Kết quả hoạt động tín dụng bán lẻ của một Chi nhánh sẽ được cải thiện nếu như đội ngũ cán bộ QHKHCN được quan tâm trang bị đầy đủ kiến thức về các loại sản phẩm
bán lẻ và kỹ năng tiếp thị, giao tiếp, năng động và am hiểu về thị trường bán lẻ. Đây là điều rất cần thiết đối với hoạt động của một ngân hàng, giúp nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo nên ấn tương đẹp nơi khách hàng; qua đó, nền khách hàng của ngân hàng được củng cố, ổn định và vững mạnh hơn. Điều này có thể đạt được thông qua việc:
Xây dựng cơ chế đánh giá riêng, cơ chế động lực phù hợp nhằm khuyến khích đội ngũ cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân, đồng thời cũng cần thiết có những chế tài nhằm quản lý cán bộ và quản lý rủi ro.
Cần thiết xây dựng bản mô tả công việc, nêu nhiệm vụ, trách nhiệm và yêu cầu về chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc một cách rõ ràng và súc tích đối với tất cả các cán bộ liên quan tới công tác cấp tín dụng bán lẻ trong chi nhánh, xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá riêng dành cho từng chức danh cán bộ.
Tuyển dụng và đào tạo cán bộ đáp ứng yêu cầu công việc, ngoài chuyên môn tốt, cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân phải có kiến thức về tất cả các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, về thị trường, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng. Kỹ năng bán hàng và kỹ năng giao tiếp là hai yếu tố hết sức quan trọng nhất là đối với chi nhánh hiện nay, kết quả kahor sát cho thấy khách hàng không thực sự hài lòng với nhân viên tín dụng cá nhân ở khía cạnh này, đòi hỏi ngân hàng phải có công tác đào tạo thật tốt về các kỹ năng này cũng như quán triệt ý thức phục vụ khách hàng một các tận tụy đối với các nhân viên tín dụng cá nhân.
Chi nhánh cũng cần lưu ý ngoài chính sách lương, thưởng chung của ngân hàng, chi nhánh cũng cần có chính sách lương, thưởng riêng phù hợp, dựa trên điều kiện thị trường và năng lực cán bộ.
Bên cạnh đó, chi nhánh cần có chế tài yêu cầu tất cả các cán bộ tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và tuân thủ các quy trình nghiệp vụ, đặc biệt là các quy trình cấp tín dụng, nhằm hạn chế rủi ro tác nghiệp.
Cùng với giải pháp nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân viên thì những giải pháp tạo động lực hoạt động sẽ giúp đội ngũ nhân viên thêm nhiệt huyết và ý thức trách nhiệm trong công việc đồng thời luôn tự hoàn thiện bản thân về kiến thức chuyên môn và kỹ năng trong công việc cũng như toàn tâm gắn bó và cống hiến sức lực cho hoạt động chung của chi nhánh. Một số giải pháp có thể thực hiện là:
- Xây dựng và nâng cao hiệu quả của công tác thi đua, khen thưởng như phát động thi đua trong toàn chi nhánh, có cơ chế khen thưởng cho những cá nhân, tập thể hoàn thành kế hoạch được giao hoặc có thành tích tốt trong huy động vốn, phát triển dịch vụ, tiếp thị, v.v… Bên cạnh đó cũng cần có cơ chế phạt đối với các đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Chi nhánh kết hợp với công đoàn cơ sở tổ chức các cuộc thi về nghiệp vụ như giao dịch viên giỏi, kiểm ngân giỏi, cán bộ tín dụng giỏi, v.v… với giải thưởng hấp dẫn để đội ngũ nhân viên cùng tích cực tham gia.
- Duy trì và phát triển các phong trào văn nghệ, thể thao. Đây chính là sân chơi lành mạnh cho đội ngũ nhân viên vui chơi, giải trí, tạo tinh thần phấn chấn trong công việc.
- Chi nhánh cần chú ý quan tâm đến hoàn cảnh, nhu cầu, tâm tư, tình cảm của nhân viên, chia sẻ những khó khăn, bố trí nhân viên làm việc đúng sở trường và năng lực, môi trường làm việc thuận lợi và thường xuyên khuyến khích, động viên nhân viên để gia tăng nhiệt huyết trong công việc