Đánh giá mức an toàn nợ theo Sáng kiến HIPCs

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ nước ngoài tại việt nam trong điều kiện hiện nay (Trang 55)

Bảng 2.3: Mức an toàn nợ nước ngoài của Việt Nam theo Sáng kiến HIPCs Năm

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Ngưỡng

Giá trị hiện tại Nợ/GDP (%) 32,32 31,28 33,07 30,72 -

Giá trị hiện tại của Nợ/Xuất khẩu (%) 55,08 51,03 50,91 45,96 150 Giá trị hiện tại của Nợ/Thu ngân sách

(%) 116,42 92,48 89,96 81,29 250 Trả Nợ/Xuất khẩu (%) 2,76 2,66 2,17 2,29 15 Trả Nợ/Thu ngân sách (%) 6,53 5,51 4,42 4,85 10 Xuất khẩu/GDP (%) 58,69 61,28 64,95 66,84 ≥ 30 Thu ngân sách/GDP (%) 27,77 33,82 36,76 37,79 ≥ 15

Năm

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Ngưỡng

Giá trị hiện tại Nợ/GDP (%) 24,12 30,79 28,43 -

Giá trị hiện tại của Nợ/Xuất khẩu (%) 35,44 51,41 40,49 150 Giá trị hiện tại của Nợ/Thu ngân sách

(%) 67,56 137,74 101,28 250 Trả nợ/Xuất khẩu (%) 1,57 1,94 2,32 15 Trả nợ/Thu ngân sách (%) 3,80 6,41 5,72 10 Xuất khẩu/GDP (%) 68,06 59,88 70,23 ≥ 30 Thu ngân sách/GDP (%) 35,71 22,35 28,08 ≥ 15 Nguồn: Tạp chí Ngân hàng [2] Xét trong giai đoạn 2004-2010:

- Chỉ tiêu Xuất khẩu/GDP luôn > 57% và chỉ tiêu Thu ngân sách/GDP luôn >21%, do đó đáp ứng được hai điều kiện áp dụng chỉ tiêu về thu ngân sách theo ngưỡng của HIPCs.

- Các chỉ tiêu đánh giá gánh nặng nợ khác của Việt nam trong giai đoạn này đều dưới ngưỡng theo tiêu chuẩn của HIPCs. Cụ thể: chỉ tiêu Giá trị hiện tại của Nợ/Xuất khẩu luôn nhỏ hơn 60% (chuẩn là 150%); chỉ tiêu Giá trị hiện tại của Nợ/Thu ngân sách luôn thấp hơn 150% (chuẩn là 250%); chỉ tiêu Trả nợ/Xuất khẩu luôn thấp hơn 3% (chuẩn là 15%) và chỉ tiêu Trả nợ/Thu ngân sách luôn nhỏ hơn 7% (chuẩn là 10%). Như vậy theo tiêu chuẩn của HIPCs, nợ công của Việt Nam vẫn nằm trong giới hạn an toàn.

2.3.1.2. Đánh giá tính bền vững của nợ theo ngưỡng DSF của World Bank và

Năm 2010, CPIA của Việt nam được chấm 3,86 điểm

. Căn cứ theo ngưỡng CPIA của World Bank và IMF thì thuộc vùng thấp của ngưỡng các nước có chính sách mạnh ( ≥ 3,75). Kết hợp với các chỉ số gánh nặng nợ ở Bảng 2.4, ta có:

Bảng 2.4: Tính bền vững của nợ theo mức ngưỡng phụ thuộc chính sách và thể chế DSF

Chỉ tiêu Năm 2010 Ngưỡng với CPIA ≥ 3.75 Trung bình 2004- 2010 Ngưỡng với 3.25 ≤ CPIA ≤ 3.75 Ngưỡng với CPIA ≤ 3.25

