VÀI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA EXIMBANK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 40 - 44)

2.1.1. Giới thiệu sơ lƣợc về Eximbank

Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam.

Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH- GP cho phép ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng (tương đương 12,5 triệu USD tại thời điểm thành lập ngân hàng) với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Eximbank.

Đến 31/12/2012, vốn điều lệ của Eximbank đạt 12.355.299 triệu đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 13.317 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những ngân hàng cĩ vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam.

Eximbank cĩ địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với trụ sở chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 1 sở giao dịch, 207 chi nhánh và phịng giao dịch trên tồn quốc, 1 văn phịng đại diện đặt tại Hà Nội và đã thiết lập quan hệ đại lý với 869 ngân hàng tại 84 quốc gia trên thế giới.

Là một ngân hàng cĩ thế mạnh ở hoạt động thanh tốn quốc tế như thanh tốn xuất khẩu, thanh tốn nhập khẩu, dịch vụ thanh tốn xuất nhập khẩu trọn gĩi và dịch vụ bao thanh tốn…Thời gian qua, Eximbank luơn cung cấp đến khách hàng những dịch vụ thanh tốn quốc tế hiện đại, nhanh chĩng và an tồn. Vừa qua,

Eximbank vinh dự nhận giải thưởng “Thanh tốn quốc tế xuất sắc” do ngân hàng Standard Chartered trao tặng.

2.1.2. Tổng quan về hoạt động của Eximbank

2.1.2.1. Tình hình về nguồn vốn, sử dụng vốn của ngân hàng và kết quả hoạt động trong năm vừa qua động trong năm vừa qua

- Nguồn vốn

Tổng nguồn vốn tồn hệ thống đến 31/12/2012 đạt 170.201 tỷ đồng, giảm 7,34% (tương đương 13.479 tỷ đồng) so với đầu năm. Trong đĩ, vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 85.519 tỷ đồng, tăng trưởng 18% so với năm 2011, hồn thành 86% kế hoạch. Vốn điều lệ của Eximbank tại ngày 31/12/2012 là 12.355.229 triệu đồng.

- Sử dụng vốn

Hoạt động tín dụng: Tổng dư nợ cho vay tổ chức kinh tế và dân cư đến 31/12/2012 là 74.922 tỷ đồng, tăng 0,3% so với đầu năm, hồn thành 86% kế hoạch của năm.

Dịch vụ kiều hối và chuyển tiền đi nƣớc ngồi: Doanh số chi trả kiều hối cá nhân chuyển về qua Eximbank trong năm 2012 đạt hơn 239 triệu USD, giảm 19% so với năm 2011. Doanh số chuyển tiền đi nước ngồi của khách hàng cá nhân năm 2012 đạt hơn 155 triệu USD, tăng 13% so với năm 2011.

Kinh doanh vốn: Trong năm 2012, số dư tiền gửi (cho vay) VNĐ trên thị trường liên ngân hàng đạt 367.988 tỷ đồng giảm 2% so với năm 2011, số dư tiền gửi USD đạt 5.618 triệu USD giảm 26% so với năm 2011. Số dư tiền nhận (vay) VNĐ trên thị trường liên ngân hàng đạt 202.549 tỷ đồng giảm 46% so với năm 2011, số dư tiền nhận USD đạt 6.733 triệu đơ tăng 13% so với năm 2011.

Hoạt động thanh tốn quốc tế: Tổng doanh số thanh tốn xuất nhập khẩu của Eximbank đạt 4,99 tỷ USD, giảm 19% (tương đương 1,19 tỷ USD) so với năm 2011. Trong đĩ, thanh tốn nhập khẩu đạt 2,41 tỷ USD, giảm 12,5% so với năm

2011, chiếm tỷ trọng 2,11% kim ngạch nhập khẩu cả nước. Doanh số thanh tốn xuất khẩu đạt 2,58 tỷ USD, giảm 24,8% so với năm 2011, chiếm tỷ trọng 2,25% kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Kinh doanh ngoại tệ: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tiếp tục phát huy thế mạnh truyền thống là các hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu, đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngoại tệ trong hoạt động thanh tốn quốc tế của khách hàng. Năm 2012, doanh số mua bán ngoại tệ đạt 28,550 triệu USD, tăng 42% (tương đương 8,474 triệu USD) so với năm 2011.

Kinh doanh vàng: Doanh số mua bán vàng trong năm 2012 đạt 8,9 triệu lượng, giảm gần 50% (tương đương 8,5% triệu lượng) so với năm 2011 theo xu hướng chung của thị trường. Ngồi ra, cuối năm 2012, Eximbank đã được NHNN cấp giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng.

