Tiêu chuẩn đánh giá mức độ nợ theo GNI của Ngân hàng thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ nước ngoài tại việt nam trong điều kiện hiện nay (Trang 27 - 31)

Ngân hàng Thế giới (World Bank) đánh giá nợ của một quốc gia trên phương diện tổng quát, dựa vào một hoặc một số chỉ tiêu để phân nhóm các nước theo tình trạng nợ. World Bank đưa ra tiêu chuẩn để đánh giá nợ nước ngoài của một quốc gia, gồm:

- Căn cứ vào thu nhập quốc dân (GNI) bình quân đầu người, World Bank phân loại các nước theo các mức cụ thể như sau (số liệu cập nhật ngày 01/07/2012):

Bảng 1.1: Phân nhóm quốc gia theo GNI

Nhóm nước GNI bình quân đầu người (USD)

Thu nhập thấp ≤ 1.035

Thu nhập trung bình 1.036 – 12.615

Thu nhập cao ≥ 12.616

Nguồn: World Bank [27]

Thu nhập bình quân đầu người thấp đồng nghĩa với việc mức thu nhập không đủ bù đắp hoặc chỉ vừa đủ cho việc trang trải các chi phí sinh hoạt hàng ngày, tích lũy cho tiết kiệm và trả nợ bằng không. Ngược lại, các nước có thu nhập bình quân đầu người cao, khả năng trả nợ sẽ cao, có khi còn đóng vai trò là nước cho vay. Nhìn chung mức thu nhập bình quân đầu người chỉ có thể ước đoán tương đối về khả năng trả nợ của một quốc gia. Để có thể đánh giá toàn diện tình trạng nợ cần phải dựa trên nhiều chỉ tiêu khác nữa.

- Đánh giá theo mức độ nợ. Mức độ nợ là dùng chỉ quy mô vay nợ, khả năng trả nợ gốc và nợ lãi của một quốc gia. Dựa trên các nghiên cứu và tính toán, Ngân hàng thế giới đưa ra 5 chỉ tiêu để đánh giá mức độ nợ của một quốc gia, gồm: Nợ/GNI, Nợ/Xuất khẩu, Trả nợ/ Xuất khẩu, Lãi/ GNI và Lãi/ Xuất khẩu.

+ Nợ/GNI: cho phép đo lường lượng thu nhập tạo ra để trả nợ, tức là khả năng trả nợ của quốc gia dựa trên thu nhập.

+ Nợ/Xuất khẩu: hoạt động xuất khẩu giúp các quốc gia thu về nguồn ngoại tệ, vừa tăng dự trữ ngoại hối cho ngân sách, vừa là nguồn trả nợ gốc và lãi trực tiếp. Nguồn ngoại tệ dồi dào sẽ giảm bớt rủi ro chênh lệch tỷ giá do mua bán ngoại tệ để trả nợ.

+ Trả nợ/Xuất khẩu: chỉ số này phản ánh trực tiếp nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu gánh được bao nhiêu phần nợ gốc và lãi phải trả trong kỳ. Ở các quốc gia

đang và kém phát triển, sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu không cao, trong khi nhu cầu vay rất lớn, do đó, cần cân nhắc quy mô nợ sao cho phù hợp với năng lực xuất khẩu hiện tại. Chỉ số này được gọi là dịch vụ nợ.

+ Lãi/GNI: chỉ số này cho biết thu nhập quốc dân tạo ra trong một năm có đủ để trả phần lãi do vay vốn nước ngoài mang lại hay không. Lãi/GNI mà lớn hơn 1 có nghĩa là quốc gia đó không sử dụng vốn vay hiệu quả. Tuy nhiên chỉ số này cũng chưa đo lường chính xác hiệu quả sử dụng đồng vốn, vì trong GNI đã bao gồm cả phần thu nhập từ nước ngoài chuyển về.

+ Lãi/Xuất khẩu: đo lường khả năng trả lãi vay từ các hoạt động xuất khẩu, gọi là tỷ lệ dịch vụ lãi.

