Năng lực của một giảng viên đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học khoa học đại học thái nguyên (Trang 93)

Ngoài những tiêu chuẩn về mặt đạo đức và chắnh trị, một giảng viên giỏi là một giảng viên hội tụ được những yếu tố sau:

+ Có năng lực chuyên môn cao nắm bắt được những phát triển mới nhất trong học thuật cũng như trong thực tiễn chun mơn của mình

+ Có năng lực giảng dạy phù hợp với lĩnh vực chun mơn sâu của mình + Có năng lực nghiên cứu sâu trong lĩnh vực chun mơn của mình.

Xây dựng các chắnh sách đối với giảng viên nhằm tạo động lực để giảng viên không ngừng tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực, phát triển văn hóa đọc trong giảng viên.

Bồi dưỡng các kỹ năng hướng dẫn tư vấn đọc sách cho giảng viên nhằm giúp giảng viên tổ chức hưỡng dẫn tư vấn về kỹ năng đọc sách cho sinh viên.

Tạo mơi trường văn hóa học hỏi, chia sẻ trong tập thể sư phạm làm gương tốt để sinh viên học tập và làm theo.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

- CBGV, HSSV, lực lượng GD phát huy tắnh tắch cực, ý thức trách nhiệm cao, có tắnh tự giác, tắnh tổ chức và tắnh kỷ luật cao.

- Thực hiện đúng, đầy đủ nội quy, quy chế nhà trường đề ra

3.2.3. Chỉ đạo giảng viên phát triển kỹ năng đọc sách cho sinh viên thông qua hoạt động giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu khoa học qua hoạt động giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu khoa học

3.2.3.1. Mục đắch

- Cung cấp cho sinh viên một cách có hệ thống các tri thức cần thiết về cách tiến hành hoạt động học tập và các hành động tự học. Việc cung cấp tri thức về kỹ năng tự học có thể thơng qua nhiều con đường:

+Tổ chức các lớp học theo chuyên đề giúp sinh viên lĩnh hội tri thức về kỹ năng tự học một cách nhanh chóng có hệ thống. Hình thức này rất thắch hợp đối với việc lĩnh hội tri thức về những kỹ năng tự học chung.

+ Thông qua việc giảng dạy của giáo viên trên lớp. Hình thức này phù hợp với việc lĩnh hội tri thức về các kỹ năng chuyên biệt gắn với đặc trưng môn học.

3.2.3.2. Nội dung

- Tổ chức trao đổi kinh nghiệm tự học trong sinh viên.

- Hướng dẫn sinh viên tìm các tài liệu sách báo có liên quan để tự nghiên cứu. - Tổ chức cho sinh viên luyện tập các kỹ năng trong quá trình học tập

3.2.3.3. Cách thức thực hiện

Bằng hệ thống yêu cầu đặt ra giảng viên đòi hỏi sinh viên phải biết cách lập kế hoạch tự học bộ môn; giới thiệu sách, tài liệu tham khảo của môn học và yêu cầu sinh

Nhà trường cần chỉ đạo giảng viên phát triển đề cương môn học theo hướng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Đề cương môn học phải mô tả được cây mục tiêu sinh viên phải hoàn thành, các nội dung cốt lõi của môn học, hệ thống tài liệu học tập mà sinh viên cần phải đọc, các tiêu chắ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên, đặc biệt là đề cương môn học phải mơ tả rõ những nội dung học tập, hình thức tổ chức học tập sinh viên phải thực hiện: Học trên lớp, tự học ngoài lớp, các chủ đề thảo luận, seminar, bài tập, dự án cần phải hoành thành theo từng mốc thời gian cụ thể.

Trong quá trình tổ chức bài học, giảng viên phải hướng dẫn sinh viên cách lựa chọn tài liệu phù hợp với từng nội dung bài học, cách đọc, cách ghi chép thông tin, cách tổ chức thông tin đọc với thông tin nghe giảng vvẦ

Tăng cường các hình thức học tập có tắnh chất nghiên cứu: soạn đề cương xemina, làm bài tập lớn, tổ chức cho sinh viên làm tiểu luận môn học, nghiên cứu đề tài khoa học sinh viên và đặc biệt giảng viên phải là người tổ chức tốt các hoạt động tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên và kiểm tra, đánh giá kết quả tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.

