Chất lượng nguồn nhân lực của chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia định (Trang 56 - 57)

Trong định hướng phát triển nguồn nhân lực của BIDV nói chung và Chi nhánh Gia Định nói riêng , con người bao giờ cũng là yếu tố mang tính quyết định. Thực tiễn phát triển kinh tế đã khẳng định nguồn lược con người là yếu tố nội sinh năng động, quyết định lợi thế cạnh tranh dài hạn đối với một doanh nghiệp, một vùng kinh tế và của cả một quốc gia. Nhận thức sâu sắc về điều đó trong giai đoạn vừa qua, BIDV Chi nhánh Gia Định đã không ngừng phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và xác định đây là một chính sách quan trọng trong phát triển kinh doanh.

Bng 2.5: Cơ cu nhân s BIDV Chi nhánh Gia Định

Năm 2010 2011 2012 2011/2010 (%) 2012/2011 (%) Cán bộ QHKH 55 64 77 16,92 19,73 QHKH Cá nhân 20 29 39 45 34,5 Tỷ trọng (%) 36,4 45,3 50,6 QHKH Doanh nghiệp 35 35 38 0 8,6 Tỷ trọng (%) 63,6 54,7 49,4 (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính BIDV-Gia Định) [12]

Nhân viên tín dụng trong chi nhánh được chia làm hai mảng chính là tín dụng doanh nghiệp và tín dụng cá nhân. Từ bảng có cấu nhân sự tín dụng của chi nhánh có thể thấy năm 2010, 2011, nhân viên tín dụng cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhân viên tín dụng doanh nghiệp (2010: Cá nhân -36,4%, DN: 63,6%, 2011: CN: 45,3%, DN: 54,7%), nhưng sang năm 2012, tỷ trọng này đã thay đổi đáng kể khi nhân viên tín dụng cá nhân chiếm tới 50,6 % tương ứng với khoảng 39 nhân viên, cao hơn tỷ trọng của nhân viên tín dụng DN là 49,4% tương ứng với 38 nhân viên. Tốc độ tăng trưởng của nhân viên tín dụng cá nhân cao hơn nhiều so với nhân viên tín dụng doanh nghiệp: năm 2011 đạt 45%, năm 2012 đạt 34,5%, trong khi tốc độ tăng trưởng của nhân viên tín dụng DN năm 2011 là 0% và năm 2012 là 8,6% thấp hơn nhiều so với nhân viên tín dụng cá nhân. Như vậy đội ngũ cán bộ QHKH tuyển mới chủ yếu là thuộc tín dụng cá nhân. Điều này cho thấy ngân hàng đang tích cực thực hiện chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ thông qua việc tăng việc sử dụng nhân sự trong lĩnh vực này.

đại học, với tuổi đời còn khá trẻ từ 22-35 tuổi. Đây là cơ cấu tuổi phù hợp với hoạt động ngân hàng bán lẻ bởi lĩnh vực này đòi hỏi tính năng động, linh hoạt và sáng tạo đối với nhân viên.

Tuy nhiên, có thể thấy do tuổi đời còn khá non trẻ của đội ngũ cán bộ QHKH, nên các kiến thức chung còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm và bản lĩnh nghề nghiệp chưa cao,

làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tiếp cận khách hàng cá nhân vì đối tượng này

khá đa dạng với rất nhiều các nhu cầu khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia định (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)