Dựa theo các chỉ tiêu trên, các nước sẽ được xếp 3 nhóm tùy theo mức độ nợ như sau:

Bảng 1.2: Phân nhóm quốc gia theo mức độ nợ

ĐVT: % Chỉ số Nhóm nước Nợ/ GNI Nợ/ Xuất khẩu Trả nợ/ Xuất khẩu

Lãi/ GNI Lãi/ Xuất khẩu

Nợ quá nhiều > 50 > 275 > 30 > 4 > 20

Nợ vừa phải 30-50 16-275 18-30 4 12-20

Nợ ít < 30 < 165 < 18 < 4 < 12

Nguồn: Tổng cục Thống kê [26]

Bộ chỉ tiêu này cho phép các tổ chức tài chính quốc tế đánh giá mức độ nợ nần hiện thời của các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, việc thiết lập bộ chỉ tiêu chung cho tất cả các quốc gia chưa phản ánh được mức độ và khả năng thanh toán thực tế, vì mỗi một quốc gia có mức thu nhập, điều kiện kinh tế và khả năng điều hành chính sách khác nhau. Vì vậy, Ngân hàng thế giới đã tiến hành tính toán và điều chỉnh lại hệ thống chỉ tiêu phân loại tình trạng nợ. Theo đó giản lược bớt các

chỉ số nợ, đưa các chỉ số nợ về giá trị hiện tại, đồng thời kết hợp với mức thu nhập bình quân đầu người để việc đánh giá được rõ ràng hơn.

Bảng 1.3: Phân nhóm quốc gia theo các chỉ tiêu kết hợp

Chỉ tiêu Mức thu nhập Nợ/XK > 220% Hoặc: Nợ/GNI > 80% 132%<Nợ/XK< 220% Hoặc: 48%<Nợ/GNI < 80% Nợ/XK < 132% Hoặc: Nợ/GNI < 48%

(Các chỉ số trên tính theo giá trị hiện tại) Thu nhập thấp Nhóm nước thu nhập thấp nợ nghiêm trọng Nhóm nước thu nhập thấp nợ trung bình Nhóm nước thu nhập thấp nợ ít Thu nhập trung bình Nhóm nước thu nhập trung bình nợ nghiêm trọng Nhóm nước thu nhập trung bình nợ trung bình Nhóm nước thu nhập trung bình nợ ít Thu nhập

cao Không xếp loại tình trạng nợ

Nguồn: [1, tr.27]

Việc không xếp loại tình trạng nợ của các nước thu nhập cao còn mang tính chủ quan, dựa trên suy luận thu nhập bình quân cao thì khả năng trả nợ sẽ cao. Thực tiễn đã chứng minh, các quốc gia có thu nhập cao vẫn có khả năng mất thanh toán và vỡ nợ vì các quốc gia này có chính sách phúc lợi cao, chi tiêu công hàng năm rất lớn, thường xuyên phải vay thêm nợ để bổ sung ngân sách.

1.1.4.2. Tiêu chuẩn đánh giá an toàn nợ của IMF và World Bank dành cho các

nước nghèo (HIPCs)

Năm 1996, Ngân hàng thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và chính phủ các nước giàu trên thế giới đã đưa ra một chương trình giảm nợ mới dành cho các nước nghèo mắc nợ trầm trọng, được gọi là Sáng kiến HIPCs. Các nước tham gia vào HIPCs sẽ được xóa 100 tỷ USD nợ, đồng thời phải cam kết thực hiện cải cách thông qua các chương trình của IMF và World Bank. Để có thể đánh giá mức độ

nợ của các quốc gia tham gia vào HIPCS, World Bank và IMF đã xây dựng một bộ gồm 4 chỉ tiêu chính.

Bảng 1.4: Các chỉ tiêu đánh giá nợ theo Sáng kiến HIPCs Chỉ tiêu Ngưỡng (%)

NPV của nợ/Xuất khẩu 150

NPV của nợ/Thu ngân sách 250

Trả nợ/Xuất khẩu 15

Trả nợ/ Thu ngân sách 10

Nguồn: Tạp chí Kinh tế Phát triển [5]

Mức ngưỡng này được áp dụng khi đã đáp ứng hai điều kiện: Xuất khẩu/GDP ≥ 30% và Thu ngân sách /GDP ≥ 15%.

Trong đó:

- NPV Nợ/Xuất khẩu và NPV Nợ/Thu ngân sách: cho biết quy mô nợ vào thời điểm hiện tại so với nguồn trả nợ từ thu ngân sách và hoạt động xuất khẩu.

- Chỉ số Trả nợ/Xuất khẩu và Trả nợ/Thu ngân sách: đo lường khả năng thanh toán nợ so với nguồn tiền mặt từ thu ngân sách và xuất khẩu. Chỉ số càng thấp hàm ý tình trạng tài chính tốt hơn, nguồn tiền mặt lớn hơn nghĩa vụ nợ, hay tính lỏng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ nước ngoài tại việt nam trong điều kiện hiện nay (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)