Dự trữ ngoại hối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ nước ngoài tại việt nam trong điều kiện hiện nay (Trang 74 - 75)

Bảng 3.2: Dự trữ ngoại hối Việt Nam giai đoạn 2006-2012

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Dự trữ ngoại hối (tỷ

USD) 13,54 23,70 24,16 16,75 12,86 14,12 23,00

Dự trữ ngoại hối tính theo

tuần nhập khẩu (tuần) 16,53 20,89 16,64 13,31 7,96 7,04 10,5 Nguồn: Tạp chí Ngân hàng [25]

Dự trữ ngoại hối theo tuần nhập khẩu cho biết mức độ hỗ trợ thanh toán quốc tế của dự trữ ngoại hối, tức là đánh khả năng tài trợ của ngoại hối cho nhu cầu nhập khẩu. Theo IMF, chỉ tiêu này ở khoảng 12 đến 14 tuần nhập khẩu thì quốc gia đó được đánh giá là đủ dự trữ ngoại hối. Bảng 3.2 cho thấy quy mô dự trữ ngoại hối của Việt Nam giai đoạn 2006-2009 đạt mức chuẩn của IMF, riêng năm 2007 dự trữ ngoại hối tăng vọt đạt 23,48 tỷ USD, tương đương với 18 tuần nhập khẩu. Giai đoạn từ sau năm 2008, do suy thoái kinh tế toàn cầu nên quy mô dự trữ ngoại hối giảm mạnh, năm 2011 dự trữ ngoại hối của quốc gia chỉ khoảng 6 tuần nhập khẩu, dưới ngưỡng tiêu chuẩn của IMF.

Quy mô dự trữ ngoại hối giảm trong khi chính phủ liên tục vay thêm nợ mới là nguyên nhân làm cho chỉ tiêu Dự trữ ngoại hối/Nợ ngắn hạn sụt giảm đáng kể, từ 6.380% vào năm 2006 sau 5 năm chỉ còn 187% năm 2010 (Hình 3), trong khi ngưỡng mà Bộ tài chính yêu cầu đối với chỉ tiêu này là phải trên 200%. Đây là

điều đáng lo ngại, cho thấy khả năng chống đỡ đối với các cuộc tấn công ngoại tệ hoặc đối với việc rút vốn ào ạt ra khỏi quốc gia đang suy giảm.

Biểu đồ 3: Dự trữ ngoại hối /Nợ ngắn hạn (%)

Nguồn: Bản tin nợ nước ngoài số 7, Bộ tài chính [8]

Khoảng từ năm 2011, Ngân hàng Nhà nước mua vào lượng lớn ngoại tệ và bơm tiền đồng ra thị trường nhằm bình ổn thị trường tiền tệ, hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng. Động thái này đã làm dự trữ ngoại hối tăng mạnh trở lại, năm 2012 dự trữ ngoại hối ước đạt 25,57 tỷ USD, tương đương 10,5 tuần nhập khẩu và theo báo cáo tình hình thực hiện kinh tế xã hội năm 2013, dự trữ ngoại hối vào khoảng 12 tuần nhập khẩu. Xu thế tăng này là một tín hiệu tốt khi mà chính phủ tiếp tục vay nợ nước ngoài để bù đắp bội chi ngân sách trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ nước ngoài tại việt nam trong điều kiện hiện nay (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)