Các biện pháp hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ nước ngoài tại việt nam trong điều kiện hiện nay (Trang 85)

3.3.1. Cải thiện cán cân thương mại

Rõ ràng tình trạng nhập siêu là một bất lợi đối với tăng trưởng kinh tế và sự bền vững nợ nước ngoài cũng nợ công của Việt Nam. Trên thực tế, giá trị xuất khẩu hàng năm đều tăng lên nhưng nhập khẩu cũng tăng với tốc độ nhanh hơn, vì thế tình trạng nhập siêu mới kéo dài. Trước tình hình đó, Chính phủ cũng đã nỗ lực thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để cải thiện và đạt được một số thành công nhất định, biểu hiện ở việc kim ngạch xuất khẩu bắt đầu tăng mạnh từ những quý đầu năm 2013. Vì vậy để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện một số biện pháp sau:

- Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ. Cơ cấu hàng nhập khẩu vào Việt Nam phần lớn là nguyên vật liệu và máy móc thiết bị phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh trong nước. Chính sách nhập khẩu này duy trì trong một thời gian dài khiến nền kinh tế bị lệ thuộc nhiều vào nhóm mặt hàng đầu vào từ các nước khác, dễ bị tổn thương khi có các cú sốc bên ngoài tác động. Phát triển công nghiệp phụ trợ được thực hiện theo hướng đẩy mạnh sản xuất hàng hóa trong nước, sản xuất

hàng xuất khẩu thay cho nhập khẩu, ưu tiên cho các mặt hàng cơ khí, dệt may, da giày, điện tử, ôtô và đồ gỗ. Cụ thể: cần phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để tiến hành chương trình nội địa hóa phần lớn đầu vào của các doanh nghiệp như tăng cường sản xuất các phụ kiện ô tô xe máy, máy nông nghiệp, hàng cơ điện lạnh; tăng cường sản xuất các phụ kiện, nguyên vật liệu cung cấp cho ngành sản xuất hàng may mặc, giày da… Điều này không những làm giảm sự phụ thuộc nhập khẩu nguồn nguyên vật liệu đầu vào mà còn tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho nền kinh tế. Về phía chính phủ, cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất hàng phụ trợ như xây dựng cơ sở hạ tầng; ưu đãi về thuế, hỗ trợ về thông tin về kỹ thuật công nghệ.

- Từng bước tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp, khắc phục tình trạng trì trệ trong sản xuất kinh doanh. Hiện nay nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng bế tắc do không tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng, hoặc có nguy cơ mất khả năng thanh toán do mức lãi suất quá cao từ những hợp đồng vay trước đó, trong khi kết quả kinh doanh thì ngày càng xấu đi. Với các doanh nghiệp gặp khó khăn vì nợ vay ngân hàng, cần có sự hỗ trợ từ phía các ngân hàng thương mại trong việc nới lỏng hạn mức vay và giãn thời hạn trả nợ cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản và công nghiệp chế biến. Với các doanh nghiệp nhỏ khác, cần có các giải pháp hỗ trợ trong việc tìm kiếm thị trường, miễn, giảm, khoanh nợ thuế nhằm vực dậy hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Nghiên cứu và xây dựng chính sách bảo hộ các ngành sản xuất trong nước thông qua thiết lập rào cản kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu, đảm bảo sự cạnh tranh công bằng trên thị trường nội địa, nhưng vẫn phải phù hợp với các quy định của hiệp ước quốc tế đã ký kết.

- Nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa trong nước thông qua đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị. Đổi mới công nghệ là một yêu cầu mang tính chiến lược, khi mà Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Sản xuất các sản phẩm đáp

ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế sẽ tạo cho doanh nghiệp một nền tảng phát triển lâu dài và tăng uy tín trên thị trường quốc tế.