Hướng dẫn sinh viên tự kiểm tra, đánh giá kỹ năng tự học của bản thân kết hợp với sự kiểm tra của giáo viên giúp sinh viên điều chỉnh kỹ năng tự học của bản thân

Sự kiểm tra, đánh giá kỹ năng tự học nhằm phát hiện những thiếu sót, sai lệch, những cái chưa hoàn thiện về các kỹ năng để làm cơ sở cho việc điều chỉnh các kỹ năng tự học đang rèn luyện.

Cần coi trọng cả hình thức kiểm tra quá trình và kiểm tra kết quả, sự kiểm tra đánh giá của giáo viên và tập thể sinh viên với sự tự kiểm tra, đánh giá.

Về nội dung cần kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng, phong cách, thái độ tự học, việc đạt mục tiêu học tập và các qui định môn học của giáo viên đề ra cũng như những mục tiêu, qui định do bản thân tự đề ra.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện

- Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa cần chỉ đạo sát sao và phối hợp với Đoàn TNCS và Hội sinh viên nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc sách tới tồn thể sinh viên.

- Giảng viên phải có năng lực phát triển chương trình mơn học và có kỹ năng hướng dẫn, tư vấn sinh viên đọc sách, tự nghiên cứu.

- Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên phải được xây dựng theo các tiêu chắ mở, đánh giá kết quả tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.

- Bản thân mỗi sinh viên phải ý thức rõ trách nhiệm, vai trò của bản thân và phải tắch cực hoạt động, tắch cực tham gia phong trào đọc sách.

3.2.4. Tăng cường quản lý việc thiết kế và tổ chức dạy học theo hướng phát huy vai trò tự học, tự nghiên cứu của sinh viên huy vai trò tự học, tự nghiên cứu của sinh viên

3.2.4.1. Mục đắch

Giảng viên phải là người tiên phong, đi đầu trong việc đổi mới các phương pháp, hình thức dạy học theo hướng phát huy vai trò tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, muốn thực hiện có hiệu quả phát triển văn hóa đọc cho sinh viên nhà trường cần tăng cường quản lý việc thiết kế và tổ chức dạy học theo hướng phát huy vai trò tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.

3.2.4.2. Nội dung

Theo quan điểm dạy học hiện đại lấy người học làm trung tâm. Người học là chủ thể tắch cực, chủ động tìm ra tri thức bằng hành động của chắnh mình, thầy đóng vai trị là người hướng dẫn, tổ chức, giúp đỡ trị tìm ra tri thức. Q trình học như vậy gọi là tự học - tự nghiên cứu và quá trình dạy như vậy gọi là quá trình dạy - tự học.

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm sẽ tắch cực hoá hoạt động tự học của sinh viên, là tiền đề quan trọng thúc đẩy tắnh tự giác, tắch cực tự học của sinh viên. Do vậy để hoạt động dạy đạt hiệu quả thì ngồi bản thân mỗi cá nhân giảng viên phải tự trau dồi chun mơn nghiệp vụcủa mình.

Quản lý hoạt động dạy của giảng viên là quản lý chương trình, nội dung và phương pháp dạy học thông qua quy chế chuyên môn, thông qua chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học, thông qua kiểm tra đánh giá việc thực hiện mục tiêu giảng dạy của giảng viên đối với từng học phần.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện

* Quản lý chỉ đạo việc lập kế hoạch và việc thực hiện chương trình dạy học:

- Chương trình đào tạo theo hệ thống tắn chỉ phải được cấu trúc lại theo hướng mơ đun hố thành những học phần, lịch trình phải thực hiện hết sức chắnh xác.

- Thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch giảng dạy, một mặt sẽ tạo điều kiện cho mỗi giảng viên tiến hành dạy học một cách chủ động, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành, quản lý hoạt động dạy của nhà trường, của khố, tổ bộ mơn được đồng bộ, hiệu quả.

- Để có thể thực hiện tốt cơng việc này mỗi giảng viên phải nắm vững một số vấn đề sau:

+ Mục tiêu, yêu cầu, nguyên tắc cấu tạo nội dung chương trình mơn học + Nguồn giáo trình, tài liệu tương ứng

+ Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện tại của Khoa, Trường.

