DSF là một khung được chuẩn hóa phục vụ cho việc hướng dẫn phân tích tính bền vững của nợ công và nợ nước ngoài ở các nước thu nhập thấp. Bộ chỉ số trong DSF là kết quả nghiên cứu có sự tham gia của cả IMF và World Bank. DSF là cơ sở để các quốc gia ra các quyết định vay vốn sao cho hợp lý và an toàn, đồng thời là căn cứ giúp người cho vay định hướng trong quyết định có nên chấp thuận cho các quốc gia gia tăng quy mô nợ hay không.
DSF xếp loại khả năng thể chế và chính sách các nước theo 3 mức yếu, trung bình và mạnh thông qua một chỉ số gọi là chỉ số Đánh giá thể chế và chính sách (CPIA) tương ứng với các ngưỡng dùng để đánh giá mức độ nợ nần. CPIA càng lớn thì khả năng thể chế càng mạnh, ngưỡng nợ càng cao. CPIA là một danh mục gồm 16 chỉ tiêu được nhóm thành bốn mục gồm quản lý kinh tế; chính sách kết cấu; chính sách công bằng và hòa nhập xã hội; các thể chế và quản lý khu vực công. Tùy theo tình trạng hiện tại ứng với từng mục tiêu chuẩn trên mà các quốc gia sẽ được xếp loại bằng cách cho điểm từ 1 (thấp nhất) đến 6 điểm (cao nhất).
Mỗi quốc gia với khả năng thể chế khác nhau sẽ có ngưỡng nợ khác nhau. Ngưỡng nợ kết hợp với nguy cơ nền kinh tế dễ tổn thương từ các yếu tố bên ngoài sẽ xác định được mức rủi ro nợ của mỗi quốc gia. Có 4 mức chính:
- Mức rủi ro thấp: các chỉ số gánh nặng nợ đều thấp dưới ngưỡng.
- Mức rủi ro trung bình: các chỉ số gánh nặng nợ dưới ngưỡng song có thể vượt ngưỡng khi có các cú sốc bên ngoài từ chính sách vĩ mô.
Bảng 1.5: Khung bền vững nợ DSF
(Áp dụng cho nợ nước ngoài khu vực công và được khu vực công bảo lãnh)
Tỷ lệ NPV của nợ so với (%) Tỷ lệ Trả nợ so với (%) GDP Xuất khẩu Thu ngân Sách Xuất khẩu Thu ngân sách Chính sách yếu CPIA = < 3,25 30 100 200 15 25 Chính sách trung bình 3,25 < CPIA < 3,75 40 150 250 20 30 Chính sách mạnh CPIA > = 3,75 50 200 300 25 35 Nguồn: IMF [28, tr.6]
- Mức rủi ro cao: một hoặc nhiều chỉ số gánh nặng nợ vượt ngưỡng. - Vỡ nợ: khi các quốc gia mất khả năng thanh toán nợ.
Để đảm bảo khuôn khổ DSF thích hợp hơn với các tình huống đã thay đổi ở các nước thu nhập thấp, dựa vào DSF, IMF và WB tạo ra bản phân tích bền vững nợ (DSA) riêng cho từng thành viên của HIPCs, giúp các quốc gia thu nhập thấp cân bằng nhu cầu phát triển, đồng thời giúp các tổ chức quốc tế có thể phát huy tối đa hiệu quả các khoản hỗ trợ tài chính.