Công khai, minh bạch thông tin ngân sách và nợ quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ nước ngoài tại việt nam trong điều kiện hiện nay (Trang 79 - 80)

Để quản lý tốt hiệu quả quản lý nợ nước ngoài cũng như ngân sách nhà nước, điều quan trọng đầu tiên là các quốc gia phải công khai minh bạch về vấn đề này. Việc công khai minh bạch không chỉ nâng cao trách nhiệm của chính phủ trong việc thực hiện các chính sách quản lý nợ nước ngoài và điều phối ngân sách nhà nước, mà còn tạo điều kiện để các cơ quan quản lý khác và công chúng có thể giám sát tốt hơn. Công khai và minh bạch thông tin cần chú ý những điểm sau:

- Đối với các dự thảo về ngân sách nhà nước cần phải được đưa ra tham vấn ý kiến rộng rãi với công chúng. Vấn đề này cần phải được đưa vào thành điều khoản của Luật ngân sách nhằm đảm bảo quyền hợp pháp của công chúng được tham gia vào quá trình lập, phê duyệt và thực hiện ngân sách nhà nước.

- Công khai ngân sách và nợ nước ngoài cần phải gắn với minh bạch. Công khai mà không thuyết minh rõ tính xác thực, căn cứ đúng đắn của những vấn đề đã công bố thì thông tin đó không có giá trị. Công khai minh bạch ngân sách nhà nước phải gắn với yêu cầu nâng cao trách nhiệm giải trình nhằm làm giảm thiểu tình trạng phân bổ và sử dụng ngân sách lãng phí, chống tham nhũng… Minh bạch ngân sách và nợ nước ngoài có thể được thực hiện thông qua một cơ quan kiểm toán độc lập và phải được thực hiện thường kỳ. Riêng đối với nợ nước ngoài, việc

kiểm toán phải được thực hiện toàn diện đối với tất cả các khâu của quá trình quản lý nợ từ lúc tính toán nhu cầu vốn vay cho đến khâu đàm phán, ký kết hợp đồng, giải ngân và trả nợ. Kết quả kiểm toán cần phải công khai trên cổng thông tin của Bộ tài chính, nhằm thể hiện rõ sự minh bạch trong quản lý nợ của chính phủ thông qua các số liệu nợ trung thực, đáng tin cậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ nước ngoài tại việt nam trong điều kiện hiện nay (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)