+ Kinh nghiệm, cách thức lập kế hoạch giảng dạy mơn học, trong đó có sự đảm bảo về thời gian, điều kiện kinh phắ cùng với sự kiểm định, kiểm tra tắnh khả thi tương ứng.

- Trên cơ sở chương trình khung đào tạo, các trường cần xây dựng chương trình chi tiết phù hợp với từng chuyên ngành của mình.

* Quản lý việc chuẩn bị bài giảng, giáo án lên lớp của giảng viên:

Biện pháp quản lý việc chuẩn bị bài giảng, giáo án có vai trị và ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng dạy học. Các cán bộ quản lý tổ bộ mơn, khoa, trường phải có kế hoạch, tạo điều kiện tốt, điều hành hữu hiệu công việc này dựa trên các yếu tố sau:

+ Xác định mục tiêu giáo án phải phù hợp với mục tiêu, yêu cầu chung của chương trình bộ mơn, hướng vào người học. Mục tiêu yêu cầu bài giảng đề ra càng có thể đo đếm được, kiểm chứng được mức độ đạt được càng tốt.

+ Nội dung bài học phải phù hợp với chương trình mơn học

+ Nội dung giáo án phải thể hiện được tắnh toàn diện, thể hiện được những đổi mới về phương pháp dạy học theo hướng tắch cực, bằng cách tạo dựng, nêu ra các tình huống để người học tự suy nghĩ, tự giải quyết.

Nhà trường cần phát huy vai trị của trưởng bộ mơn, tổ chun môn trong việc tổ chức giảng dạy và kiểm tra, giám sát kết quả giảng dạy của từng giảng viên trong tổ chuyên môn.

Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn học: kiểm tra các tiêu chuẩn đánh giá của môn học, nội dung đánh giá, phương pháp, hình thức đánh giá, ngân hàng đề thi, cách thức chấm điểm của giảng viên theo hướng phát triển kỹ năng tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

Nhà trường cần có cơ chế kiểm tra, giám sát đề cương môn học, đề cương bài giảng, hệ thống tài liệu phục vụ giảng dạy của giảng viên, giờ dạy của giảng viên.

Tổ trưởng chuyên mơn phải nhận thức rõ về vai trị trách nhiệm cá nhân trong lãnh đạo và quản lý tổ chuyên môn, giảng viên đổi mới dạy học theo hướng phát huy vai trò tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.

Giảng viên phải có nhận thức đúng về vai trị trách nhiệm của mình trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tăng cường tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.

3.2.5. Xây dựng thư viện thân thiện tạo môi trường thuận lợi thu hút sinh viên đọc sách viên đọc sách

3.2.5.1. Mục đắch

- Đảm bảo chất lượng và hiệu quả việc phất triển văn hóa Đọc cho sinh viên trong nhà trường.

- Giúp các em có mơi trườngđọc sách, nghiên cứu tài liệu, phát triển văn hóa Đọc sống lành mạnh.

3.2.5.2. Nội dung

- Xây dựng môi trường của nhà Trường, thư việnxanh - sạch - đẹp và khơng có tiếng ồn, hệ thống chỉ dẫn khoa học và có các dịch vụ thơng tin phục vụ nhu cầu học tập, tra cứu tài liệu của sinh viên.

- Thư viện cần được trang bị điều kiện tốt cho hoạt động học tập, nghiên cứu tài liệu của SV và GV.

- Xây dựng các mơ hình hoạt động phát triển văn hóa Đọc trong trường thu hút SV tham gia.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện

- Củng cố, nâng cấp và xây dựng hệ thống thư viện điện tử với nhiệm vụ cung cấp dịch vụ thơng tin với số lượng sách, giáo trình tắnh theo tỷ lệ sinh viên ngày càng lớn phải là ưu tiên hàng đầu.

- Các giảng đường đều phải được trang bị thiết bị hiện đại hỗ trợ giảng dạy và học tập

- Thư viện nhà trường phải bổ sung, tăng cường các nguồn giáo trình, tài liệu tham khảo.

- Xây dựng đội ngũ nhân viên thư viện có kỹ năng nghiệp vụ, nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm cao trong cơng việc và có phong cách làm việc năng động.