Giá trị hiện tại của

Nợ/GDP (%) 28,43 50 30,10 40 30

Giá trị hiện tại của

Nợ/Xuất khẩu (%) 40,49 200 47,19 150 100

Giá trị hiện tại của

Nợ/Thu ngân sách (%) 101,28 300 98,10 250 200

Trả nợ/Xuất khẩu (%) 2,32 25 2,24 20 15

Trả nợ/Thu ngân sách

(%) 5,72 35 5,32 30 25

Nguồn: Tạp chí Ngân hàng [2]

Xét trong cả giai đoạn từ 2004-2010, giả định rằng Việt nam có CPIA ở mức chính sách trung bình, thì các chỉ tiêu nợ nước ngoài trong giai đoạn này vẫn nằm trong ngưỡng an toàn. Nếu giả định CPIA nằm trong diện chính sách yếu thì chỉ tiêu Giá trị hiện tại của Nợ/GDP của Việt Nam đã vượt ngưỡng, tính bền vững của nợ có thể bị ảnh hưởng khi có các cú sốc từ bên ngoài, trong trường hợp này nợ nước ngoài ở Việt Nam có mức rủi ro trung bình.

Xét riêng trong năm 2010, chỉ số CPIA cho thấy khả năng thể chế và chính sách của chính phủ được đánh giá tốt, do đó năm này có mức ngưỡng nợ cao. So sánh số liệu về gánh nặng nợ trong năm 2010 với mức ngưỡng tương ứng, nợ công của Việt nam vẫn nằm trong giới hạn an toàn, có mức rủi ro thấp.

2.3.2. Hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Nam

Tăng trưởng GDP được hình thành bởi 3 yếu tố: vốn, lao động và năng suất các yếu tố tổng hợp. Đối với các nước đang phát triển nói chung cũng như Việt Nam nói riêng, trong giai đoạn đầu khi nền kinh tế ngoài tài nguyên thiên nhiên thì còn thiếu quá nhiều các yếu tố cần thiết khác, quá trình công nghiệp hóa đất nước thường sẽ được lựa chọn tiến hành theo chiều rộng. Tức là nền kinh tế sử dụng vốn làm yếu tố chính cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên từ những năm của thập niên 90, khi Liên Xô và một số quốc gia phương Tây cắt nguồn viện trợ, trong khi nền kinh tế đang chuyển dần từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường với sự quản lý còn non kém thì đã làm tăng lượng nợ tồn đọng từ những năm trước. Giai đoạn này thật sự rất khó khăn. Chỉ từ năm 1993, Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế tái cơ cấu nợ thì tình hình dần khá lên. Đặc biệt là từ sau khi gia nhập làm thành viên của HIPCs, với nguồn vốn dài hạn có mức ưu đãi khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam bắt đầu cải thiện và tăng mạnh. Đến năm 2010, Việt Nam chính thức thoát nghèo và gia nhập vào hàng ngũ các quốc gia có thu nhập trung bình. Như vậy nguồn vốn nước ngoài đã là nhân tố chủ chốt cho sự phát triển của Việt Nam ngày hôm nay.

Về lợi ích của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng, có thể thấy rõ rệt nhất đó là bổ sung nguồn vốn trong quá trình cải tạo, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng xã hội, là chất xúc tác để thu hút các nguồn vốn khác và kích thích kinh tế phát triển. Tác động tích cực của nợ nước ngoài được thể hiện bằng những thành tựu kinh tế và xã hội mà Việt Nam đạt được trong những năm qua, mà trước tiên là sự tăng trưởng kinh tế liên tục và khá cao so với các nước trong khu vực. Giai đoạn 2002-2006 là khoảng thời gian kinh tế Việt Nam bắt đầu tăng trưởng nóng, tốc độ tăng trưởng GDP có chiều hướng tăng liên tục, bình quân cho cả giai đoạn đạt 7,8%, thấp nhất là 7,08% năm 2002 và cao nhất là 8,23% vào năm 2006. Trong khi đó, tăng trưởng bình quân cùng giai đoạn ở các nước khác trong khu vực chỉ khoảng 6%; cụ thể

Singapore là 6,11% (thấp nhất 3,11% năm 2003 và cao nhất là 8,8% năm 2004); Maylaysia là 5,77%; Philippin là 5,2% và Thái Lan là 5,6%.

