Các văn bản qui phạm pháp luật cụ thể điều chỉnh hoạt động vay nợ nước ngoài chỉ mới ban hành trong hơn 10 năm trở lại đây, mặc dù Việt Nam đã vay nợ nước ngoài từ vài thập kỷ trước. Văn bản hướng dẫn đầu tiên về vay vốn nước ngoài là Quyết định 02/2000/QĐ-BTC ban hành Quy chế cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ được ban hành vào năm 2000 và được sửa đổi lại vào năm 2007. Đối với nguồn vốn ODA, chính phủ đã ban hành một văn bản pháp lý riêng để hướng dẫn và điều phối nguồn vốn này, đó là Nghị định 17/2001/NĐ- CP ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA. Như vậy, cho đến thời điểm này hệ thống văn bản pháp lý về nợ nước ngoài vẫn còn sơ sài và không bao quát. Chỉ đến năm 2005, khi Nghị định 134/2005/NĐ-
ngoài ra đời thì mới có một văn bản pháp lý chính thống điều chỉnh riêng cho đối tượng này tuy chỉ ở hình thức Nghị định, đây cũng là văn bản pháp lý cao nhất có hiệu lực cho đến ngày nay.
Nhìn chung giai đoạn trước năm 2009, có nhiều văn bản pháp lý được ban hành để điều chỉnh cùng một đối tượng, nhưng vẫn chưa có một khuôn khổ pháp lý hay một hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ và đầy đủ về quản lý nợ nước ngoài, cũng như nợ công. Hệ thống văn bản ban hành trước đó có tính lồng ghép với nhau, tuy nhiên còn rất nhiều vấn đề về vay nợ, trả nợ, sử dụng vốn vay chưa có quy định pháp lý điều chỉnh. Hệ thống chỉ tiêu báo cáo, đánh giá và cơ chế thu thập, chia sẻ thông tin và giám sát chưa được xây dựng. Trách nhiệm của các cơ quan trong quản lý nợ chưa đưa ra phân định và phân công rõ ràng.
Cho đến khi Luật Quản lý nợ công, được Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ V thông qua vào tháng 06 năm 2009 thì công tác quản lý nợ mới có tổ chức hơn. Việc ban hành Luật Quản lý nợ công có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động giám sát nợ công cũng như nợ nước ngoài. Luật nợ công đã giải quyết được một số hạn chế mà các văn bản pháp lý trước đó còn chưa làm được. Luật nợ công qui định nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện giám sát nợ công; xây dựng hệ thống các chỉ tiêu để giám sát nợ công và đặc biệt là xây dựng hệ thống thông tin về nợ công nhằm công khai, minh bạch nợ. Như vậy, việc quản lý nợ nước ngoài hiện nay chịu sự điều chỉnh của hai văn bản pháp lý cao nhất là Luật Quản lý nợ công và Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài. Một điểm quan trọng nữa đối với hoạt động giám sát nợ nước ngoài là đã xây dựng được các chiến lược vay nợ và trả nợ nước ngoài cụ thể cho từng giai đoạn phát triển của đất nước, như Quyết định số 150/2006/QĐ-TTg ban hành chương trình hành động của chính phủ thực hiện Chiến lược quốc gia về vay và trả nợ nước ngoài đến năm 2010 và Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 04/05/2013 Phê duyệt Chương trình quản lý nợ trung hạn giai đoạn 2013-2015. Các chiến lược này giúp chính phủ có thể quản lý thống nhất, toàn diện nợ công và nợ nước ngoài của quốc
văn bản pháp lý về nợ nước ngoài cũng như nợ công vẫn không có quy định cụ thể về hạn kỳ công khai thông tin nợ và các chế tài trong công tác quản lý nợ. Đây là những điểm hạn chế làm cho công khai minh bạch nợ ở Việt Nam chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.