Trung quốc
Thời kỳ đầu thực hiện cải cách, do dự trữ có hạn lại quá thiếu hụt vốn, Trung Quốc bắt đầu tăng chính sách vay nợ nước ngoài từ các ngân hàng tư nhân phương tây, vay ưu đãi Nhật bản và các tổ chức quốc tế như OECD, World Bank và IMF. Các khoản vay theo diện ODA được đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở và các dự án thuộc lĩnh vực then chốt đã góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước. Tuy nhiên việc khuyến khích vay tràn lan cùng chính sách quản lý lỏng lẻo, bên cạnh việc điều chỉnh liên tục giữa đồng USD và NDT đã khiến chính phủ khó kiểm soát quy mô vay nợ và trả nợ. Từ những năm 90 Trung Quốc bắt đầu đưa ra hàng loạt chính sách điều chỉnh nhằm khắc phục tình trạng này và đã thành công. Theo đó, nhờ có cơ chế điều hành uyển chuyển hợp lý đã cho phép Trung Quốc kiểm soát tốt vấn đề an toàn nợ trong những năm qua. Tổng hợp một số điểm chính:
- Trung Quốc thực hiện thu hút vốn từ các kênh khác để giảm áp lực vay nước ngoài. Thứ nhất, Trung Quốc tận lực thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) để tài trợ cho nhu cầu phát triển trong nước. Phương thức này được đánh giá là khá hiệu quả, nhờ đó mà năm 2011, Trung Quốc là quốc gia được xếp thứ 2 về thu hút FDI, chỉ sau Mỹ. Thứ hai, Trung Quốc khuyến khích việc phát hành cổ phiếu để huy động vốn và quản lý rất chặt chẽ giao dịch này. Bắt đầu từ năm 1920, Trung Quốc đã có các sở giao dịch hàng hóa đầu tiên như Sở giao dịch hàng hóa Thượng Hải, Sở giao dịch hàng hóa Thanh Đảo. Nhưng phải đến tháng 12/1990, khi Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến chính thức đi vào hoạt động thì thị trường chứng khoán nước này mới thực sự sôi động và phát triển vượt bậc. Đồng thời, Ủy ban chứng khoán Trung Quốc cũng xây dựng một hệ thống gần 250 văn bản pháp quy nhằm kiểm soát các giao dịch chứng khoán đi vào khuôn khổ và phục vụ cho các mục tiêu về vốn. Chẳng hạn, cấm pháp nhân mua bán chuyển nhượng cổ phiếu, cá nhân và thể nhân Trung Quốc chỉ được mua cổ phiếu nội tệ, cá nhân chỉ được phép chuyển nhượng cổ phiếu sau thời gian sáu tháng.
- Thực hiện quản lý nợ nước ngoài chặt chẽ hơn, chú trọng vay theo các dự án và các khoản vay có thời hạn dài, hạn chế tối đa vay bù đắp tài chính, hạn chế tự do vay vốn nước ngoài của các cá nhân và doanh nghiệp. Theo đó, Trung Quốc phân chia các đối tượng được vay vốn nước ngoài trên cơ sở đánh giá năng lực, từ đó sẽ áp dụng những quy định và điều kiện cụ thể dành cho mỗi nhóm đối tượng khác nhau, thường doanh nghiệp muốn vay phải đáp ứng được một loạt các điều kiện ngặt nghèo kèm theo, chẳng hạn như kết quả kinh doanh phải có lãi trong 3 năm liên tục, có chế độ kế toán chặt chẽ, số ngoại tệ đảm bảo trả nợ không vượt quá tổng nguồn thu ngoại tệ năm trước đó,…
- Trung Quốc xây dựng một hệ thống thông tin quản lý liên thông giữa các cơ quan quản lý nhằm dễ dàng giám sát hoạt động ngoại hối.