3.3.2. Tạo môi trường đầu tư thông thoáng

Môi trường đầu tư thuận lợi là nhân tố quan trọng hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn kinh doanh, hoàn toàn phù hợp với mục tiêu giảm lệ thuộc vào vốn vay nước ngoài của chính phủ. Để có được môi trường đầu tư như vậy trước mắt cần phải chấm dứt hai vấn nạn lớn ở Việt Nam hiện nay đó là tham nhũng và vấn đề cải cách thủ tục hành chính. Trong đó:

Về cải cách thủ tục hành chính: đầu tiên là mở rộng thực hiện cơ chế giao dịch một cửa và giao dịch điện tử, tạo sự thuận tiện cho doanh nghiệp và nhân dân. Thứ hai, áp dụng hệ thống đánh giá thủ tục hành chính thông qua hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO đối với các cơ quan hành chính nhà nước các cấp; khâu đánh giá kết quả cũng cần được một cơ quan độc lập xác định nhằm đảm bảo tính khách quan. Thứ ba, phát triển hình thức phản biện xã hội thông qua việc lấy ý kiến của doanh nghiệp, của nhân dân, không những tăng tính dân chủ, minh bạch các thủ tục hành chính mà còn nâng cao ý thức trách nhiệm của cơ quan nhà nước. Cuối cùng, để ngăn chặn những hành vi tiêu cực, lạm quyền, sách nhiễu của cán bộ hành chính: cần có những chế tài thích hợp, không chỉ dừng lại ở phạm vi những mức phạt hành chính thông thường; song song đó là nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức thông qua việc tập huấn và đào tạo kiến thức về pháp lý và chuyên ngành liên quan.

Về hạn chế tham nhũng: một môi trường kinh doanh ổn định, hấp dẫn ngoài chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng và đơn giản hóa thủ tục hành chính, còn phải chú ý xây dựng được một hệ thống pháp luật hoàn thiện, nghiêm minh, công bằng và hiệu quả, nhất là đối với công tác chống tệ nạn tham nhũng trong các dự án đầu tư cũng như đầu tư công. Trong thực tế, các đề án chống tham nhũng được thực thi ở diện rộng từ nhiều năm trước song không mấy hiệu quả. Để khắc phục tình trạng đó, điều then chốt là phải có sự đảm bảo và góp tay của các quan chức lãnh đạo

cấp cao, chấm dứt triệt để tính hình thức, cả nể trong công tác thanh tra, giám sát hiện nay. Khi tham nhũng được hạn chế sẽ làm cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm bỏ đồng vốn hơn khi cảm nhận được rằng họ được bảo vệ bởi pháp luật nước sở tại.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng nợ, quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 2002-2012 và phân tích một số yếu tố kinh tế có khả năng ảnh hưởng đến vay và trả nợ nước ngoài trong thời gian tới, luận văn đã đưa ra một số gợi ý để công tác quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam hiệu quả hơn, gồm:

Thứ nhất là chính sách vay và sử dụng vốn có hiệu quả. Đầu tiên phải xây dựng được một chiến lược nợ phù hợp với tình hình kinh tế trong nước để quản lý nợ được chủ động hơn. Ngoài ra cần phải kiểm soát vốn sử dụng cho các dự án đầu tư công bằng hệ thống văn bản luật và công tác giám sát nghiêm ngặt, đảm bảo nguồn vốn vay phát huy hiệu quả, không thất thoát, lãng phí.

Thứ hai là các giải pháp cải thiện khả năng trả nợ của nhà nước bao gồm thắt chặt các khoản chi tiêu công không cần thiết, nhất là các chi phí quản lý hành chính; đồng thời cải thiện cán cân thanh toán thông qua các biện pháp tăng cường xuất khẩu.

Thứ ba, chính sách về tăng khả năng giám sát an toàn nợ nước ngoài, trong đó chú ý điều chỉnh các chỉ tiêu giám sát từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế và công khai minh bạch thông tin về nợ.

Cuối cùng là tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhất là các nguồn vốn chi phí thấp có tác dụng thay thế dần nguồn vốn ODA đang suy giảm.

KẾT LUẬN

Quản lý nợ nước ngoài luôn được rất nhiều quốc gia quan tâm, bởi lâu nay nợ luôn là nguyên nhân chính của các bất ổn kinh tế nghiêm trọng trong nhiều năm qua và có xu hướng diễn biến ngày càng phức tạp. Nhưng với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam mà nói, vay nợ để tiếp tục phát triển kinh tế xã hội là rất thiết yếu. Cho nên vấn đề đặt ra là làm sao vừa có thể đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư thiếu hụt mà vẫn đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Với mục tiêu nghiên cứu là tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam, luận văn đã giải quyết được một số nội dung cơ bản như sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa những lý luận chung về nợ nước ngoài và quản lý nợ nước ngoài. Xác định vai trò cùng những mặt trái mà việc vay nợ nước ngoài có thể mang đến cho các quốc gia con nợ; đồng thời trình bày các tiêu chuẩn theo thông lệ quốc tế dùng để đánh giá mức độ nợ của một quốc gia, trong đó Khung đánh giá bền vững nợ công của World Bank và IMF được áp dụng phổ biến. Luận văn cũng nêu hai trường hợp điển hình đối lập trong quản lý nợ nước ngoài là Trung Quốc và Hy Lạp, qua đó rút ra một số liên hệ kinh nghiệm thực tiễn.

