Xây dựng chiến lược vay nợ hợp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ nước ngoài tại việt nam trong điều kiện hiện nay (Trang 76 - 78)

Cơ sở xây dựng chiến lược

Khi mà quy mô nợ nước ngoài, cũng như nợ công đang ngày càng gia tăng và hiệu quả sử dụng vốn vay chưa phát huy hiệu quả tương xứng, thì việc xây dựng một chiến lược nợ nước ngoài để đảm bảo cân đối kinh tế vĩ mô là rất cần thiết. Vấn đề cần quan tâm trong xây dựng chiến lược là quy mô vay bao nhiêu để vừa đáp ứng nhu cầu vốn mà không ảnh hưởng đến an toàn nợ. Để có một kế hoạch vay nợ hợp lý cần phải căn cứ trên hai yếu tố chính, đó là nhu cầu vay và khả năng trả nợ. Trong đó:

- Nhu cầu vay vốn nước ngoài cho khu vực công được ước tính trên cơ sở tổng vốn khiếm hụt cần cho đầu tư công của toàn xã hội trong kỳ tính toán sau khi đã loại trừ vốn giải ngân theo hiệp định từ các nhà tài trợ, các nguồn huy động vốn trong nước và các dòng vốn đầu hợp tác từ tư nhân. Tổng nhu cầu vốn khiếm hụt được tính toán dựa trên dự toán chi phí cho các dự án, chương trình công cộng của nhà nước. Ngoài ra, cần tính thêm vào các khoản nợ gốc, nợ lãi đến hạn nhưng chưa có khả năng thanh toán.

- Khả năng trả nợ chủ yếu dựa vào các dự toán thu ngân sách nhà nước, nhất là nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, vì đây là nguồn thu hạn chế được rủi ro gia tăng gánh nặng nợ từ thay đổi tỷ giá. Thu ngân sách chịu ảnh hưởng trực tiếp của tốc độ tăng trưởng kinh tế, các ước tính về tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ dựa trên các Chiến lược phát triển kinh tế trong từng giai đoạn cụ thể của chính phủ.

Các chỉ tiêu để thực hiện chiến lược vay nợ nước ngoài hiệu quả

Chỉ tiêu chiến lược vay và trả nợ nước ngoài là toàn bộ các yêu cầu đặt ra và cần phấn đấu đạt được trong một thời kỳ cụ thể đối với nợ nước ngoài, kết quả thực hiện chỉ tiêu sẽ là căn cứ đánh giá việc thực hiện chiến lược trong giai đoạn đó có hiệu quả hay không. Căn cứ vào tình hình thực tế về nhu cầu vay, khả năng trả nợ, yêu cầu và nhiệm vụ của nhà nước trong từng thời kỳ thì chiến lược trong thời gian tới cần thực hiện theo các tiêu chí sau:

Thứ nhất, vay vốn nước ngoài hiện nay là để đáp ứng nhu cầu chi ngân sách nhà nước, trong đó các khoản vay ODA sẽ được phân bổ sử dụng đầu tư cho các chương trình, dự án xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng, giao thông, y tế, giáo dục đào tạo và các dự án khác theo chỉ đạo cụ thể của chính phủ trong từng giai đoạn.

Thứ hai, cơ cấu nợ vay điều chỉnh giảm theo hướng tăng nợ vay trong nước để giảm phụ thuộc nợ nước ngoài và áp lực nghĩa vụ nợ hàng năm. Trong đó, dư nợ nước ngoài trên GDP phải điều chỉnh theo ngưỡng của chương trình quản lý nợ trung hạn của chính phủ, tức là giảm xuống dưới 50%.

Thứ ba, các chỉ số nợ phải duy trì trong ngưỡng an toàn mà Bộ tài chính đã đưa ra trong từng thời kỳ. Cụ thể, nợ nước ngoài và nợ công trong giai đoạn 2014- 2020 phải trong phạm vi các ngưỡng an toàn sau:

- Nợ công so với GDP không quá 65%. - Nợ chính phủ so với GDP không quá 55%. - Nợ nước ngoài so với GDP không quá 50%.

- Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài so với giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ không quá 25%.

- Dự trữ ngoại hối nhà nước so với tổng dư nợ nước ngoài ngắn hạn phải lớn hơn 200%.

Tóm lại, xác định nhu cầu vay nợ hợp lý phải nằm trong phạm vi chịu đựng của ngân sách nhà nước, chiến lược vay nợ hợp lý phải được xây dựng và điều chỉnh trong ngắn hạn và dài hạn để có cái nhìn tổng thể hơn nhằm quản lý nợ mang tính chủ động hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ nước ngoài tại việt nam trong điều kiện hiện nay (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)