Phát triển các kênh phân phối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia định (Trang 110 - 111)

Kênh phân phối là bộ phận rất quan trọng trong công tác phát triển dịch vụ bán lẻ nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng, vì thông qua các kênh phân phối ngân hàng có thể đưa các sản phẩm – dịch vụ của mình, nhất là trong lĩnh vực bán lẻ đến tận mọi đối tượng khách hàng, đặc biệt là những khách hàng không có điều kiện hoặc ít đến ngân hàng giao dịch, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển thị trường mới của ngân hàng. Vì vậy, việc nghiên cứu các kênh phân phối hiện có và phát triển các kênh phân phối với là nhiệm vụ hàng đầu, tiên quyết cần phải thực hiện trong việc phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ. Phát triển các kênh phân phối được thực hiện theo mô hình phân cấp thông qua các kênh truyền thống lẫn các kênh hiện đại.

- Tiếp tục mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch – đây là kênh phân phối chính của hoạt động tín dụng bán lẻ của Chi nhánh tại các địa bàn thuận lợi như các thành phố lớn, đô thị, khu vực đông dân cư.

- Phát triển các điểm giao dịch trực thuộc, là những vệ tinh hỗ trợ cho các kênh phân phối với chức năng chính là đưa sản phẩm vào tận nhóm đối tượng dân cư, hộ gia đình và các xưởng sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ.

- Phát triển hoạt động tín dụng qua các kênh phân phối ngân hàng điện tử từ E – Banking với các dịch vụ điển hình như Internet – Banking, Mobile – Banking, ATM, v.v… Đây là những kênh phân phối đặc biệt thuận lợi cho hoạt động bán lẻ, góp phần giảm thiểu chi phí, thời gian mà lại tạo thêm nhiều tiện ích cho khách hàng.

Tuy nhiên, việc mở mới các phòng, điểm giao dịch cần lựa chọn những vị trí thuận lợi, có đông dân cư, xí nghiệp, công ty bởi vì ở đó sẽ tập trung nhiều cán bộ, công nhân viên là những khách hàng tiềm năng của mảng tín dụng tiêu dùng. Bên cạnh đó, vị trí của các Phòng giao dịch cũng phải đảm bảo một vị trí cách nhau nhất định, đủ để tiếp cận và mở rộng địa bàn hoạt động, phát triển khách hàng mục tiêu, tránh tình trạng các phòng quá gần nhau, cùng nhau chia sẻ thị phần vốn đã nhỏ hẹp, thâm chí trở thành đối thủ cạnh tranh lẫn nhau trong quá trình phát triển khách hàng vì mục đích chỉ tiêu, doanh số.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia định (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)