Thứ hai, phân tích có hệ thống thực trạng nợ và trả nợ của Việt Nam trong giai đoạn 2002-2012; đồng thời sử dụng các khung tiêu chuẩn trong nước và thông lệ quốc tế đánh giá mức an toàn nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay. Từ đó rút ra các nguyên nhân và hạn chế trong quản lý nợ trong thời gian qua.

Cuối cùng, trên cơ sở những lý luận và phân tích thực trạng, luận văn đã đề xuất một số giải pháp để công tác quản lý nợ nước ngoài tại Việt Nam được hiệu quả hơn.

Do năng lực nghiên cứu luôn có hạn nên chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót và còn nhiều vấn đề chưa thể đề cập và trình bày hết được.

Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cô, các anh/chị học viên quan tâm đến lĩnh vực này để luận văn có thể hoàn thiện hơn.Xin chân thành cảm ơn.

DANH SÁCH PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Nợ chính phủ và được chính phủ bảo lãnh từ 2002 - 2012 Phụ lục 2: Nợ nước ngoài của Việt Nam phân theo chủ nợ từ 2002-2010

Phụ lục 3: Cân đối và dự toán ngân sách nhà nước từ năm 2002 đến quý III/2013

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Hạ Thị Thiều Dao (2012), Nợ nước ngoài và quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam, NXB Tài Chính.

2. Mai Thu Hiền và Nguyễn Thị Như Nguyệt (2011), “Tình hình nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, (số 14).

3. Hoàng Thị Nắng Hồng (2013), “Thực trạng nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam”, Tạp chí Kiểm toán Nhà nước, (số 8) -tháng 8/2013.

4. Đỗ Văn Huân (2013), “Hiệu quả của vốn đầu tư: Đầu tư bao nhiêu, từ đâu và vào đâu”, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Kinh tế 2012-2013 Việt Nam và thế giới, tr.15-18.

5. Dương Thị Bình Minh và Sử Đình Thành (2009), “Phương pháp tiếp cận đánh giá hiệu quả quản lý nợ công”, Tạp chí Kinh tế phát triển, số tháng 9/2009.

6. Đặng Hoàng Nam (2013), “Xác định nợ công: Những điểm khác biệt”, Tạp chí Tài chính, (số 9).

7. Nguyễn Hữu Tuấn (2012), “Mối quan hệ nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế Việt Nam”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, (số 4), tr. 21-25.

8. Bộ tài chính, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (từ năm 2007 đến năm 2011), Bản tin nợ nước ngoài số 1-7.

9. Bộ tài chính (năm 2012 và 2013), Bản tin nợ công số 1-2.

10. Bộ tài chính (từ năm 2002 đến tháng 9 năm 2013), Báo cáo quyết toán và Dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm.

11. Bộ tài chính (2011), Thông tư số 56/2011/TT-BTC ngày 29/04/2011: Hướng dẫn phương pháp tính toán các chỉ tiêu giám sát và tổ chức hoạt động giám sát nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia.

12. Chính phủ (2005), Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài (Ban hành kèm theo Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 01/11/2005 của Chính phủ).

13. Chính phủ (2013), Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 04/05/2013 Phê duyệt Chương trình quản lý nợ trung hạn giai đoạn 2013-2015.

14. Ủy ban Kinh tế Quốc hội (2013), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2013 và 3 năm 2011-2013, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2014, số 1499/BC- UBKT13, ngày 18/10/2013.

15. Ủy ban Kinh tế Quốc hội (2013), Báo cáo nghiên cứu RS-05, Nợ công và tính bền vững ở Việt Nam: Quá khứ, hiện tại và tương lai, NXB Tri Thức.

16. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2013), Pháp lệnh Sửa đổi bổ sung Pháp lệnh Ngoại hối số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18/03/2013.

