Tầm quan trọng của quản lý nợ nước ngoài trong bối cảnh hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ nước ngoài tại việt nam trong điều kiện hiện nay (Trang 35)

Lịch sử vay và trả nợ ở các nước phát triển lẫn kém phát triển cho thấy nợ nước ngoài chứa đựng nhiều rủi ro. Thứ nhất, danh mục nợ, đặc biệt là nợ công ngày càng lớn và phức tạp. So với những năm trước, tỷ lệ dư nợ trên GDP cũng có chiều hướng gia tăng nhanh chóng. Nhiều quốc gia không cân đối được chi tiêu công phải liên tục vay thêm nợ dẫn đến mất khả năng thanh toán, làm rối loạn tình hình tài chính quốc gia. Đôi khi còn gây bất ổn kinh tế vĩ mô của nền kinh tế cả khu vực nếu là quốc gia có sức ảnh hưởng lớn. Do đó cần phải có những biện pháp kiểm soát chặt chẽ để tránh những hệ lụy nặng nề trong tương lai. Thứ hai, yếu tố nước ngoài của nợ đã nói lên được sự phụ thuộc vào các biến động trên thị trường tài chính quốc tế. Mỗi một sự thay đổi liên quan đến tỷ giá đồng tiền đi vay, lãi suất, chính sách tài trợ đều ảnh hưởng trực tiếp đến nước tiếp nhận vốn vay. Vì vậy việc xây dựng cơ cấu nợ hợp lý trên các khía cạnh về lãi suất, kỳ hạn và đồng tiền đi vay là rất cần thiết. Hơn nữa, bài học về khủng hoảng nợ công hay tiền lệ của các quốc gia bên bờ vực vỡ nợ là minh chứng tốt nhất cho tầm quan trọng của quản lý nợ nói chung và quản lý nợ nước ngoài nói riêng đối với mỗi một nền kinh tế. Ngoài ra, từ những vấn đề thực tiễn trên có thể hiểu quản lý nợ nước ngoài là tiến trình thiết lập và thực thi chiến lược hoặc kế hoạch vay vốn bởi tư nhân hoặc chính phủ của một quốc gia đối với bên ngoài, nhằm thỏa mãn nhu cầu vốn thiếu hụt và thực hiện các mục tiêu đề ra với một mức chi phí và rủi ro chấp nhận được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ nước ngoài tại việt nam trong điều kiện hiện nay (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)