả thi và 1% cho là ắt khả thi. Nhìn chung, có trên 95% cán bộ, giảng viên của Nhà trường khi được hỏi cho là rất cần thiết và khả thi để tiến hành biện pháp thay đổi nhận thức của giảng viên và sinh viên về việc dạy - học theo học chế tắn chỉ.
- Biện pháp 2: Phát triển năng lực giảng dạy cho giảng viên theo hướng tắch cực hóa hoạt động của người học để hình thành văn hóa đọc cho sinh viên, biện pháp
này có 91,4% cho là rất cần thiết, 6,7% cho là cần thiết, 1,9% cho là ắt cần thiết; trong khi đó có 93,3% cho là rất khả thi và 4,8% cho là khả thi và 1,7% cho là ắt khả thi khi thực hiện biện pháp này. Như vậy, có trên 90% số phiếu cho là rất cần thiết và khả thi khi tiến hành biện pháp Phát triển năng lực giảng dạy cho giảng viên theo hướng tắch cực hóa hoạt động của người học.
- Biện pháp 3: Chỉ đạo giảng viên phát triển kĩ năng đọc sách cho sinh viên thông qua hoạt động giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu khoa học, 88,6% cho là rất
cần thiết, 6,7% cho là cần thiết, 1,9% cán bộ cho là không cần thiết và có 89,5% cho là rất khả thi và 7,6% cho là khả thi và 2,9% cho là ắt khả thi khi tiến hành biện pháp này. Tóm lại, có trên 85% cho là rất cần thiết và rất khả thi khi thực hiện biện pháp này.
- Biện pháp 4: Tăng cường quản lý việc thiết kế và tổ chức dạy học theo hướng
phát huy vai trò tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, biện pháp này có 95,2% cho là
rất cần thiết, 4,8% cho là cần thiết; trong khi đó có 86,7% cho là rất khả thi và 12,4% cho là khả thi và 1% cho là ắt khả thi khi thực hiện biện pháp này. Như vậy, có gần
90% số phiếu cho là rất cần thiết và khả thi khi tiến hành biện pháp Chỉ đạo giảng viên thiết kế và tổ chức dạy học theo hướng phát huy vai trò tự học, tự nghiên cứu của sinh viên
- Biện pháp 5: Xây dựng thư viện thân thiện tạo môi trường thuận lợi thu hút sinh viên đọc sách, biện pháp này có 92,4% cho là rất cần thiết, 5,7% cho là cần thiết
và 1,9% cho là ắt cần thiết; và có tới 97,1% cho là rất khả thi, 1,9% cho là khả thi và có 1,0% cho là ắt khả thi khi thực hiện biện pháp này. Như vậy, có gần 95% số phiếu cho là rất cần thiết và khả thi khi tiến hành biện pháp này.
- Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, biện pháp này có 85,7% cho là rất cần thiết, 14,3% cho là
cần thiết và 0% cho là ắt cần thiết; và có 80% cho là rất khả thi, 9,5% cho là khả thi và có 10,5% cho là ắt khả thi khi thực hiện biện pháp này. Như vậy, có hơn 80% số phiếu cho là rất cần thiết và khả thi khi tiến hành biện pháp này.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Kết luận
Phát triển văn hóa Đọc của sinh viên theo học chế tắn chỉ là một trong những vấn đề cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Phát triển văn hóa Đọc cho sinh viên bao gồm những tác động của nhà quản lý nhằm hình thành ý thức, thói quen đọc sách cho sinh viên, phát triển kỹ năng đọc sách, giáo dục ý thức vận dụng kiến thức kỹ năng đã đọc vào giải quyết vấn đề học tập và thực tế cuộc sống, tạo môi trường đọc sách cho sinh viên.
Phát triển kỹ năng đọc sách cho sinh viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố đó là các yếu tố quản lý của nhà trường, năng lực giảng dạy của giảng viên, năng lực trình độ của sinh viên, cơ sở vật chất, nguồn học liệu của nhà trường, môi trường đọc sách.
Trên thực tế, phần lớn sinh viên Trường ĐHKH - ĐHTN đều có thái độ tắch cực, phù hợp với văn hóa Đọc nhưng kết quả học tập vẫn chưa cao vì hầu hết SV chưa có hành vi tắch cực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đào tạo tắn chỉ, họ chưa có các kỹ năng, chưa có thói quen nên chưa có hành vi tốt dẫn đến kết quả học tập chưa cao.
Ngoài ra, còn các yếu tố khách quan khác là do yêu cầu về nhiệm vụ học tập đặt ra chưa cao; một số giảng viên chưa thực sự có phương pháp giảng dạy phù hợp với đào tạo theo tắn chỉ, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tâp của sinh viên chưa thường xuyên, liên tục, chưa quan tâm, chú ý bồi dưỡng năng lực tự học cho SV.
Từ những thực trạng về văn hóa Đọc của sinh viên Trường ĐHKH - ĐHTN, tác giả đã đề xuất 6 biện pháp để phát triển văn hóa Đọc cho SV. Sáu biện pháp đó là:
-Biện pháp 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức của sinh viên về tự học, tự nghiên cứu.