Tài liệu mạng

17. ADB (2013), Government and Governance, Key Indicators for Asia and the Pacific 2013. Website: http://www.adb.org/publications/key-indicators-asia- and-pacific-2013?ref=publications/series/key-indicators-for-asia-and-the- pacific

18. Bộ Công thương, Tổng mức lưu chuyển ngoại thương, cân đối thương mại,

www.moit.gov.vn/vn/Pages/Thongke.aspx?Machuyende=TK&ChudeID=16

19. Bộ Công thương, Tăng trưởng xuất nhập khẩu,

www.moit.gov.vn/vn/Pages/Thongke.aspx?Machuyende=TK&ChudeID=16

20. Catherine Pattillo, Hélène Poirson and Luca Ricci (2002), “External Debt and Growth”, Finance and Development , volume 39, (number 2). Website:

http://www.imf.org/external/pubs/ft/fandd/2002/06/pattillo.htm#author

21. Chính phủ (2013), Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2013, kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm (2011-2015) và nhiệm vụ 2014-2015, http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungtinhhinh thuchien?categoryId=100002927&articleId=10052743

22. Phạm Văn Dũng (2011), Nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế.

23. IMF (2003), External Debt Statistics: Guide for Compilers and Users, p.7-8. Website: http://www.imf.org/external/pubs/ft/eds/eng/Guide/file2.pdf

24. IMF (2013), Kết luận về Đợt Tham khảo Điều IV năm 2013 của IMF với Việt Nam, Bản công bố thông tin cho Công chúng, No.13/304.

www.imf.org/external/lang/vietnamese/np/sec/pr/2013/pr13304v.pdf

25. Lê Thị Tuấn Nghĩa, Phạm Thị Hoàng Oanh (2013), “Quy mô và cơ cấu dự trữ ngoại hối của Việt Nam thời kỳ hậu WTO”, Tạp chí Ngân hàng, số (2+3/2013), tr. 23-27.http://dspace.elib.ntt.edu.vn.

26. Nguyễn Quán, Nợ nước ngoài và làm thế nào để giảm nợ,

www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2&ItemID=5611, cập nhật

ngày 10/10/2006.

27. Phân loại quốc gia theo thu nhập, http://data.worldbank.org/about/country- classifications

28. Siddharth Tiwari and Otaviano Canuto (2012), Revisiting the Debt Sustainability Framework for Low-Income Countries, p.6,

http://www.imf.org/external/np/pp/eng/2012/011212.pdf

29. World Bank, Tiết kiệm quốc gia so với GDP theo nước,

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Nợ chính phủ và được chính phủ bảo lãnh từ 2002 - 2012 (triệu USD)

Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 I. Nợ chính phủ 46,978.07 52,529.01 61,031.96 1. Nợ nước ngoài chính phủ 9,074.88 10,728.95 12,540.16 13,298.58 14,610.15 17,270.60 18,916.05 23,942.51 28,008.30 32,032.50 34,872.20 Trả nợ trong kỳ 775.97 696.02 489.25 532.89 601.53 702.40 820.78 887.23 1,125.59 1,288.83 1,418.86 Trả gốc trong kỳ 592.19 517.89 237.51 316.36 315.58 385.64 517.00 559.32 718.11 800.03 880.88 Trả lãi trong kỳ 183.78 178.13 251.74 216.53 285.95 316.76 303.78 327.91 407.48 488.80 537.98

2. Nợ trong nước của chính phủ 18,969.77 20,496.51 26,159.76

Trả nợ trong kỳ - - - - - - - - 3,577.22 3,895.92 5,284.16

Trả gốc trong kỳ 2,661.05 3,018.19 3,148.39 Trả lãi trong kỳ 916.17 877.73 2,135.77

II. Nợ chính phủ bảo lãnh 11,935.00 13,862.17 16,454.02

1. Nợ nước ngoài được chính phủ

bảo lãnh 338.46 653.60 965.10 909.71 1,031.18 1,981.95 2,900.46 3,986.16 4,732.97 5,611.41 7,229.82

Trả nợ trong kỳ 72.61 79.63 123.19 165.43 162.97 184.50 283.10 403.71 527.50 616.55 876.41

Trả gốc trong kỳ 49.59 55.36 89.81 118.84 119.93 119.19 162.49 247.24 337.52 415.78 644.38

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ nước ngoài tại việt nam trong điều kiện hiện nay (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)