Bước sang giai đoạn 2007-2012, tăng trưởng kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng cao ở năm tiếp theo với mức tăng 8,46%, rồi bắt đầu xu thế suy giảm nhanh và liên tục từ cuối năm 2007, bình quân tăng trưởng trong 5 năm kể từ năm 2008 chỉ đạt 5,9%. Đến cuối năm 2012, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ ở mức 5,03%, nằm ở mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Theo đánh giá của một số chuyên gia trong nước, mặc dù tăng trưởng kinh tế giảm song trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn thì đây là mức tăng trưởng hợp lý trong giai đoạn này. Tuy nhiên từ năm 2011, khi nền kinh tế một số nước có khởi sắc và tăng trưởng trở lại thì tăng trưởng Việt Nam vẫn còn chậm. Cụ thể: giai đoạn 2011-2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam bình quân chỉ đạt 5,6%/năm. Trong khi đó, ngoài Brunei (từ 3,4% năm 2011 xuống 0,9% năm 2012) và Singapore (từ 5,2% năm 2011 xuống 1,3% năm 2012) thì các nước khác có chuyển biến tích cực như Myanmar (tăng từ 5,6% năm 2011 lên 7,6% năm 2012), Campuchia (tăng từ mức 7,1% năm 2011 lên 7,3% năm 2012. Đây là một thách thức lớn đối với các nhà điều hành ở Việt Nam. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đã phần nào cho thấy đóng góp của nguồn vốn đầu tư, nhất là các khoản vay nước ngoài ưu đãi. Tuy nhiên, như đã phân tích ở các mục trên, cùng với sự gia tăng quy mô vốn đầu tư, hệ số ICOR cũng tăng và khá cao, có lúc cần phải dành 8 đồng vốn đầu tư để đổi lại 1 đồng tăng thu nhập. Điều đó cho thấy rằng vốn không đem lại hiệu quả tăng trưởng tương xứng. Để nền kinh tế có thể tiến xa hơn nữa, Việt Nam cần đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng chuyển sang chiều sâu, tức là tập trung sử dụng yếu tố công nghệ, tránh để rơi vào bẫy thu nhập trung bình như các nước đang phát triển khác.

2.3.3. Đánh giá tình trạng nợ và hiệu quả quản lý nợ nước ngoài theo tiêu chí của Việt Nam của Việt Nam

2.3.3.1. Đánh giá tình trạng nợ theo tiêu chí giám sát của Bộ tài chính Bảng 2.5: Các chỉ tiêu giám sát nợ của Việt Nam Bảng 2.5: Các chỉ tiêu giám sát nợ của Việt Nam

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Ngưỡng

Nợ công/GDP (%) 56,3 54,9 55,7 65

Nợ chính phủ/GDP (%) 44,6 43,2 43,3 55

Nợ nước ngoài/GDP (%) 42,2 41,5 41,1 50

Trả nợ của Chính phủ /Thu ngân

sách nhà nước (%) 17,6 15,6 14,6 25

Trả nợ nước ngoài/Xuất khẩu (%) 3,4 3,5 3,5 25 Nguồn: Bản tin nợ công số 2, Bộ tài chính [9]

Các chỉ số nợ của Việt Nam đều nằm trong ngưỡng an toàn mà Bộ tài chính yêu cầu trong Chương trình quản lý nợ trung hạn. Tỷ lệ nợ công so với GDP chưa vượt quá mức 57% trong khi mức cho phép là 65%. Tương tự, dư nợ của chính phủ so với thu nhập quốc dân còn cách mức an toàn khoảng 10%; trong khi nợ nước ngoài chỉ cách mức an toàn có 8%. Mặt khác, trong khi nghĩa vụ nợ so với thu ngân sách đang dần giảm thì chỉ tiêu Trả nợ nước ngoài/Xuất khẩu có chiều hướng tăng nhẹ từ 3,4% năm 2010 lên 3,5% năm 2012. Trong khi đó, theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội thì kim ngạch xuất khẩu năm 2012 và đầu năm 2013 đang tăng trở lại, điều này nói lên rằng các khoản nợ nước ngoài đến hạn trong năm này là khá lớn.