Hy lạp
Hy Lạp là một trường hợp điển hình về yếu kém trong quản lý nợ công, để lại bài học đắt giá cho nhiều quốc gia, buộc các quốc gia đang vay nợ phải nhìn nhận một cách thận trọng về vấn đề này. Khủng hoảng nợ công Hy Lạp nổ ra vào năm 2009, là kết quả của nhiều nhân tố trong nước và nước ngoài. Trước hết, Hy Lạp có tỷ lệ tiết kiệm thấp trong khi lợi tức trái phiếu giảm làm tăng làn sóng bán tháo trái phiếu từ dân chúng. Để tài trợ cho nhu cầu chi tiêu, chính phủ Hy Lạp tăng vay nợ nước ngoài mà không kèm theo bất kỳ chương trình cắt giảm chi tiêu nào. Mức chi tiêu công lớn trong khi thu ngân sách bị co hẹp mạnh đã làm thâm hụt ngân sách lớn, đặc biệt trong khoản thời gian này các ngành kinh tế then chốt của Hy Lạp từ du lịch và vận tải biển bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Thu ngân sách giảm sút còn xuất phát từ nguyên nhân quản lý kinh tế yếu kém, khi mà chính phủ Hy Lạp đã để tình trạng trốn thuế và hoạt động kinh tế ngầm phát triển mạnh mẽ trong thời gian dài. Chính những nguyên do đó đã thôi thúc Hy Lạp tiếp tục vay nợ để bù đắp thâm hụt ngân sách và chi tiêu công. Khi đó, việc gia nhập liên minh Châu Âu đã giúp Hy Lạp tiếp cận nguồn vốn ngoại quá dễ dàng nên chính phủ khá chủ quan, vay nợ mà không quan
tâm đến lập kế hoạch trả nợ, dẫn đến sử dụng nguồn vốn không hiệu quả, nguồn trả nợ không có trong khi các khoản nợ ngày càng phình to hơn do lãi mẹ đẻ lãi con. Cuối cùng, sự thiếu minh bạch trong các số liệu thống kê khiến các nhà đầu tư mất niềm tin và ồ ạt rút vốn khỏi các ngân hàng Hy Lạp, đẩy nước này vào tình trạng khó khăn hơn. Khi các tổ chức quốc tế dừng mọi kế hoạch cho vay thì chính là lúc nợ của Hy Lạp đã vượt tầm kiểm soát. Hy lạp phải tuyên bố vỡ nợ.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Từ hai trường hợp điển hình từ thế giới, có thể rút ra một số kinh nghiệm tham khảo về quản lý nợ nước ngoài như sau:
- Cân đối chi tiêu công, tránh thâm hụt ngân sách. Bài học từ Hy Lạp cho thấy nguyên nhân chủ yếu gây ra khủng hoảng nợ là vấn đề thâm hụt ngân sách kéo dài. Do vậy cần khuyến khích tiết kiệm và có kế hoạch chi tiêu hợp lý trong khu vực công. Phải hoạch định và xây dựng chiến lược nợ công trên cơ sở các dự án cụ thể, kết hợp với các tính toán nhu cầu chi tiêu và kế hoạch thu ngân sách hợp lý, hạn chế xảy ra tình trạng vay nước ngoài để bù đắp ngân sách.
- Tận dụng nguồn vốn hỗ trợ dài hạn có ưu đãi, duy trì cơ cấu nợ phù hợp với năng lực trả nợ trong từng thời kỳ cụ thể, trong đó chú ý tỷ lệ nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn quá nhiều sẽ tạo áp lực trả nợ trong ngắn hạn, chính phủ khó chủ động trong việc huy động nguồn trả, dẫn đến phải tiếp tục vay thêm nợ. Việc đảo nợ sẽ gia tăng gánh nặng nợ, có nguy cơ rơi vào vòng xoáy nợ nần như trường hợp Hy Lạp.
- Đa dạng hóa kênh huy động vốn, giảm sự lệ thuộc vào nguồn vốn vay nước ngoài, trong đó chú ý nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu và FDI. Phát triển quy mô thị trường chứng khoán cần thực hiện song song với việc xây dựng và hoàn thiện thể chế, tạo ra khuôn khổ pháp lý nhằm quản lý hoạt động giao dịch trên thị trường vốn có hiệu quả, lành mạnh, trước tiên là cần phải ban hành luật về chứng khoán.
hóa giao dịch vốn trong khi nhiều doanh nghiệp trong nước năng lực còn yếu kém, rủi ro không trả được nợ cao, không những gây ảnh hưởng lên tăng trưởng kinh tế chung còn khiến sụt giảm hệ số tín nhiệm của quốc gia. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là cấm đoán thành phần kinh tế này tiếp cận nguồn vốn bên ngoài. Hàm ý ở đây là việc tự do hóa giao dịch vốn cần có một lộ trình thích hợp. Lộ trình này phải cần bao nhiêu thời gian thì phải căn cứ vào năng lực quản lý của chính phủ đến đâu, có đảm bảo khống chế được nợ nước ngoài trong tầm kiểm soát của mình hay không.