- Nâng cấp, bổ sung thêm máy tắnh, kết nối mạng Internet và miễn phắ hồn tồn cho sinh viên truy cập tìm tài liệu phục vụ hoạt động tự học

-Tăng tỉ lệ hội nghị khoa học của SV, tạo nhiều cơ hội giao lưu khoa học liên trường cho SV.

- Tổ chức các hoạt động phát triển văn hóa Đọc trong giảng đường và kắ túc xá trong ngày nghỉ với các hình thức tạ đàm, thảo luận, giải trắ lành mạnh.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

- Đảng ủy và các cấp lãnh đạo nhà trường cần chỉ đạo và tạo điều kiện về kinh tế, cơ sở vật chất cho việc xây dựng môi trường cảnh quan thư viện, khuôn viên xanh - sạch - đẹp, xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, lớp học, phòng đọc.

- Mỗi thành viên trong nhà trường phải có ý thức xây dựng thư viện, bảo vệ cơ sở vật chất nhà trường nói chung và thư viện nói riêng.

- Cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục.

3.2.6. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả tự học, tự nghiên cứu của sinh viên cứu của sinh viên

3.2.6.1. Mục đắch

- Kịp thời phát hiện những mặt tốt để động viên, phát huy; những mặt còn lệch lạc để uốn nắn, sửa chữa, từ đó có những điều chỉnh phù hợp.

- Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong nhà trường đối vớivấn đề tự học, tự nghiên cứu của sinh viên

3.2.6.2. Nội dung

Kiểm tra, giám sát, đánh giá trong đào tạo theo tắn chỉ có rất nhiều điểm khác biệt so với đào tạo theo niên chế. Tắn chỉ coi trọng phần tự đào tạo, tự học của người học. Đánh giá học phần trong đào tạo theo tắn chỉ là đánh giá q trình đào tạo khơng chỉ bằng các bài kiểm tra, bài thi cuối mơn học mà cịn bằng cách đánh giá khác nhau:

- Các hoạt động trên lớp (số buổi có mặt, thái độ theo dõi bài giảng, thảo luận) - Việc tự học ở nhà (qua nội dung phát biểu thảo luận trên lớp, thời gian và chất lượng hoàn thành bài tập ở nhà do giảng viên giao)

3.2.6.3. Cách thức thực hiện

- Yêu cầu ban cán sự lớp, ban chấp hành chi đoàn báo cáo về tình hình sinh viên trong lớp về các mặt học tập, rèn luyện bằng văn bản và gửi về CVHT - GVCN lớp vào thứ sáu hàng tuần, CVHT - GVCN sẽ báo cáo bằng văn bản gửi về phịng cơng tác chắnh trị HSSV.

- CVHT - GVCN phối hợp với TLSV của Khoa, phịng cơng tác chắnh trị HSSV cung cấp thơng tin về tình hình HSSV cho lãnh đạo trường.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện

- Lãnh đạo nhà trường đặc biệt là Hiệu trưởng nhà trường cần có tầm nhìn chiến lược, phải có lịng nhiệt tình và linh hoạt.

- Phải có chế độ kiểm tra thắch ứng với tình hình nhiệm vụ (đi tận nơi, xem tận chỗ). - Kiểm tra phải thực sự tơn trọng người được kiểm tra.

- Có mối quan hệ tốt với các đơn vị trong trường.

3.2.7. Mối liên hệ giữa các biện pháp

Mỗi biện pháp đều có những ưu điểm và những hạn chế nhất định. Đồng thời mỗi biện pháp phải được thực hiện trong những điều kiện cụ thể. Nhưng các biện pháp nêu ở trên phải được thực hiện một cách có hệ thống và đồng bộ, chúng ắt có ý nghĩa khi thực hiện đơn lẻ.

Mỗi biện pháp có một vai trị, ý nghĩa và tầm quan trọng riêng và trong quá trình vận dụng chúng có mối quan thiết gắn bó với nhau, tác động qua lại với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển do vậy các biện pháp đó khơng được tách rời, độc lập mà chúng có mối quan hệ mật thiết thống nhất với nhau ràng buộc lẫn nhau.

Biện pháp thay đổi nhận thức của giảng viên và sinh viên trước yêu cầu dạy và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trường đại học khoa học đại học thái nguyên (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)