Cơ cấu nợ nước ngoài theo kỳ hạn và lãi suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ nước ngoài tại việt nam trong điều kiện hiện nay (Trang 44 - 45)

Hiện có khoảng hơn 30 nhà tài trợ song phương và đa phương cung cấp nguồn ODA và vốn vay ưu đãi cho Việt Nam, nhưng chỉ khoảng 10 đối tác lớn nhất đã chiếm hơn 80% nguồn vốn tài trợ (gồm Nhật Bản, ADB, IDA,…). Năm 2010, con số tài trợ của nhóm này đã lên đến 95,8% trong tổng nguồn vốn hỗ trợ của chủ nợ chính thức (chiếm tỷ trọng 91,25% tổng dư nợ công nước ngoài). Cơ cấu chủ nợ cũng đang thay đổi theo hướng tăng vay nợ đa phương và giảm dần nợ song phương, từ 58,35% năm 2002 giảm xuống còn 46,66% năm 2010 ở nợ song phương và tăng từ 35,88% lên 44,59% nợ đa phương trong cùng kỳ tính toán.

Số liệu từ Bộ tài chính cũng cho biết nợ nước ngoài của khu vực tư nhân tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có xu hướng tăng dần từ 5,77% năm 2002 lên 8,34% vào năm 2006, đến cuối năm 2010 đã đạt xấp xỉ 8,75%. Đây đa phần là nợ của các tập đoàn và doanh nghiệp được nhà nước bảo lãnh vay vốn. Nợ tư nhân tăng sẽ làm trách nhiệm của chính phủ tăng theo, trong khi các khoản nợ tư nhân thường có lãi suất rất cao. Đối với các khoản nợ chính phủ trực tiếp đi vay, thông thường là các khoản vốn hỗ trợ nên sẽ được áp mức lãi suất thấp cùng thời gian hoàn trả

dài, có thể lên đến 30 năm, do đó áp lực trả nợ cũng ít hơn các khoản vay thương mại khác.

Về biểu lãi suất, các tổ chức quốc tế đưa ra hai loại lãi suất đối với khoản cho vay nước ngoài là lãi suất thả nổi và lãi suất cố định gồm bốn bậc, thấp nhất dưới 1% và cao nhất từ 6-10%. Nợ ở Việt Nam chủ yếu nằm ở mức 2, tức là từ 1- 2,99%. Theo tính toán số liệu năm 2002, có đến 98,6% dư nợ nước ngoài của Việt Nam có lãi suất cố định, trong đó khoảng 73,7% dư nợ có mức lãi suất từ 1%- 2,99% (chủ yếu là các khoản vay viện trợ từ Nhật ); 19,9% dư nợ có lãi suất từ 3 đến 5,99%; khoản vay từ ADB và World Bank có lãi suất rất thấp từ 0,75-1% chiếm tỷ trọng 0,7%; 4,4% còn lại là các khoản nợ có lãi suất cao ở mức từ 6-10% thuộc các doanh nghiệp do nhà nước bảo lãnh. Đến năm 2010, dư nợ có mức lãi suất 1-2,99% tăng lên 76,4% trong khi ở nấc lãi suất cao tiếp theo giảm xuống còn 7,7%. Với lãi suất cố định, con nợ có thể dự toán trước được nghĩa vụ nợ phải trả, điểm bất lợi duy nhất là khả năng lãi suất đồng tiền đi vay hạ thấp dưới mức lãi suất vay vốn, tức là khoản vay đang bị áp mức lãi suất cao hơn thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ nước ngoài tại việt nam trong điều kiện hiện nay (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)