- Cần minh bạch, công khai thông tin về nợ. Bài học vỡ nợ từ Hy Lạp đã cho thấy việc che giấu các thông tin tài khóa dẫn tới những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Hy Lạp một thời gian dài đã che giấu các số liệu thực về nợ công để có thể gia nhập vào khối Liên minh Châu Âu. Khi sự việc bại lộ, dòng vốn đầu tư ngay lập tức đã dịch chuyển khỏi Hy Lạp, các tổ chức quốc tế hạ bậc tín nhiệm, vấn đề vay nợ vì thế mà khó khăn hơn.
- Cuối cùng, là việc cân đối nguồn ngoại tệ đảm bảo khả năng thanh toán kịp thời. Trung Quốc sở dĩ đảm bảo được nguồn ngoại tệ trả nợ bởi vì là một trong những nước có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới nhờ xuất khẩu tăng trưởng mạnh. Đây là thành công do chiến lược xuất khẩu hợp lý tạo ra. Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích xuất khẩu như trợ giá xuất khẩu, ưu đãi lãi suất và miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Hàng hóa giá rẻ là một ưu thế cạnh tranh nổi bật khiến Trung Quốc có thị trường tiêu thụ rộng khắp, xuất khẩu ròng dương có tác dụng cải thiện cán cân thanh toán đáng kể, khả năng trả nợ do đó cũng cao hơn.
Nhìn chung, mỗi một nền kinh tế trên thế giới có xuất phát điểm không giống nhau, nhu cầu vay nợ và khả năng quản lý nợ cũng khác nhau. Việc áp dụng các kinh nghiệm quản lý nợ nước ngoài từ một quốc gia khác chỉ có tính chất tham khảo, cần phải vận dụng linh hoạt cho phù hợp với tình hình cụ thể trong nước.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương này trình bày cơ sở lý luận chung về nợ nước ngoài và quản lý nợ nước ngoài và đã giải quyết được bốn vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, đưa ra các cách tiếp cận về khái niệm của thuật ngữ nợ nước ngoài ở Việt nam và Quỹ tiền tệ quốc tế, nêu ra những điểm khác nhau và so sánh chúng. Cách hiểu về nợ nước ngoài khác nhau sẽ liên quan đến công tác thống kê nợ của một quốc gia.
Thứ hai, phân tích mối liên quan giữa nợ nước ngoài với các biến số kinh tế vĩ mô, song song đó nêu bật được vai trò của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật cao, các vấn đề an sinh xã hội ở các nước đang và kém phát triển.
Thứ ba, thống kê các cách xác định mức an toàn nợ nước ngoài của hai tổ chức quốc tế là World Bank và IMF, đây là chuẩn mực mà các quốc gia trên thế giới hiện nay đang áp dụng.
Cuối cùng là đúc kết một số kinh nghiệm cho quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam từ hai trường hợp đối lập điển hình trên thế giới.
Chương 2
THỰC TRẠNG NỢ VÀ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2002-2012
2.1. THỰC TRẠNG NỢ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2002- 2012
2.1.1. Quy mô nợ nước ngoài
Biểu đồ 2.1: Nợ nước ngoài khu vực công và được khu vực công bảo lãnh từ 2002- 2012
Nguồn: Bộ tài chính [8], [9]
Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, tính đến hết ngày 31/12/2012, nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP là 41,1%, tương đương 1.094 nghìn tỷ đồng, trong đó nợ nước ngoài của khu vực công và được khu vực công bảo lãnh là 876,9 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 32,9% GDP và 54,3% trong tổng dư nợ nước ngoài. Trong vòng 10 năm kể từ năm 2002, nợ nước ngoài của khu vực công và được khu vực công bảo lãnh đã tăng thêm 32.688 triệu USD (khoảng 732.528 tỷ đồng), tốc độ tăng bình quân năm là 16,3%. Về cơ cấu nợ trong giai đoạn 2002-2012, Biểu đồ 2.1 cho thấy các khoản nợ trực tiếp của chính phủ luôn chiếm tỷ trọng lớn so với nợ chính phủ bảo lãnh, trên 93% từ năm 2006
trở về trước và trên 82% ở các năm sau đó. Điều đáng quan tâm là tỷ trọng nợ được chính phủ bảo lãnh đang ngày càng tăng nhanh, từ mức 3,6% năm 2002 lên 6,6% năm 2006 rồi tăng vọt đến 17,2% năm 2012. Các khoản nợ này là nợ của các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước, thường có lãi suất cao hơn nhiều khoản vay trực tiếp của chính phủ.