-Biện pháp 2: Phát triển năng lực giảng dạy cho giảng viên theo hướng tắch cực
hóa hoạt động của người học để hình thành văn hóa đọc cho sinh viên.
-Biện pháp 3: Chỉ đạo giảng viên phát triển kĩ năng đọc sách cho sinh viên thông qua hoạt động giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu khoa học.
-Biện pháp 4: Tăng cường quản lý việc thiết kế và tổ chức dạy học theo hướng phát huy vai trò tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.
-Biện pháp 5: Xây dựng thư viện thân thiện tạo môi trường thuận lợi thu hút sinh viên đọc sách.
-Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả tự học, tự
nghiên cứu của sinh viên.
Đây là sáu biện pháp mang tắnh hệ thống, đồng bộ, tuân theo quy trình quản lý giáo dục với tắnh khả thi cao. Hy vọng sáu biện pháp này sẽ được áp dụng tại nhà trường trong năm học tới.
Tuy nhiên, do những khó khăn về chủ quan và khách quan, đề tài không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Vì vậy, chúng tôi mong nhận được những đóng góp để đề tài ngày một hoàn thiện và có ý nghĩa thực tiễn hơn nữa đối với công tác phát triển văn hóa đọc của sinh viên Trường ĐHKH - ĐHTN.
2.Khuyến nghị
2.1.Đối với nhà trường:
- Đảng uỷ, Ban giám hiệu Nhà trường cần tăng cường quan tâm hơn nữa đối với công tác quản lý hoạt động tự học nhằm đẩy mạnh phong trào tự học - tự nghiên cứu nói chung và văn hóa Đọc nói riêng ngày càng phát triển trong toàn trường
- Phải có một quy chế đào tạo hoàn chỉnh làm cơ sở pháp lý vững chắc cho quá trình đào tạo, được phổ biến thấu đáo và công khai đến CBGV và SV
- Chỉ đạo chặt chẽ hơn nữa công tác kiểm tra, đánh giá mọi hoạt động đào tạo của trường, đặc biệt là kiểm tra, đánh giá kết quả tự học, tự nghiên cứu của sinh viên một cách thường xuyên, liên tục.
- Phát triển văn hóa Đọc đỏi hỏi phải có những yêu cầu về vật chất và nhân lực thoả mãn. Bởi vậy, nhà trường phải có hệ thống hỗ trợ sinh viên tự học rất mạnh như thư viện, phòng vi tắnh, phòng học và tự học..., cung cấp mạng Internet và các cổng vào để tạo mối liên hệ kịp thời giữa nhà trường, cán bộ, giảng viên và sinh viên.
- Xây dựng thư viện thân thiện, thu hút sinh viên đến thư viện, khai thác thông tin qua hệ thống học liệu của thư viện một cách thường xuyên.
2.2.Đối với Khoa:
- Ban Chủ nhiệm khoa có trách nhiệm chỉ đạo tới cán bộ giảng viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đào tạo tắn chỉ.
- Đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiên cứu khoa học đối với giảng viên nhằm tạo nề nếp, thói quen đọc sáchđối với SV.
- Tăng cường kiểm tra việc phát triển chương trình môn học, tổ chức thực hiện chương trình, lịch trình đã ban hành.
- Thường xuyên tổ chức thi kiểm tra đánh giá chất lượng học tập công bằng đối với SV. Phối hợp với trung tâm kiểm tra đánh giá của trường để đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng sử dụng các đề thi trắc nghiệm khách quan.
2.3.Đối với Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên:
- Tăng cường các hoạt động ngoại khoá như: sinh hoạt câu lạc bộ ngoại ngữ, diễn đàn chia sẻ về những cuốn sách hay, sách mới, bổ ắch, và những địa điểm mua sách giá rẻ giữa các sinh viên,Ầ.
- Đoàn Thanh niên nhà trường cần phát huy vai trò xung kắch của đoàn viên, động viên mọi đoàn viên tham gia các hoạt động tập thể nhằm phát huy tắnh năng động, tự lập, sáng tạo cho mỗi đoàn viên.
2.4.Đối với giảng viên và sinh viên:
Giảng viên cần thực hiện phát triển chương trình môn học, bài học một cách thường xuyên theo định hướng phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên.
Giảng viên thường xuyên tổ chức bài học theo hướng phát triển năng lực tự nghiên cứu của sinh viên trong mối quan hệ hợp tác với GV, SV và nội dung tài liệu học tập, thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả tự học, tự nghiên cứu của sinh viên nhằm tạo động lực để phát triển văn hóa đọc cho sinh viên.
Sinh viên cần nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện cho mình có thói quen đọc sách mỗi ngày, phát triển kỹ năng đọc hiệu quả và học cách chia sẻ thông tin và làm giàu thông tin trong quá trình đọc sách.
TÀI LIỆU THAM KHẢO