Khách hàng tiềm năng của tín dụng tiêu dùng rất đông đảo vì thế nhu cầu của họ cũng rất phong phú. Cho nên việc đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng các nhu cầu khác nhau là cần thiết để phát triển tín dụng tiêu dùng tại Chi nhánh. Việc cung cấp
được nhiều sản phẩm mới thông qua sự đa dạng hóa các kênh phẩn phối sẽ giúp Chi
nhánh sử dụng tối ưu những thuận lợi mà cuộc cách mạng trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng bán lẻ mang lại tại các thành phố trung tâm. Ngân hàng cần hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ hiện có, tiếp tục khai thác, triển khai các sản phẩm tín dụng bán lẻ của BIDV mà hiện tại Chi nhánh còn yếu, để đáp ứng những nhu cầu khách hàng như:
+ Phát triển các sản phẩm dành cho khách du lịch nước ngoài: khi thu nhập
của người dân tăng cao thì nhu cầu du lịch cũng sẽ tăng theo. Ở các nước phát triển du lịch đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống và hằng năm số lượng người dân đi du lịch và chi tiêu vào khoản này khá nhiều. Ở Việt Nam, thì du lịch nước ngoài chỉ dành cho tầng lớp có thu nhập cao, tuy nhiên trong vài năm gần đây số người đi du lịch đang tăng cao. Đó là những người khá giá có điều kiện để tự bỏ tiền túi ra đi du lịch, chữa bệnh, học tập. Hoặc những nhân viên trẻ làm việc tại các công ty nước ngoài được cử đi công tác nước ngoài. Nhưng dù thế nào thì khi đặt chân ra nước ngoài nhu cầu mua sắm, tham quan thắng cảnh vẫn tồn tại. Do đó, Chi nhánh hoàn toàn có thể khai thác nhu cầu
này để cung cấp các sản phẩm cho việc du lịch, mua sắm tại nước ngoài. Bên cạnh đó,
ngân hàng cũng có thể cung cấp các DV xin cấp Visa, Passport nhanh chóng, hướng dẫn các thủ tục cần thiết cho khách hàng hoặc tư vấn cho khách hàng địa điểm mua sắm, ăn uống hay chữa bệnh ở nước ngoài. Đồng thời cũng phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng bởi các chi nhánh ở nước ngoài nơi mà khách hàng đến. Tóm lại Chi nhánh cần phải hướng tới mục tiêu trở thành người bạn thân thiết của khách hàng mọi lúc, mọi nơi, sẵn sàng du lịch cùng khách hàng.
+ Phát triển cho vay hộ kinh doanh: BIDV Gia Định hoàn toàn có tiềm lực để
hoạt động nằm tại trung tâm, nơi có các TTTM, các chợ đầu mối của thành phố bao quanh. Bằng việc tiếp cận thông qua các Ban quản lý chợ, phát tờ rơi, kết hợp tặng quà kèm thông tin về sản phẩm cho các hộ kinh doanh, các tiểu thương đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa bàn, Chi nhánh có thể giúp các đối tượng khách hàng này trở nên gần gũi, quen thuộc hơn với các sản phẩm tại Ngân hàng, từ đó tạo cơ hội gia tăng khách hàng tiềm năng cho đơn vị.
+ Phát triển các sản phẩm cho vay du học, cho vay mua ô tô: Như đã phân
tích ở Chương II, cho vay du học và mua ô tô là các sản phẩm quen thuộc của BIDV và các NHTM cổ phần. Tuy nhiên, thời gian qua, tại BIDV Gia Định, các sản phẩm này có tỷ trọng rất thấp, hầu như không đáng kể trong cơ cấu tín dụng. Trong khi đó, TPHCM là khu đô thị hàng đầu của cả nước, với mức sống cao, nhu cầu mua sắm các hàng hóa xa xỉ như ô tô, hay nhu cầu giáo dục cho con cái ở nước ngoài là rất lớn. Đa số các khách hàng thuộc đối tượng này là những người có thu nhập cao, có trình độ, phù hợp với phân khúc khách hàng mục tiêu mà chi nhánh đang nhắm đến. Do đó, việc phát triển các sản phẩm tín dụng nói trên là rất cần thiết cho Chi nhánh trong thời gian tới để chiếm lĩnh thị trường, phát triển đa dạng hoạt động tín dụng bán lẻ. Để làm được các vấn đề trên, Chi nhánh cần rà soát lại toàn bộ các đơn vị tư vấn du học, các showroom kinh doanh ô tô trên địa bàn hoạt động, lên kế hoạch tiếp cận, hợp đồng liên kết và thiết kế các cơ chế động lực, chi hoa hồng cho các nhân viên bán hàng, tư vấn,…khi họ giới thiệu khách hàng có các khoản vay thành công tại Chi nhánh. Bên cạnh đó, cần tăng cường đưa hình ảnh của Chi nhánh, quảng bá về cơ chế của sản phẩm tại các đơn vị này thông qua brochure, giá treo, bandroll,…tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng nhận diện ngân hàng, dễ dàng nắm bắt nội dung sản phẩm, từ đó góp phần vào quyết định sử dụng sản phẩm của khách hàng.