Đầu tƣ tài chính: Trong năm 2012, với những khĩ khăn chung của nền kinh tế, thị trường chứng khốn Việt Nam đã trải qua một năm sụt giảm cả về giá trị và thanh khoản, ngành ngân hàng cũng cĩ nhiều biến động, nợ xấu tăng cao... Đến cuối năm 2012, giá trị các khoản gĩp vốn và đầu tư chứng khốn là 14.205 tỷ đồng (giảm 48% so với đầu năm). Trong đĩ, đầu tư vào trái phiếu và giấy tờ cĩ giá 11.750 tỷ đồng giảm 55% so với đầu năm (chiếm tỷ lệ 83%) và đầu tư vào cổ phiếu là 2.455 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 17%.

Kết quả kinh doanh: Kết quả kinh doanh năm 2012 của Eximbank cĩ sự giảm sút đáng kể so với năm 2011, lợi nhuận trước thuế đạt 2.851 tỷ đồng, hồn thành 62% kế hoạch. Tại thời điểm cuối năm 2012 tổng tài sản của Eximbank là 170.156 tỷ đồng, giảm 7% so với năm 2011, hồn thành 81% kế hoạch.

Tình hình mở rộng mạng lƣới và nhân sự: Trong năm qua Eximbank đã đưa vào hoạt động thêm 4 điểm giao dịch mới (gồm 1 chi nhánh, 3 phịng giao dịch), nâng tổng số điểm giao dịch trên tồn hệ thống của Eximbank lên 207 điểm giao dịch (gồm cĩ: 1 Sở giao dịch, 1 văn phịng đại diện, 41 chi nhánh, 160 phịng giao dịch, 1 quỹ tiết kiệm và 3 điểm giao dịch).

Tổng số nhân sự của Eximbank tính đến 31/12/2012 là 5800 người, tăng thêm 370 người (tương đương 7%) so với năm 2011. [12]

2.1.2.2. Vài nét về nợ xấu của Eximbank

Trong năm qua, điều kiện kinh tế khĩ khăn đã tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng và ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của tồn ngành ngân hàng nĩi chung và Eximbank nĩi riêng.

Eximbank đã áp dụng nhiều biện pháp thích hợp để hỗ trợ khách hàng vượt qua khĩ khăn, đồng thời kiểm sốt chặt chẽ chất lượng danh mục tín dụng. Tuy nhiên, trước những khĩ khăn chung của nền kinh tế, lượng hàng tồn kho trong nền kinh tế tăng nhanh vịng quay vốn chậm lại, lãi suất ở mức cao trong những tháng đầu năm 2012, chi phí sản xuất tăng lên làm cho hiệu quả kinh doanh giảm, tác động trực tiếp đến nguồn thu trả nợ của khách hàng cho Eximbank.

Thị trường bất động sản đĩng băng trong thời gian dài dẫn đến các ngành, lĩnh vực cĩ liên quan gặp khĩ khăn như: xây dựng, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất… cũng gặp khĩ khăn. Nhận biết được rủi ro tiềm ẩn của thị trường bất động sản, Eximbank đã cĩ chính sách hạn chế cấp tín dụng đối với lĩnh vực này từ năm 2009. Nhìn chung chất lượng tín dụng của Eximbank trong năm 2012 nằm trong tầm kiểm sốt, các khoản nợ xấu đều cĩ tài sản và đảm bảo khả năng thu hồi vốn cho Eximbank. Đến cuối năm 2012, tỷ lệ nợ nhĩm 3 đến nhĩm 5 của Eximbank là 1,32% thấp hơn so với mức 1,61% của năm 2011.

Đến cuối năm 2012, nợ xấu của hệ thống các TCTD cụ thể: BIDV cĩ tỷ lệ nợ xấu 2,7% trên tổng dư nợ, tương tự Vietcombank là 2,26%, Vietinbank 1,46%, Sacombank 1,89%, và MB 1,85%. Tuy nhiên, cĩ 2 trường hợp, dù khơng nằm trong nhĩm 9 ngân hàng thuộc diện tái cơ cấu nhưng nợ xấu cao là Agribank 5,8%, và SHB đang dẫn đầu 8,53%. SHB lý giải nợ xấu tăng mạnh chủ yếu do phải lo gánh khoản nợ nần lớn từ Habubank từ khi sáp nhập.

Qua các số liệu tỷ lệ nợ xấu nêu trên, tỉ lệ nợ xấu của Eximbank thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của ngành. Điều đĩ chứng tỏ rằng, trong bối cảnh của

nền kinh tế gặp nhiều khĩ khăn, Eximbank vẫn kiểm sốt được tỉ lệ nợ xấu. Tĩm lại để thật sự giảm tỷ lệ nợ xấu cần sớm thực hiện các biện pháp khẩn cấp, đồng thời tập trung phát triển kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp làm ăn cĩ lãi để họ cĩ khả năng trả nợ các TCTD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)