Nhìn chung, tuy các chỉ số nợ hiện nay đang ở mức cho phép và còn cách ngưỡng khá xa, song không nên chủ quan khi cho rằng nợ của Việt Nam vẫn an toàn. Nếu nhìn vào những con số nợ nước ngoài của Việt Nam trong thời gian qua, có thể thấy rằng quy mô nợ đang tăng nhanh một cách đáng lo ngại và tồn tại một số yếu tố kém bền vững. Thứ nhất, gánh nặng nợ đang tăng dần trong khi kinh tế còn ảnh hưởng của suy thoái. Ước tính năm 2012, nợ nước ngoài đạt 42.102 triệu USD, với dân số khoảng 88,78 triệu người thì trung bình mỗi người dân ở Việt Nam phải gánh khoảng 474,23 USD, đó là chưa kể nợ chính phủ vay trong nước.

Theo thống kê từ IMF, GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2012 khoảng 1.814 USD, tức là nghĩa vụ nợ chiếm hơn 26% trong tổng thu nhập, đó là một con số đáng quan ngại. Thứ hai, nguồn thu ngân sách đang giảm do tồn tại một số khoản thu không bền vững và dễ chịu tác động từ yếu tố bên ngoài như thu từ dầu thô và thu từ bán tài sản nhà nước. Nguồn thu giảm khiến việc trả nợ khó khăn hơn và có nguy cơ phải vay thêm nợ. Đây là một bài toán nan giải cho ngân sách nhà nước.

2.3.3.2. Đánh giá thực trạng vay và trả nợ của Nhà nước

Đánh giá chung

Bảng 2.6: Tình hình vay và trả nợ nước ngoài của Chính phủ 2006-2012

(triệu USD) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Vay thêm 1.477,11 2.824,60 3.104,08 5.118,03 5.589,47 3.835,25 4.446,32 Gốc Dự kiến - 424,55 527,55 555,21 725,07 809,04 971,95 Thực trả 435,51 504,83 679,49 806,56 1.056,09 800,03 880,88 Lãi Dự kiến - 285,51 305,86 318,98 376,50 522,46 528,24 Thực trả 329 381,07 424,39 484,38 616,23 488,80 537,98 Tổng gốc và lãi phải trả - 710,06 833,41 874,19 1.101,57 1.331,50 1.500,19 Tổng gốc và lãi thực trả 764,51 885,90 1.103,88 1.290,94 1.672,32 1.288,83 1.418,86 Nguồn: Bộ tài chính [8], [9]

Số liệu từ Bảng 2.6 cho thấy, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài đang có xu hướng tăng cao, càng về sau thì sức ép về thời hạn và cường độ trả nợ càng lớn. Tính trung bình từ năm 2006 đến nay, thì hàng năm Việt Nam dành 1.203 triệu USD để

trả nợ gốc và lãi đến hạn, tốc độ tăng bình quân là 19,4%, trong đó năm 2010 có phần trăm thay đổi nợ phải trả cao nhất đến 29,5%. Có hai nguyên nhân chính: thứ nhất là các khoản nợ được cơ cấu lại từ năm 1993 của Việt Nam bắt đầu đến hạn hoàn trả, thứ hai là do chính phủ liên tục nâng trần bội chi để phát triển kinh tế, trong đó quy mô nợ vay nước ngoài ngày càng gia tăng. Tình trạng tăng vay nợ nước ngoài bù đắp bội chi ngân sách đã làm chi trả nợ gốc và nợ lãi thực tế hàng năm luôn cao hơn dự toán. Trong đó chi trả nợ gốc giai đoạn 2007-2010 đã vượt dự toán từ 24-51%, năm 2011 tổng gốc và lãi thực trả có giảm so với năm trước nhưng không đáng kể, năm 2012 chi trả nợ có xu hướng tăng trở lại. Nghĩa vụ nợ tăng nhanh ở Việt Nam ngoài việc tăng vay nợ còn có sự góp phần từ những thay đổi tiêu cực trong tỷ giá hối đoái ở các đồng tiền đi vay chính.