+ Phát triển các sản phẩm thẻ: có thể nói thị trường nước ta là một mỏ vàng cho
sản phẩm thẻ và trong những năm gần đây số lượng thẻ và ATM phát triển chóng mặt. Hiện tại, việc dùng tiền mặt trong các hoạt động mua sắm chiếm tới 95% trong quá trình giao dịch. Với việc phát triển công nghệ trong tương lai thì các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt sẽ tăng nhanh chóng. BIDV là một ngân hàng lớn với hàng trăm chi nhánh phủ khắp cả nước nên rất thuận lợi trong việc phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng thông qua thẻ. Việc cho vay qua thẻ có thể kết hợp với dịch vụ cho vay thấu chi và dịch vụ gửi tiền tại ngân hàng. Các khoản cho vay bằng thể không cần nhiều nhưng thủ
tục phải đơn giản, nhanh chóng. Nhóm khách hàng của dịch vụ này thường là những khách hàng bình dân, có thu nhập thấp. Mặc dù khoản vay của nhóm khách hàng này không nhiều và chứa nhiều rủi ro nhưng đây là nhóm khách hàng đông đảo nhất. Biết tận dụng điều này thì ngân hàng sẽ thu được lợi nhuận xứng đáng. Ngân hàng đi tiên phong trong lĩnh vực này hiện nay là ngân hàng Đông Á: các sinh viên, tiểu thương và kể cả người bán vé số cũng có cơ hội được vay vốn từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng mà không cần tài sản thế chấp. Chỉ cần khách hàng có tài khoản và sử dụng thẻ đa năng của Đông Á Bank là có thể tiếp cận được vốn vay.
+ Phát triển sản phẩm cho vay bảo đảm bằng Sổ tiết kiệm, Giấy tờ có giá:
Đây là sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân sở hữu sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá và có nhu cầu cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá để vay vốn hoạt động sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng. Phát triển sản phẩm này nhằm thỏa mãn tối đã nhu cầu của KHCN. Một trong những yếu tố làm người dân ngại gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng hoặc gửi với thời hạn dài đó là thanh khoản. Nghĩa là khi cần tiền để tiêu dùng hoặc cho những tình huống bất ngờ như chữa bệnh, đầu cơ…khách hàng khó có thể rút tiền hoặc nếu rút tiền được thì chỉ hưởng khoản lãi không kỳ hạn. Ngân hàng có thể tư vấn cho khách hàng dịch vụ gửi tiền tiết kiệm kết hợp với sản phẩm cho vay đảm bảo bằng Sổ tiết kiệm hoặc Giấy tờ có giá. Khách hàng có thể thắc mắc rằng tại sao họ lại gửi tiền vào ngân hàng để rồi đi vay với lãi suất cao hơn? Ngân hàng có thể giải thích rằng: mục đích gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng nhằm mục đích an toàn, đồng thời hưởng tiền lãi hợp lý. Còn mục
đích vay cầm cố nhằm mục đích cho những khoản tiêu dùng bất ngờ không dự đoán
trước được. Và việc trả lãi cho khoản vay này chỉ trong một thời gian ngắn (hai, ba tháng chẳng hạn) nên chi phí này nhỏ hơn so với khách hàng rút tiền tiết kiệm trước hạn và bị mất khoản lãi đã gửi từ trước tới giờ. Như vậy phát triển sản phẩm này ngân hàng đồng thời cũng phát triển được việc huy động vốn của mình.