Ngoài ra, nếu xét về cơ cấu trong nợ nước ngoài của chính phủ thì phần lớn là nguồn vốn vay ODA, nguồn vốn này có các ưu điểm là lãi suất rất thấp và có một phần viện trợ không hoàn lại nên phù hợp với các nước đang ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển như Việt Nam. Sự hỗ trợ tài chính liên tục của hơn 30 đối tác trong cộng đồng quốc tế đã góp phần làm cho quy mô nợ nước ngoài, nhất là nợ của chính phủ ở Việt Nam gia tăng trong những năm gần đây.
2.1.2. Cơ cấu nợ nước ngoài theo kỳ hạn và lãi suất
Hiện có khoảng hơn 30 nhà tài trợ song phương và đa phương cung cấp nguồn ODA và vốn vay ưu đãi cho Việt Nam, nhưng chỉ khoảng 10 đối tác lớn nhất đã chiếm hơn 80% nguồn vốn tài trợ (gồm Nhật Bản, ADB, IDA,…). Năm 2010, con số tài trợ của nhóm này đã lên đến 95,8% trong tổng nguồn vốn hỗ trợ của chủ nợ chính thức (chiếm tỷ trọng 91,25% tổng dư nợ công nước ngoài). Cơ cấu chủ nợ cũng đang thay đổi theo hướng tăng vay nợ đa phương và giảm dần nợ song phương, từ 58,35% năm 2002 giảm xuống còn 46,66% năm 2010 ở nợ song phương và tăng từ 35,88% lên 44,59% nợ đa phương trong cùng kỳ tính toán.
Số liệu từ Bộ tài chính cũng cho biết nợ nước ngoài của khu vực tư nhân tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có xu hướng tăng dần từ 5,77% năm 2002 lên 8,34% vào năm 2006, đến cuối năm 2010 đã đạt xấp xỉ 8,75%. Đây đa phần là nợ của các tập đoàn và doanh nghiệp được nhà nước bảo lãnh vay vốn. Nợ tư nhân tăng sẽ làm trách nhiệm của chính phủ tăng theo, trong khi các khoản nợ tư nhân thường có lãi suất rất cao. Đối với các khoản nợ chính phủ trực tiếp đi vay, thông thường là các khoản vốn hỗ trợ nên sẽ được áp mức lãi suất thấp cùng thời gian hoàn trả
dài, có thể lên đến 30 năm, do đó áp lực trả nợ cũng ít hơn các khoản vay thương mại khác.
Về biểu lãi suất, các tổ chức quốc tế đưa ra hai loại lãi suất đối với khoản cho vay nước ngoài là lãi suất thả nổi và lãi suất cố định gồm bốn bậc, thấp nhất dưới 1% và cao nhất từ 6-10%. Nợ ở Việt Nam chủ yếu nằm ở mức 2, tức là từ 1- 2,99%. Theo tính toán số liệu năm 2002, có đến 98,6% dư nợ nước ngoài của Việt Nam có lãi suất cố định, trong đó khoảng 73,7% dư nợ có mức lãi suất từ 1%- 2,99% (chủ yếu là các khoản vay viện trợ từ Nhật ); 19,9% dư nợ có lãi suất từ 3 đến 5,99%; khoản vay từ ADB và World Bank có lãi suất rất thấp từ 0,75-1% chiếm tỷ trọng 0,7%; 4,4% còn lại là các khoản nợ có lãi suất cao ở mức từ 6-10% thuộc các doanh nghiệp do nhà nước bảo lãnh. Đến năm 2010, dư nợ có mức lãi suất 1-2,99% tăng lên 76,4% trong khi ở nấc lãi suất cao tiếp theo giảm xuống còn 7,7%. Với lãi suất cố định, con nợ có thể dự toán trước được nghĩa vụ nợ phải trả, điểm bất lợi duy nhất là khả năng lãi suất đồng tiền đi vay hạ thấp dưới mức lãi suất vay vốn, tức là khoản vay đang bị áp mức lãi suất cao hơn thực tế.
2.1.3. Cơ cấu nợ nước ngoài theo loại đồng tiền đi vay
Biểu đồ 2.2: Nợ nước ngoài phân theo loại đồng tiền
Nguồn: Bộ tài chính, Bản tin nợ nước ngoài số 1 và số 7 [8]
Việt nam khá đa dạng về cơ cấu đồng tiền đi vay nhưng phân bố không đồng đều với tỷ lệ cách biệt lớn. Theo thống kê các số liệu của Bộ tài chính từ năm