Theo như phân tích ở trên, nợ của Việt Nam chủ yếu tập trung vào các ngoại tệ chính như USD, JPY, EUR; trong khi đó bắt đầu kể từ năm 2002 đồng bản tệ liên tục mất giá đã làm giá trị danh nghĩa của các khoản nợ gốc và lãi phình to lên. Mặc dù gần đây Ngân hàng Nhà nước đã nỗ lực kìm hãm tốc độ tăng giá của USD, tuy nhiên nếu Chính phủ vẫn chủ trương tăng vay nợ thì đây là điều đáng quan ngại, bởi vì hiện nay Việt Nam đã là quốc gia có thu nhập trung bình, các khoản ưu đãi sẽ giảm dần trong thời gian tới, tức là nợ lãi sẽ có xu hướng tăng lên.

Chi trả nợ từ ngân sách nhà nước

Bảng 2.7 cho thấy, trong khi nghĩa vụ trả nợ nước ngoài ngày càng tăng cao thì nợ gốc thực trả của chính phủ so với tổng trả nợ trong kỳ đang ngày càng giảm xuống, từ 92% năm 2002 tuột xuống còn 72% năm 2006 và cuối năm 2012 còn 57%. Trong khi đó tỷ lệ trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp được nhà nước bảo lãnh tăng dần, tỷ trọng chỉ khoảng 8% năm 2002, sau 10 năm đã lên tới 42%, gần ngang bằng với tỷ trọng trả nợ của chính phủ. Như vậy có nghĩa là trong vài năm gần đây, trả nợ nước ngoài chủ yếu là của phía các doanh nghiệp được bảo lãnh. Điều đó cũng cho thấy quy mô nợ của chính phủ đang tăng quá nhanh. Mặt khác, số liệu Bảng 2.7 cũng cho thấy tỷ lệ trả nợ của chính phủ từ chi ngân sách nhà nước đang giảm dần theo thời gian. Như vậy, phần lớn nguồn ngân sách dùng

để chi trả nợ chính phủ vay trong nước, cho thấy chủ trương của chính phủ đối với nợ công là giảm dần sự lệ thuộc vào vay nước ngoài.

Bảng 2.7: Chi trả nợ từ ngân sách nhà nước 2002-2012 Năm Tổng chi trả gốc (tỷ đồng) Tỷ trọng trả nợ chính phủ (%) Tỷ trọng trả nợ tư nhân (%) Trả nợ chính phủ/Ngân sách chi trả nợ (%) 2002 9.842,98 92,3 7,7 - 2003 8.944,42 90,3 9,7 33,6 2004 5.144,49 72,6 27,4 12,1 2005 6.903,58 72,7 27,3 14,5 2006 6.992,11 72,5 27,5 12,4 2007 8.150,48 76,4 23,6 12,7 2008 11.207,51 76,1 23,9 17,2 2009 13.849,44 69,3 30,7 14,7 2010 19.985,19 68,0 32,0 17,0 2011 25.292,50 65,8 34,2 14,9 2012 31.768,12 57,8 42,2 18,3

Nguồn: Bộ tài chính [8], [9], [10] và tác giả tự tính toán

2.3.3.3. Đánh giá công tác quản lý nợ nước ngoài ở khía cạnh khung pháp lý

Các văn bản qui phạm pháp luật cụ thể điều chỉnh hoạt động vay nợ nước ngoài chỉ mới ban hành trong hơn 10 năm trở lại đây, mặc dù Việt Nam đã vay nợ nước ngoài từ vài thập kỷ trước. Văn bản hướng dẫn đầu tiên về vay vốn nước ngoài là Quyết định 02/2000/QĐ-BTC ban hành Quy chế cho vay lại nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ nước ngoài tại việt nam trong điều kiện hiện nay (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)