Quy trình thẩm định tín dụng: Hiện BIDV Gia Định đang thực hiện quy trình tín dụng bán lẻ tuân thủ theo Quyết định số 4321/QĐ-TD3 ngày 27/08/2008 và Quyết định số 4072/QĐ- PTSPBL1 ngày 15/07/2009 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Theo đó, quy trình tín dụng bán lẻ đã được tách riêng khỏi quy trình tín dụng doanh nghiệp và cải tiến theo hướng đơn giản hoá thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch với khách hàng. Các sản phẩm được thiết kế chuyên biệt cho đối tượng khách hàng tín dụng bán lẻ, bước đầu có xây dựng quy định riêng cho một số sản phẩm đặc thù.
Theo mô hình cấp tín dụng mới, các khâu trong chu trình xử lý tín dụng (đề xuất, phê duyệt, giải ngân và theo dõi khoản vay) được tách bạch rõ ràng hơn, tăng cường tính độc lập, minh bạch và an toàn trong hoạt động tín dụng.
Bảng 2.12: Quy trình tín dụng bán lẻ tại BIDV - Gia Định
STT Các bước
thực hiện Nội dung thực hiện
Nhân viên
thực hiện Hồ sơ, chứng từ
1 Tiếp nhận, hướng dẫn hồ sơ vay
- Tiếp nhận hồ sơ vay; - Hướng dẫn các điều kiện, thủ tục, hồ sơ vay vốn cho KH. - Cán bộ QHKHCN - Phiếu tiếp nhận hồ sơ - Phiếu hẹn xác minh 2 Xác minh thực tế - Xác minh hiện trạng thực tế của TSĐB; - Định giá giá trị BĐS. - Thành viên tổ định giá (Cán bộ QHKHCN/ bộ phòng QLRR
- Biên bản Báo cáo thẩm định giá trị TSĐB.
3 Thẩm định hồ sơ vay -Thẩm định các điều kiện vay vốn; - Thẩm định nguồn thu nhập của KH dùng để trả nợ. - Cán bộ QHKH CN - Thu thập hồ sơ vay vốn theo quy Định của NH. 4 Trình ký hồ sơ vay - Lập tờ trình, đề xuất ý kiến và trình cho cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Thông báo kết quả xét duyệt hồ sơ vay cho KH
- Cán bộ QHKH CN
- Toàn bộ hồ sơ vay. - Tờ trình cho vay.
5 Thủ tục đảm bảo tiền vay
- Lập hợp đồng và trình ký, -Thực hiện công chứng/chứng thực, đăng ký giao dịch đảm bảo (nếu có);
- Yêu cầu KH bàn giao bản chính hồ sơ TSĐB cho NH.
- Cán bộ QHKH CN
- Báo cáo đề xuất tín dụng đã được phê duyệt; - Hợp đồng tín dụng - Giấy xác nhận tình trạng nhà, đất. - Biên bản nhận TSĐB
6 Giải ngân - Giải ngân tiền vay cho KH.
- Chuyển toàn bộ hồ sơ sang phòng quản trị tín dụng để nhập kho hồ sơ để lưu giữ hồ sơ vay.
- Nhân viên dịch vụ khách hàng
- HĐTD đã ký - Phiếu chuyển khoản hoặc giấy lĩnh tiền mặt.
- Bản chính hồ sơ tài sản đảm bảo; Hồ sơ tín dụng.
7 Theo dõi sau cho vay
- Tiến hành kiểm tra sau cho vay theo quy định của NH.
- Cán bộ QHKH CN
- Báo cáo kiểm tra sau cho vay.
8 Tất toán khoản vay
- Đến ngày đáo hạn
của HĐTD, yêu cầu KH nộp tiền để tất toán
hợp đồng; hạch toán
thu nợ, lãi và phí;
- Đề nghị P.QTTD
Giải chấp và bàn giao lại hồ sơ TSĐB cho KH
- Lập thông báo giải chấp, xóa đăng ký giao dịch đảm bảo (nếu có); - Chuyển hồ sơ tất toán sang P.QTTD lưu trữ - Nhân viên dịch vụ khách hàng - Chứng từ nộp tiền tất toán. - Hồ sơ trình giải chấp. - Biên bản trả TSĐB.
-Thông báo giải chấp, xóa đăng ký GDĐB.
- Hồ sơ tất toán
(Nguồn: Quyết định số 4321/QĐ-TD3 ngày 27/08/2008) [15]
Phê duyệt tín dụng:
Việc xét duyệt tín dụng được thực hiện theo cơ chế chuyên viên (cấp bậc xét duyệt thấp nhất) -> Phó giám đốc phụ trách QHKH -> Giám đốc Chi nhánh→ Hội đồng tín dụng cơ sở → BIDV Hội sở chính. Tùy theo số tiền vay theo sản phẩm mà hồ sơ tín dụng được phê duyệt theo quy trình như trên. Do đó, quy trình phê duyệt tín dụng khá rõ ràng và minh bạch. Tách bạch các chức năng, quan hệ khách hàng, thẩm định rủi ro độc lập, quyết định tín dụng và quản lý nợ cùng với việc phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, đảm bảo tính độc lập, khách quan.
Tuy nhiên, cho đến nay, BIDV vẫn chưa xây dựng được hệ thống đánh giá, chấm
điểm để phân loại khách hàng cá nhân theo phương pháp định lượng nhằm cụ thể hoá
việc áp dụng chính sách khách hàng như đối với các khách hàng doanh nghiệp. Việc đánh giá khách hàng cá nhân hiện vẫn hoàn toàn căn cứ trên các tiêu chí định tính, xác định hạn mức cho vay, thời hạn cho vay, áp dụng chính sách về TSĐB,…vẫn hoàn toàn
căn cứ theo quy định của từng sản phẩm riêng lẻ và đánh giá chủ quan của các thành viên trong quy trình tín dụng.