Có thể nói chính sách tín dụng là một công cụ điều tiết hoạt động tín dụng của BIDV. Cụ thể chính sách tín dụng thể hiện định hướng hoạt động cấp tín dụng cũng như khẩu vị cấp tín dụng của BIDV nói chung và BIDV Gia Định nói riêng trong từng thời kỳ. Hiện nay BIDV Gia Định đang áp dụng chính sách cấp tín dụng bán lẻ theo quyết định số 353/QĐ-HĐQT ngày 21/04/2010 và tuân theo quy định của NHNN.
+ Theo khách hàng: Tập trung tiếp thị, cho vay đối với nhóm khách hàng thường xuyên có quan hệ tiền gửi tại BIDV; khách hàng là lãnh đạo, chủ doanh nghiệp; các khách hàng có độ tuổi từ 25-55.
+ Theo ngành nghề kinh doanh: Chi nhánh tập trung cho vay các hộ gia đình, cá nhân hoạt động trong các ngành nghề có khả năng tăng trưởng hoặc phát triển ổn định, ít nhạy cảm với thời tiết và các yếu tố văn hóa xã hội, ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế trong thời gian kinh tế đi xuống, có khả năng tạo giá trị gia tăng tốt. Tập trung tiếp thị đối với nhóm khách hàng sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ, vận tải, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, sản xuất chế biến lương thực quy mô lớn; khách hàng đã có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, có khả năng tích tụ và khai thác sử dụng tài nguyên đất.
+ Theo tình hình tài chính: Cho vay đối với các khách hàng có thu nhập ổn định, có nguồn trả nợ hợp lý và chủ động tài chính, có khả năng trả nợ cho ngân hàng, cụ thể là xem xét cấp tín dụng cho các khách hàng có thu nhập bình quân hàng tháng từ 10 triệu đồng trở lên.
+ Nguồn trả nợ: Nguồn trả nợ này dựa trên mức độ ổn định lĩnh vực ngành nghề khách hàng kinh doanh, khả năng xác thực và chắc chắn của dòng tiền.
+ Vị trí địa lý: BIDV Gia Định tập trung cho vay các khách hàng có địa điểm sinh sống, kinh doanh gần trụ sở hoạt động của chi nhánh/ phòng giao dịch ngân hàng, tạo điều kiện cho Chi nhánh trong việc kiểm soát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như kiểm tra mục đích sử dụng vốn.
+ Theo tài sản đảm bảo: Các loại tài sản thế chấp/cầm cố phân loại theo khả năng thanh khoản, sự ổn định về giá trị, khả năng quản lý tài sản và tính pháp lý trong sở hữu tài sản.
+ Tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo: tỷ lệ cho vay tùy thuộc vào kết quả đánh giá khách hàng, quy định của sản phẩm, theo cấp phê duyệt tín dụng, cũng như thanh khoản của từng TSĐB.
+ Theo sản phẩm tín dụng: việc phân nhóm các sản phẩm dựa vào tính chất sản phẩm như mục đích sử dụng, nguồn trả nợ, tài sản đảm bảo, kỳ hạn vay, loại tiền tệ, khách hàng mục tiêu và các chính sách, chỉ đạo của chính phủ, của NHNN và chính sách quản lý rủi ro tín dụng của ACB trong từng thời kỳ.
+ Theo kỳ hạn và loại tiền: được quy định dựa trên tính thanh khoản và quản lý rủi ro trong từng thời kỳ.
+ Về lãi suất: BIDV Gia Định áp dụng cơ chế lãi suất cho vay thả nổi cụ thể là: Đối với khoản vay ngắn hạn (≤ 12 tháng): lãi suất được áp dụng theo công bố của Chi nhánh vào từng thời điểm nhận nợ sử dụng vốn vay và được áp dụng cố định suốt thời gian vay.
Đối với khoản vay trung dài hạn (> 12 tháng): lãi suất được áp dụng theo công bố của Chi nhánh vào thời điểm nhận nợ sử dụng vốn vay và được điều chỉnh 03 tháng/lần. Cơ chế lãi suất tín dụng thả nổi đã tạo một thế cân bằng về lãi suất cho khách hàng lẫn ngân hàng, trong đó lợi ích của khách hàng và ngân hàng là như nhau. Khi lãi suất tiền gửi của BIDV tăng / giảm thì lãi suất cho vay cũng tăng / giảm theo. Chính sách lãi suất như vậy được công bố ngay từ đầu khi cán bộ QHKHCN tư vấn hồ sơ vay cho khách hàng và được quy định cụ thể trong hợp đồng tín dụng.
Mặc dù vậy, cơ chế lãi suất tín dụng thả nổi của BIDV có thể khiến khách hàng lo ngại khi lãi suất tăng quá cao mà không có giới hạn cụ thể về biên độ cũng như thời hạn thay đổi lãi suất, dẫn đến số tiền trả nợ vượt quá dự kiến gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Chính sách lãi suất thả nổi cũng khó thuyết phục các khách hàng khó tính khi muốn kiểm soát dòng tiền của mình trong tương lai, vì vậy để có thể cạnh tranh được BIDV cũng nghiên cứu thêm về chính sách lãi suất sao cho có thể thỏa mãn tối đa nhu cầu đa dạng khách hàng.
Với ưu thế của một ngân hàng lớn, uy tín, khả năng huy động nguồn vốn tương
đối dồi dào, đồng thời là một trong ngân hàng đi đầu thực hiện nhiệm vụ điều tiết kinh tế của NHNN, Chính phủ,…nên lãi suất cho vay của BIDV được xem là một trong những
yếu tố cạnh tranh nhất so với mặt bằng chung các NHTMCP khác trên địa bàn. Lãi suất đầu vào tương đối thấp, tạo điều kiện cho ngân hàng có một đầu ra lãi suất tốt đối với khách hàng vay vốn. Trong năm 2012, lãi suất cho vay của BIDV Gia Định có mức thấp hơn bình quân từ 1-2% so với các TCTD khác, tạo lợi thế cạnh tranh cho Chi nhánh trong công tác phát triển tín dụng nói chung và TDBL nói riêng.